Dịch Vụ Khách Hàng
http://alo24h.com.vn/Trang-chu.html
Hội họa, trò chơi tạo hình - lắp ráp, hoạt động lồng ghép lao động... vừa giúp phát triển về thể lực, trí tuệ và nhân cách.
Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM, khi tham gia trò chơi nào đó, trẻ buộc phải phục tùng những yêu cầu nhất định bắt nguồn từ ý đồ chung của cuộc chơi. Từ đó các em phải điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp. Tận dụng đặc điểm này, phụ huynh nên tổ chức cho các bé các dạng trò chơi theo kiểu "chơi mà học". Thông qua đó, giúp bé nhận thức được nhiều điều về thế giới xung quanh.
Đặc biệt trẻ ở độ tuổi mẫu giáo (3 đến 6 tuổi), người lớn càng tạo điều kiện thuận lợi cho các em tham gia vào các trò chơi phong phú, đa dạng bao nhiêu, càng giúp trẻ phát triển về thể lực, trí tuệ và nhân cách bấy nhiêu.
Trò chơi giúp trẻ học cách lập kế hoạch, cùng thảo luận, thực hiện ý định xây dựng của cả nhóm hoặc biết bảo vệ phương án xây dựng của mình.
Ảnh: Thi Ngoan.
Thạc sĩ Minh giới thiệu một số dạng trò chơi giúp trẻ phát triển trí não, thể chất và nhân cách như sau:
1. Hoạt động với đồ vật – công cụ
Hội họa:
Hình vẽ của trẻ mẫu giáo thường không giống đối tượng. Trẻ thường bỏ qua nhiều chi tiết hoặc thêm vào chi tiết thừa, hoặc tỷ lệ không đúng. Những đặc điểm trên được giải thích rằng bé thường tập trung miêu tả cái làm cho mình xúc động trước.
Xu hướng sử dụng màu trong quá trình phát triển hoạt động vẽ: Trẻ sử dụng màu một cách tùy tiện do tri giác màu sắc bằng cảm xúc và do thích màu này hơn màu kia. Vì thế, trẻ thường sử dụng màu yêu thích để vẽ đối tượng chứ không phải để diễn tả màu thực của đối tượng.
Trong tranh vẽ, trẻ thể hiện thái độ của mình đối với nội dung vẽ: Bé mô tả những điều đẹp đẽ bằng các màu sắc rực rỡ, vẽ cẩn thận còn những gì không đẹp bằng màu tối, các em sẽ vẽ cẩu thả.
Khi được học vẽ một cách đúng đắn, có thể hình thành ở trẻ:
- Kỹ năng quan sát đối tượng một cách trình tự.
- Kỹ năng tách ra những nét đặc trưng của đối tượng.
- Phát triển tri giác có mục đích và các thao tác tư duy.
- Tính tích cực và năng lực sáng tạo ở trẻ.
Lưu ý: Nếu xem xét các tranh vẽ của trẻ mà cha mẹ/thầy cô nhận thấy toàn những màu sắc tối, thiếu những nét cơ bản, bố cục không hợp lý… chứng tỏ trẻ đang có những rối nhiễu về mặt tâm lý. Lúc này người lớn nên đưa trẻ đi khám tại khoa tâm lý của các bệnh viện nhi.
2. Hoạt động xây dựng:
Hoạt động xây dựng giúp trẻ thấy rằng các bộ phận của đối tượng liên kết với nhau không chỉ theo hình thức bên ngoài mà còn theo logic bên trong của chính nó. Chẳng hạn, nếu vật cao và có những bộ phận chìa ra ngoài (cần cẩu) thì chúng phải được giữ thăng bằng bằng một đế nặng (bệ của cần cẩu).
Các kiểu hoạt động xây dựng:
Lắp ráp theo mẫu
- Trẻ nhìn người lớn xây dựng mẫu (căn nhà, ôtô, máy bay…), trẻ có thể phân biệt được các chi tiết để lắp ráp theo mẫu của người lớn.
- Trẻ nhìn mẫu và tự ráp theo mẫu (mô hình hoặc dưới dạng hình vẽ): đòi hỏi trẻ phải có khả năng nhìn thấy hiện thực đằng sau hình vẽ.
Lưu ý: Người lớn cần giúp trẻ có khả năng theo dõi, tách các bộ phận cơ bản của đối tượng, lựa chọn các chi tiết cơ bản và lắp ráp theo logic bên trong của vật đó.
Lắp ráp theo các điều kiện hoặc các nhiệm vụ
Cha mẹ cần đề ra nhiệm vụ dùng vật liệu xây dựng để lắp giá treo tranh vẽ, xây nhà cho gấu bông... Sau đó dạy trẻ biết tính tới các điều kiện, đưa hoạt động của bé vào tổ chức nhất định.
Bên cạnh đó, nên tạo cho các em niềm hứng thú đối với sự thay đổi (xuất phát từ cùng một điều kiện có thể đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau). Từ đó giúp hình thành ở trẻ những biểu tượng khái quát, mềm dẻo.
