Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện trung ương quân đội 108 cho biết, theo dược lý học hiện đại, lá sen có chứa các chất như Roemerine, Nuciferine, Nornuciferine, D- N- Methylcoclaurine, Anonaine, Liriodenine, isoquercitrin, Gluconic acid... Trên mô hình thực nghiệm chuột gây tăng cholesterol máu bằng chế độ ăn, nước sắc lá sen có tác dụng làm giảm cholesterol rõ rệt.
Nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy dịch chiết lá sen có thể điều trị hội chứng rối loạn lipid máu khi dùng liên tục 3 đợt, mỗi đợt 20 ngày, đạt hiệu quả 91,3 %. Với những người béo phì, mỗi ngày hãm uống 9g lá sen thay trà liên tục trong 3 tháng có tác dụng giảm béo khá tốt.
Theo y học cổ truyền, lá sen vị đắng, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, chỉ khát sinh tân, thăng phát thanh dương và cầm máu. Lá sen thường được dùng để chữa các chứng đi lỏng do thử thấp, chóng mặt, phù thũng, nôn ra máu, cháy máu cam, băng lậu huyết, đại tiện ra máu, chóng mặt sau khi sinh con...
Theo y học cổ truyền, lá sen vị đắng, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, chỉ khát sinh tân, thăng phát thanh dương và cầm máu. Lá sen thường được dùng để chữa các chứng đi lỏng do thử thấp, chóng mặt, phù thũng, nôn ra máu, cháy máu cam, băng lậu huyết, đại tiện ra máu, chóng mặt sau khi sinh con...
Kinh nghiệm dùng lá sen hãm uống thay trà hoặc uống tro lá sen để phòng chống béo phì, làm cho thân hình thon thả, gọn đẹp đã được người xưa biết đến từ rất lâu và ghi lại trong các y thư cổ như Bản thảo bị yếu, Bản thảo cương mục, Trấn nam bản thảo, Nhật dụng bản thảo...
Lá sen có vị trí khá đặc biệt đối với cuộc sống hiện đại khi người ta, do ăn quá nhiều đồ bổ béo và lười vận động thể lực, đang lo sợ trước căn bệnh béo phì và tình trạng rối loạn lipid máu, một hội chứng có tính nền tảng để tạo nên các căn bệnh tim mạch đáng sợ như thiểu năng mạch vành, nhồi máu cơ tim, rối loạn tuần hoàn não...