➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Ai cũng mong muốn con cái họ sinh ra sẽ khỏe mạnh, thông minh và đẹp đẽ.
Vì vậy, rất nhiều người đã tìm mua các thuốc bổ để dưỡng thai, thuốc nam, thuốc bắc cho an toàn hơn thuốc Tây.
Thực tế về mặt khoa học, khi người mẹ mang thai, cơ thể đòi hỏi nhiều chất bổ để không những nuôi dưỡng cơ thể mình mà còn cung cấp cho sự phát triển và hoàn thiện của thai nhi trong bụng mẹ. Vì thế một trong các công tác chăm sóc trước đẻ cho bà mẹ của người cán bộ y tế là phải thực hiện tư vấn tốt cho bà mẹ có thai về dinh dưỡng sao cho mẹ khỏe mạnh, con phát triển bình thường.
Thực sự bà mẹ có thai có chế độ ăn uống tốt, thức ăn đa dạng cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như đạm, mỡ, bột đường, vitamin và muối khoáng thì không cần phải bổ sung thuốc bổ (hay thuốc dưỡng thai). Bạn sẽ đặt câu hỏi: “Thế tại sao y tế lại khuyên những người có thai cần uống viên sắt và axit folic?”. Sở dĩ có lời khuyên đó vì tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ có thai ở nước ta rất phổ biến, viên sắt và axit folic ngoài việc chống thiếu máu cho thai phụ và thai nhi còn ngăn ngừa một dị tật của thai là nứt đốt sống do thiếu loại axit này.Nhiều người cho rằng uống thuốc bổ là vô hại nhưng không phải. Thuốc bổ Tây y thường được sử dụng là các vitamin nhưng nếu thực sự cơ thể không thiếu thì không cần uống. Uống thừa vitamin thì cơ thể cũng đào thải ra ngoài qua các chất bài tiết (với những vitamin tan trong nước như các vitamin nhóm B, vitamin C); nhưng với các vitamin tan trong dầu (như vitamin A, D, K, E) thì chúng có thể lưu giữ lại trong mỡ và khi dùng nhiều có thể gây ngộ độc, gây dị tật cho thai nhi.Với thuốc nam, thuốc bắc được coi là thuốc “dưỡng thai” thì đều do kinh nghiệm của các ông bà lang. Theo các kinh nghiệm đó có thể các thuốc này không gây nguy hại gì cho bà mẹ cũng như thai nhi, tuy nhiên không một ai có thể biết đích xác trong các chén thuốc dưỡng thai này có những hoạt chất gì.
Đối với Tây y, thuốc đưa ra sử dụng đều là đơn chất, được chiết xuất từ một hợp chất hoặc từ cây cỏ. Các hoạt chất này được làm thuần khiết, được thử nghiệm trên các con vật thí nghiệm về tác dụng cũng như liều dùng rồi phải đem dùng thử trên các nhóm người tự nguyện thấy an toàn mới được đưa ra thị trường. Rất nhiều thuốc men do chưa có được những nhận xét xác đáng, đầy đủ về nguy cơ cho thai nhi đều được khuyên không nên sử dụng cho người có thai hoặc đang nuôi con bú.
Với thuốc nam, thuốc bắc, mỗi chén thuốc có rất nhiều vị; mỗi vị đó chứa không biết bao nhiêu hoạt chất khác nhau làm cho một thang thuốc có thể có tới hàng chục hoặc hàng trăm hoạt chất. Có thể nhiều hoạt chất trong chén thuốc đó không gây hại gì cho thai nhi nhưng chỉ cần một vài chất nào đó có nguy cơ thì đã có thể gây tai biến. Vì vậy tốt nhất khi có thai không nên nghe lời mách bảo của bạn bè để dùng thuốc. Nếu thật sự bạn thấy cơ thể mệt mỏi, “có vấn đề” trong lúc mang thai thì nên đi khám thai và đề nghị thầy thuốc hoặc thầy lang có kinh nghiệm cấp đơn dùng thuốc là an toàn hơn cả.