Lắp ráp theo ý định riêng
Trẻ xây dựng công trình không chỉ để giống một đối tượng nào đó, mà còn vì để chơi với công trình này. Các em thường tạo ra công trình vừa giống thật, vừa phù hợp với trò chơi của trẻ nhằm phát triển tính chủ động, sáng tạo. Trò chơi này giúp trẻ học cách lập kế hoạch, cùng thảo luận, thực hiện ý định xây dựng của cả nhóm hoặc biết bảo vệ phương án xây dựng của mình.
3. Hoạt động học tập
Nên cho bé tiếp cận các nội dung xoay quanh những tri thức tiền khoa học, tri thức của đời sống, của môi trường xung quanh, ví dụ giải thích hiện tượng mưa một cách đơn giản bằng cách đậy miếng kính bên trên ly nước nóng... Nhờ thế trẻ có thể học nhanh, mọi lúc, mọi nơi và học thông qua trò chơi.
Thông qua hoạt động học tập, biểu tượng về thế giới của các em sẽ tăng lên, nảy sinh tính ham hiểu biết, hứng thú nhận thức. Trẻ sẽ đặt ra nhiều câu hỏi có tính khám phá, tìm tòi hơn. Hoạt động này cũng tập dần cho trẻ biết học một cách chủ định, có mục đích và biết phải làm những điều không theo ý thích. Cuối cùng, giúp bé hình thành kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá công việc một cách đúng đắn.
Lưu ý:
Cha mẹ chỉ xem việc học tập của con là hoạt động bổ trợ cho sự phát triển chứ không nên xem là hoạt động chủ đạo của trẻ. Không nên ép trẻ học, hạn chế bắt trẻ tập viết quá nhiều vì cổ tay của trẻ lúc này chưa hoàn thiện.
4. Hoạt động lồng ghép lao động
Ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo chỉ mới có khái niệm về những hình thức lao động sơ đẳng, ví dụ:
- Lao động tự phục vụ: ba tuổi, trẻ có nhu cầu bắt chước người lớn làm một số công việc trong sinh hoạt; bốn tuổi rưỡi, trẻ có thể tham gia những công việc chung trong gia đình như quét nhà, lau bàn ghế.
- Lao động công ích: dọn dẹp đồ chơi, phòng học, sân trường; giúp cô chăm sóc các em nhỏ hơn.
- Làm đồ chơi...
Những hoạt động này thu hút sự hứng thú tham gia của trẻ và có giá trị giáo dục cao.
Ở dạng hoạt động này, người chăm sóc trẻ cần lưu ý: Điều quan trọng không phải là làm cho hoạt động lao động của trẻ đạt kết quả cao, mà chủ yếu là để bé hiểu thế nào là lao động và giá trị của lao động.
Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM, khi tham gia trò chơi nào đó, trẻ buộc phải phục tùng những yêu cầu nhất định bắt nguồn từ ý đồ chung của cuộc chơi. Từ đó các em phải điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp. Tận dụng đặc điểm này, phụ huynh nên tổ chức cho các bé các dạng trò chơi theo kiểu "chơi mà học". Thông qua đó, giúp bé nhận thức được nhiều điều về thế giới xung quanh.
Đặc biệt trẻ ở độ tuổi mẫu giáo (3 đến 6 tuổi), người lớn càng tạo điều kiện thuận lợi cho các em tham gia vào các trò chơi phong phú, đa dạng bao nhiêu, càng giúp trẻ phát triển về thể lực, trí tuệ và nhân cách bấy nhiêu.
Trò chơi giúp trẻ học cách lập kế hoạch, cùng thảo luận, thực hiện ý định xây dựng của cả nhóm hoặc biết bảo vệ phương án xây dựng của mình.
Ảnh: Thi Ngoan.
Thạc sĩ Minh giới thiệu một số dạng trò chơi giúp trẻ phát triển trí não, thể chất và nhân cách như sau:
1. Hoạt động với đồ vật – công cụ
Hội họa:
Hình vẽ của trẻ mẫu giáo thường không giống đối tượng. Trẻ thường bỏ qua nhiều chi tiết hoặc thêm vào chi tiết thừa, hoặc tỷ lệ không đúng. Những đặc điểm trên được giải thích rằng bé thường tập trung miêu tả cái làm cho mình xúc động trước.
Xu hướng sử dụng màu trong quá trình phát triển hoạt động vẽ: Trẻ sử dụng màu một cách tùy tiện do tri giác màu sắc bằng cảm xúc và do thích màu này hơn màu kia. Vì thế, trẻ thường sử dụng màu yêu thích để vẽ đối tượng chứ không phải để diễn tả màu thực của đối tượng.
Trong tranh vẽ, trẻ thể hiện thái độ của mình đối với nội dung vẽ: Bé mô tả những điều đẹp đẽ bằng các màu sắc rực rỡ, vẽ cẩn thận còn những gì không đẹp bằng màu tối, các em sẽ vẽ cẩu thả.
Khi được học vẽ một cách đúng đắn, có thể hình thành ở trẻ:
- Kỹ năng quan sát đối tượng một cách trình tự.
