Ngày cá tháng tư, còn gọi là ngày nói dối, là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước. Ngày 1 tháng 4 là ngày được chú ý ở nhiều nước trên thế giới như Pháp, Hoa Kỳ, Ireland, Anh, Canda, Úc, New Zealand…Nhưng không ai biết chính xác ngày “CÁ THÁNG TƯ” có nguồn gốc từ đâu và từ khi nào. Và nước Pháp, quốc gia được nhiều người công nhận chính là chiếc nôi sinh ra ngày “CÁ THÁNG TƯ.”
Trước đây, người Pháp đón năm mới ngày 25/3 và kéo dài trong 8 ngày. Những trò vui lên tới đỉnh điểm vào ngày 1/4. Đến năm 1582, lịch Gregory được đưa vào sử dụng, dưới triều đại vua Charles IX. Theo đó, năm mới bắt đầu từ ngày 1/1.
Tuy nhiên, do phương tiện liên lạc thời đó còn lạc hậu, người ta truyền tin chủ yếu bằng cách chạy bộ, nên nhiều người nhận được tin đổi lịch chậm mất vài năm. Những người khác, tuy biết vẫn không chấp nhận lịch mới và tiếp tục đón năm mới vào ngày1/4. Trò ngoan cố này bị quy là “ngớ ngẩn” và trở thành trò cười cho thiên hạ.
Cùng với thời gian, trò đùa vào ngày 1/4 trở thành truyền thống và lan từ Pháp sang Anh và Scotland (thế kỷ 18). Người Anh và người Pháp, đưa tục lệ nói dối sang các thuộc địa ở Bắc Mỹ. Từ đó, ngày Cá tháng Tư trở thành một lễ hội quốc tế được chấp nhận ở nhiều nước khác nhau. Người dân ở mỗi quốc gia tiếp nhận truyền thống này, theo những cách riêng, “đóng dấu bản quyền” để trêu gia đình và bạn bè..
Những trò đùa của ngày Cá tháng Tư có thể chỉ rất đơn giản (“bạn chưa buộc dây giày kìa”) nhưng cũng có khi gây ra hậu quả nghiêm trọng (như vặn đồng hồ của cậu bạn cùng phòng chậm tới một tiếng). Dù đùa kiểu gì, kẻ lừa gạt vẫn hoàn toàn vô tội bằng cách nói với “nạn nhân”: “Ngày Cá tháng Tư mà”.
Chúc mọi người ngày “CÁ THÁNG TƯ” vui vẻ, lừa được nhiều “CÁ” nhưng đừng để trở thành “CÁ” nhé. (Smile and be happy).
Trước đây, người Pháp đón năm mới ngày 25/3 và kéo dài trong 8 ngày. Những trò vui lên tới đỉnh điểm vào ngày 1/4. Đến năm 1582, lịch Gregory được đưa vào sử dụng, dưới triều đại vua Charles IX. Theo đó, năm mới bắt đầu từ ngày 1/1.
Tuy nhiên, do phương tiện liên lạc thời đó còn lạc hậu, người ta truyền tin chủ yếu bằng cách chạy bộ, nên nhiều người nhận được tin đổi lịch chậm mất vài năm. Những người khác, tuy biết vẫn không chấp nhận lịch mới và tiếp tục đón năm mới vào ngày1/4. Trò ngoan cố này bị quy là “ngớ ngẩn” và trở thành trò cười cho thiên hạ.
Cùng với thời gian, trò đùa vào ngày 1/4 trở thành truyền thống và lan từ Pháp sang Anh và Scotland (thế kỷ 18). Người Anh và người Pháp, đưa tục lệ nói dối sang các thuộc địa ở Bắc Mỹ. Từ đó, ngày Cá tháng Tư trở thành một lễ hội quốc tế được chấp nhận ở nhiều nước khác nhau. Người dân ở mỗi quốc gia tiếp nhận truyền thống này, theo những cách riêng, “đóng dấu bản quyền” để trêu gia đình và bạn bè..
Những trò đùa của ngày Cá tháng Tư có thể chỉ rất đơn giản (“bạn chưa buộc dây giày kìa”) nhưng cũng có khi gây ra hậu quả nghiêm trọng (như vặn đồng hồ của cậu bạn cùng phòng chậm tới một tiếng). Dù đùa kiểu gì, kẻ lừa gạt vẫn hoàn toàn vô tội bằng cách nói với “nạn nhân”: “Ngày Cá tháng Tư mà”.
Chúc mọi người ngày “CÁ THÁNG TƯ” vui vẻ, lừa được nhiều “CÁ” nhưng đừng để trở thành “CÁ” nhé. (Smile and be happy).