Vì vậy, rất nhiều người đã tìm mua các thuốc bổ để dưỡng thai, thuốc nam, thuốc bắc cho an toàn hơn thuốc Tây.
Thực tế về mặt khoa học, khi người mẹ mang thai, cơ thể đòi hỏi nhiều chất bổ để không những nuôi dưỡng cơ thể mình mà còn cung cấp cho sự phát triển và hoàn thiện của thai nhi trong bụng mẹ. Vì thế một trong các công tác chăm sóc trước đẻ cho bà mẹ của người cán bộ y tế là phải thực hiện tư vấn tốt cho bà mẹ có thai về dinh dưỡng sao cho mẹ khỏe mạnh, con phát triển bình thường.
Thực sự bà mẹ có thai có chế độ ăn uống tốt, thức ăn đa dạng cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như đạm, mỡ, bột đường, vitamin và muối khoáng thì không cần phải bổ sung thuốc bổ (hay thuốc dưỡng thai). Bạn sẽ đặt câu hỏi: “Thế tại sao y tế lại khuyên những người có thai cần uống viên sắt và axit folic?”. Sở dĩ có lời khuyên đó vì tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ có thai ở nước ta rất phổ biến, viên sắt và axit folic ngoài việc chống thiếu máu cho thai phụ và thai nhi còn ngăn ngừa một dị tật của thai là nứt đốt sống do thiếu loại axit này.Nhiều người cho rằng uống thuốc bổ là vô hại nhưng không phải. Thuốc bổ Tây y thường được sử dụng là các vitamin nhưng nếu thực sự cơ thể không thiếu thì không cần uống. Uống thừa vitamin thì cơ thể cũng đào thải ra ngoài qua các chất bài tiết (với những vitamin tan trong nước như các vitamin nhóm B, vitamin C); nhưng với các vitamin tan trong dầu (như vitamin A, D, K, E) thì chúng có thể lưu giữ lại trong mỡ và khi dùng nhiều có thể gây ngộ độc, gây dị tật cho thai nhi.Với thuốc nam, thuốc bắc được coi là thuốc “dưỡng thai” thì đều do kinh nghiệm của các ông bà lang. Theo các kinh nghiệm đó có thể các thuốc này không gây nguy hại gì cho bà mẹ cũng như thai nhi, tuy nhiên không một ai có thể biết đích xác trong các chén thuốc dưỡng thai này có những hoạt chất gì.
Đối với Tây y, thuốc đưa ra sử dụng đều là đơn chất, được chiết xuất từ một hợp chất hoặc từ cây cỏ. Các hoạt chất này được làm thuần khiết, được thử nghiệm trên các con vật thí nghiệm về tác dụng cũng như liều dùng rồi phải đem dùng thử trên các nhóm người tự nguyện thấy an toàn mới được đưa ra thị trường. Rất nhiều thuốc men do chưa có được những nhận xét xác đáng, đầy đủ về nguy cơ cho thai nhi đều được khuyên không nên sử dụng cho người có thai hoặc đang nuôi con bú.
Với thuốc nam, thuốc bắc, mỗi chén thuốc có rất nhiều vị; mỗi vị đó chứa không biết bao nhiêu hoạt chất khác nhau làm cho một thang thuốc có thể có tới hàng chục hoặc hàng trăm hoạt chất. Có thể nhiều hoạt chất trong chén thuốc đó không gây hại gì cho thai nhi nhưng chỉ cần một vài chất nào đó có nguy cơ thì đã có thể gây tai biến. Vì vậy tốt nhất khi có thai không nên nghe lời mách bảo của bạn bè để dùng thuốc. Nếu thật sự bạn thấy cơ thể mệt mỏi, “có vấn đề” trong lúc mang thai thì nên đi khám thai và đề nghị thầy thuốc hoặc thầy lang có kinh nghiệm cấp đơn dùng thuốc là an toàn hơn cả.