- Kỹ năng tách ra những nét đặc trưng của đối tượng.
- Phát triển tri giác có mục đích và các thao tác tư duy.
- Tính tích cực và năng lực sáng tạo ở trẻ.
Lưu ý: Nếu xem xét các tranh vẽ của trẻ mà cha mẹ/thầy cô nhận thấy toàn những màu sắc tối, thiếu những nét cơ bản, bố cục không hợp lý… chứng tỏ trẻ đang có những rối nhiễu về mặt tâm lý. Lúc này người lớn nên đưa trẻ đi khám tại khoa tâm lý của các bệnh viện nhi.
2. Hoạt động xây dựng:
Hoạt động xây dựng giúp trẻ thấy rằng các bộ phận của đối tượng liên kết với nhau không chỉ theo hình thức bên ngoài mà còn theo logic bên trong của chính nó. Chẳng hạn, nếu vật cao và có những bộ phận chìa ra ngoài (cần cẩu) thì chúng phải được giữ thăng bằng bằng một đế nặng (bệ của cần cẩu).
Các kiểu hoạt động xây dựng:
Lắp ráp theo mẫu
- Trẻ nhìn người lớn xây dựng mẫu (căn nhà, ôtô, máy bay…), trẻ có thể phân biệt được các chi tiết để lắp ráp theo mẫu của người lớn.
- Trẻ nhìn mẫu và tự ráp theo mẫu (mô hình hoặc dưới dạng hình vẽ): đòi hỏi trẻ phải có khả năng nhìn thấy hiện thực đằng sau hình vẽ.
Lưu ý: Người lớn cần giúp trẻ có khả năng theo dõi, tách các bộ phận cơ bản của đối tượng, lựa chọn các chi tiết cơ bản và lắp ráp theo logic bên trong của vật đó.
Lắp ráp theo các điều kiện hoặc các nhiệm vụ
Cha mẹ cần đề ra nhiệm vụ dùng vật liệu xây dựng để lắp giá treo tranh vẽ, xây nhà cho gấu bông... Sau đó dạy trẻ biết tính tới các điều kiện, đưa hoạt động của bé vào tổ chức nhất định.
Bên cạnh đó, nên tạo cho các em niềm hứng thú đối với sự thay đổi (xuất phát từ cùng một điều kiện có thể đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau). Từ đó giúp hình thành ở trẻ những biểu tượng khái quát, mềm dẻo.
Lắp ráp theo ý định riêng
Trẻ xây dựng công trình không chỉ để giống một đối tượng nào đó, mà còn vì để chơi với công trình này. Các em thường tạo ra công trình vừa giống thật, vừa phù hợp với trò chơi của trẻ nhằm phát triển tính chủ động, sáng tạo. Trò chơi này giúp trẻ học cách lập kế hoạch, cùng thảo luận, thực hiện ý định xây dựng của cả nhóm hoặc biết bảo vệ phương án xây dựng của mình.
3. Hoạt động học tập
Nên cho bé tiếp cận các nội dung xoay quanh những tri thức tiền khoa học, tri thức của đời sống, của môi trường xung quanh, ví dụ giải thích hiện tượng mưa một cách đơn giản bằng cách đậy miếng kính bên trên ly nước nóng... Nhờ thế trẻ có thể học nhanh, mọi lúc, mọi nơi và học thông qua trò chơi.
Thông qua hoạt động học tập, biểu tượng về thế giới của các em sẽ tăng lên, nảy sinh tính ham hiểu biết, hứng thú nhận thức. Trẻ sẽ đặt ra nhiều câu hỏi có tính khám phá, tìm tòi hơn. Hoạt động này cũng tập dần cho trẻ biết học một cách chủ định, có mục đích và biết phải làm những điều không theo ý thích. Cuối cùng, giúp bé hình thành kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá công việc một cách đúng đắn.
Lưu ý:
Cha mẹ chỉ xem việc học tập của con là hoạt động bổ trợ cho sự phát triển chứ không nên xem là hoạt động chủ đạo của trẻ. Không nên ép trẻ học, hạn chế bắt trẻ tập viết quá nhiều vì cổ tay của trẻ lúc này chưa hoàn thiện.
4. Hoạt động lồng ghép lao động
Ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo chỉ mới có khái niệm về những hình thức lao động sơ đẳng, ví dụ:
- Lao động tự phục vụ: ba tuổi, trẻ có nhu cầu bắt chước người lớn làm một số công việc trong sinh hoạt; bốn tuổi rưỡi, trẻ có thể tham gia những công việc chung trong gia đình như quét nhà, lau bàn ghế.
- Lao động công ích: dọn dẹp đồ chơi, phòng học, sân trường; giúp cô chăm sóc các em nhỏ hơn.
- Làm đồ chơi...
Những hoạt động này thu hút sự hứng thú tham gia của trẻ và có giá trị giáo dục cao.
Ở dạng hoạt động này, người chăm sóc trẻ cần lưu ý: Điều quan trọng không phải là làm cho hoạt động lao động của trẻ đạt kết quả cao, mà chủ yếu là để bé hiểu thế nào là lao động và giá trị của lao động.