(MegaFun) - Truyện "Tấm - Cám" dù đã được kể, được chuyển thể thành phim, kịch không biết bao nhiêu lần, thậm chí được đưa vào sách giáo khoa nhưng dường như chưa bao giờ "hot" như dạo gần đây.
Công lớn thuộc về một nữ sinh THPT, với bài văn nhập vai theo đề bài cô giáo ra: "Hãy nhập vai Cám để kể lại chuyện Tấm Cám".
Sẽ không có chuyện gì để nói nếu sự "nhập vai" này không bị cô giáo phê là "nhân vật Cám của em quá đáng sợ". Vậy chuyện để nói ở đây là gì?
Cám có ác không? Ác chứ. Cám ác lắm. Không ác thì đã không tranh công của Tấm, không ác thì đã không cướp chồng của Tấm, không ác thì đã không lập mưu cùng mẹ giết chết Tấm...
Việc Cám độc ác thì hẳn ai đọc truyện cũng đều biết. Nhưng có một vài câu hỏi khó đưa ra được một đáp án chắc chắn: Cám ác theo kiểu gì - Kiểu âm hiểm ngấm ngầm hay công khai đanh đá? Ngôn ngữ mà Cám hay dùng thế nào - Chua ngoa bặm trợn hay "miệng nam mô bụng một bồ dao găm"?
Đã không có đáp án chính xác thì tất nhiên mỗi người có đều quyền xây dựng một nhân vật Cám độc ác theo hình dung và cảm nhận của mình. Và Cám của bạn học sinh - tác giả bài văn là một Cám ngoa ngoắt chanh chua. Bạn học sinh này đã phần nào diễn rất đạt vai Cám với những suy nghĩ, hành động và lời nói thể hiện rõ bản chất ấy.
Bài viết của học sinh.
Những câu từ được sử dụng trong bài viết có thể là "chợ búa" nhưng cũng không trách được. Chưa từng có một chuẩn mực về thứ ngôn ngữ mà Cám sử dụng, vậy thì sao có thể đánh giá rằng những câu nói mà bạn học sinh này hư cấu lên là quá ghê gớm? Có thể với bản chất độc ác của mình, Cám còn ghê gớm hơn.
Giáo viên ra đề bài yêu cầu học sinh nhập vai nhưng lại không muốn, hoặc không nhận ra được rằng học sinh đã "diễn" khá tốt nhân vật của mình. Nếu cô thấy sợ với nhân vật Cám của học sinh, vậy chẳng lẽ trong suy nghĩ của cô, Cám trong câu chuyện cổ tích nguyên bản chưa đáng sợ? Rốt cuộc, một nhân vật Cám thế nào mới gọi là "đáng sợ vừa phải"?
Thiết nghĩ, ra một đề văn mở là để các em học sinh mặc sức sáng tạo, suy nghĩ và hành văn theo phong cách riêng của mình. Vậy cách chấm điểm lý tưởng ở đây là phải tôn trọng mọi sự hư cấu của các em. Nếu không muốn học sinh phát triển trí tưởng tượng theo cách "quá đáng sợ", giáo viên có thể đưa thêm điều kiện ràng buộc như "Hãy nhập vai Cám và kể lại câu chuyện sao cho người nghe thấy Cám đáng yêu"… Chẳng hạn thế.
Gốc rễ của sáng tạo là nghĩ khác. Muốn nghĩ khác tức là muốn sáng tạo phải có môi trường. Một đứa trẻ sẽ không dám nghĩ khác nếu môi trường quanh nó không tạo điều kiện, không khuyến khích nó nghĩ khác mọi người, nghĩ khác cô giáo. Tức là, việc cô giáo không dung nạp được những sự thể hiện khác với mình chính là giết chết sáng tạo. Thậm chí là lái tương lai của một đứa trẻ theo một hướng hoàn toàn khác.
Và trong câu chuyện này, có một câu hỏi xuất hiện ngay sau lời phê của cô, đó là: Cám nào mới là Cám của cô?
Công lớn thuộc về một nữ sinh THPT, với bài văn nhập vai theo đề bài cô giáo ra: "Hãy nhập vai Cám để kể lại chuyện Tấm Cám".
Sẽ không có chuyện gì để nói nếu sự "nhập vai" này không bị cô giáo phê là "nhân vật Cám của em quá đáng sợ". Vậy chuyện để nói ở đây là gì?
Cám có ác không? Ác chứ. Cám ác lắm. Không ác thì đã không tranh công của Tấm, không ác thì đã không cướp chồng của Tấm, không ác thì đã không lập mưu cùng mẹ giết chết Tấm...
Việc Cám độc ác thì hẳn ai đọc truyện cũng đều biết. Nhưng có một vài câu hỏi khó đưa ra được một đáp án chắc chắn: Cám ác theo kiểu gì - Kiểu âm hiểm ngấm ngầm hay công khai đanh đá? Ngôn ngữ mà Cám hay dùng thế nào - Chua ngoa bặm trợn hay "miệng nam mô bụng một bồ dao găm"?
Đã không có đáp án chính xác thì tất nhiên mỗi người có đều quyền xây dựng một nhân vật Cám độc ác theo hình dung và cảm nhận của mình. Và Cám của bạn học sinh - tác giả bài văn là một Cám ngoa ngoắt chanh chua. Bạn học sinh này đã phần nào diễn rất đạt vai Cám với những suy nghĩ, hành động và lời nói thể hiện rõ bản chất ấy.
Bài viết của học sinh.
Những câu từ được sử dụng trong bài viết có thể là "chợ búa" nhưng cũng không trách được. Chưa từng có một chuẩn mực về thứ ngôn ngữ mà Cám sử dụng, vậy thì sao có thể đánh giá rằng những câu nói mà bạn học sinh này hư cấu lên là quá ghê gớm? Có thể với bản chất độc ác của mình, Cám còn ghê gớm hơn.
Giáo viên ra đề bài yêu cầu học sinh nhập vai nhưng lại không muốn, hoặc không nhận ra được rằng học sinh đã "diễn" khá tốt nhân vật của mình. Nếu cô thấy sợ với nhân vật Cám của học sinh, vậy chẳng lẽ trong suy nghĩ của cô, Cám trong câu chuyện cổ tích nguyên bản chưa đáng sợ? Rốt cuộc, một nhân vật Cám thế nào mới gọi là "đáng sợ vừa phải"?
Thiết nghĩ, ra một đề văn mở là để các em học sinh mặc sức sáng tạo, suy nghĩ và hành văn theo phong cách riêng của mình. Vậy cách chấm điểm lý tưởng ở đây là phải tôn trọng mọi sự hư cấu của các em. Nếu không muốn học sinh phát triển trí tưởng tượng theo cách "quá đáng sợ", giáo viên có thể đưa thêm điều kiện ràng buộc như "Hãy nhập vai Cám và kể lại câu chuyện sao cho người nghe thấy Cám đáng yêu"… Chẳng hạn thế.
Gốc rễ của sáng tạo là nghĩ khác. Muốn nghĩ khác tức là muốn sáng tạo phải có môi trường. Một đứa trẻ sẽ không dám nghĩ khác nếu môi trường quanh nó không tạo điều kiện, không khuyến khích nó nghĩ khác mọi người, nghĩ khác cô giáo. Tức là, việc cô giáo không dung nạp được những sự thể hiện khác với mình chính là giết chết sáng tạo. Thậm chí là lái tương lai của một đứa trẻ theo một hướng hoàn toàn khác.
Và trong câu chuyện này, có một câu hỏi xuất hiện ngay sau lời phê của cô, đó là: Cám nào mới là Cám của cô?
P.A