Dưới đây là 10 triệu chứng nguy hiểm khi mang thai:
1. Chảy máu âm đạo, rò rỉ nước ối
Trường hợp này có thể là vô hại nhưng hầu hết nó là dấu hiệu của sảy thai, thai ngoài tử cung hoặc sinh non. Khi thấy xuất hiện những triệu chứng này, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được yên tâm nhất là khi bị chảy máu trên 1 giờ liền.
2. Hoa mắt, chóng mặt
Đây có thể là dấu hiệu thường gặp trong 3 tháng đầu mang thai do chứng ốm nghén nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của bệnh huyết áp thấp thai kỳ. Hãy đến thăm khám bác sĩ nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên.
3. Đau bụng, chuột rút
Đau chân tay và chuột rút là hiện tượng khá phổ biến trong thời gian mang thai do cơ thể bạn phải điều chỉnh để phù hợp khi em bé lớn lên tuy nhiên nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên và là bạn cảm thấy phiền toái, khó chịu, bạn nên đến khám bác sĩ, nhất là khi chúng đi kèm hiện tượng chảy máu âm đạo.
4. Sưng, phù chân tay
Sưng phù mắt cá chân là hiện tượng khá phổ biến trong những thai cuối thai kỳ do áp lực bụng bầu dồn lên đôi chân. Hiện tượng này sẽ trở nên nguy hiểm nếu bạn bị sưng phù nghiêm trọng ở cả tay, chân và quanh bọng mắt. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để kiếm soát được nguy cơ bệnh có thể xảy ra.
5. Tăng cân quá nhanh
Theo các chuyên gia khoa sản, chị em bầu nên tăng cân chậm và ổn định. Nếu tăng cân quá nhanh có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật. Bạn cần đặc biệt chú ý.
6. Gặp vấn đề bất thường khi đi tiểu
Nếu có bất cứ cảm giác nóng rát hoặc đau khi đi tiểu, nước tiểu đổi màu hoặc số lần đi tiểu tăng giảm bất thường bạn cần đi khám bác sĩ. Trong những trường hợp này, có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiểu, mất nước hoặc vấn đề gì đó nguy hiểm.
7. Thai nhi chuyển động quá nhiều hoặc quá ít
Nếu bạn cảm thấy em bé ít di chuyển hoặc di chuyển quá nhiều hơn thường ngày, bạn cần theo dõi cẩn thận trọng vòng 2 giờ và báo cho bác sĩ chuyên khoa biết.
8. Nôn ói nặng
Hầu như chị em trong thời gian mang thai đều bị ốm nghén và nôn ói nhưng hãy cẩn trọng nếu bạn bị nôn ói quá nặng.
9. Không cảm thấy triệu chứng mang thai
Trường hợp này có thể xảy ra với chị em lần đầu mang thai vì chưa có kinh nghiệm, tuy nhiên để được an tâm, bạn nên đến khám bác sĩ để nắm bắt rõ tình hình sức khỏe của mình. Điều này giúp bạn giảm bớt lo lắng trong thai kỳ.
10. Sốt, cảm giác ớn lạnh
Nhiệt độ cơ thể tăng cao bất thường hoặc có cảm giác ớn lạnh trong người là dấu hiệu bạn có thể bị nhiễm trùng hoặc bị cảm sốt. Nhiệt độ cơ thể tăng cao cũng không tốt cho sự phát triển của thai nhi nhất là trong 3 tháng đầu mang thai vì vậy bạn cần đặc biệt chú ý.
1. Chảy máu âm đạo, rò rỉ nước ối
Trường hợp này có thể là vô hại nhưng hầu hết nó là dấu hiệu của sảy thai, thai ngoài tử cung hoặc sinh non. Khi thấy xuất hiện những triệu chứng này, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được yên tâm nhất là khi bị chảy máu trên 1 giờ liền.
2. Hoa mắt, chóng mặt
Đây có thể là dấu hiệu thường gặp trong 3 tháng đầu mang thai do chứng ốm nghén nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của bệnh huyết áp thấp thai kỳ. Hãy đến thăm khám bác sĩ nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên.
3. Đau bụng, chuột rút
Đau chân tay và chuột rút là hiện tượng khá phổ biến trong thời gian mang thai do cơ thể bạn phải điều chỉnh để phù hợp khi em bé lớn lên tuy nhiên nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên và là bạn cảm thấy phiền toái, khó chịu, bạn nên đến khám bác sĩ, nhất là khi chúng đi kèm hiện tượng chảy máu âm đạo.
4. Sưng, phù chân tay
Sưng phù mắt cá chân là hiện tượng khá phổ biến trong những thai cuối thai kỳ do áp lực bụng bầu dồn lên đôi chân. Hiện tượng này sẽ trở nên nguy hiểm nếu bạn bị sưng phù nghiêm trọng ở cả tay, chân và quanh bọng mắt. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để kiếm soát được nguy cơ bệnh có thể xảy ra.
5. Tăng cân quá nhanh
Theo các chuyên gia khoa sản, chị em bầu nên tăng cân chậm và ổn định. Nếu tăng cân quá nhanh có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật. Bạn cần đặc biệt chú ý.
6. Gặp vấn đề bất thường khi đi tiểu
Nếu có bất cứ cảm giác nóng rát hoặc đau khi đi tiểu, nước tiểu đổi màu hoặc số lần đi tiểu tăng giảm bất thường bạn cần đi khám bác sĩ. Trong những trường hợp này, có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiểu, mất nước hoặc vấn đề gì đó nguy hiểm.
7. Thai nhi chuyển động quá nhiều hoặc quá ít
Nếu bạn cảm thấy em bé ít di chuyển hoặc di chuyển quá nhiều hơn thường ngày, bạn cần theo dõi cẩn thận trọng vòng 2 giờ và báo cho bác sĩ chuyên khoa biết.
8. Nôn ói nặng
Hầu như chị em trong thời gian mang thai đều bị ốm nghén và nôn ói nhưng hãy cẩn trọng nếu bạn bị nôn ói quá nặng.
9. Không cảm thấy triệu chứng mang thai
Trường hợp này có thể xảy ra với chị em lần đầu mang thai vì chưa có kinh nghiệm, tuy nhiên để được an tâm, bạn nên đến khám bác sĩ để nắm bắt rõ tình hình sức khỏe của mình. Điều này giúp bạn giảm bớt lo lắng trong thai kỳ.
10. Sốt, cảm giác ớn lạnh
Nhiệt độ cơ thể tăng cao bất thường hoặc có cảm giác ớn lạnh trong người là dấu hiệu bạn có thể bị nhiễm trùng hoặc bị cảm sốt. Nhiệt độ cơ thể tăng cao cũng không tốt cho sự phát triển của thai nhi nhất là trong 3 tháng đầu mang thai vì vậy bạn cần đặc biệt chú ý.