Có 4 yếu tố quan trọng xuất phát từ bà mẹ sẽ ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của bào thai, tác động đến sức khỏe sau này của em bé.
[h=2]1. Tuổi tác của người mẹ[/h] Thời gian sinh con tốt nhất của người phụ nữ là từ 25 đến 30 tuổi. Nếu sinh sớm hơn, trước 25 tuổi sẽ làm cho cơ thể người mẹ ngừng lớn, hạn chế phát triển, vì phải “chia sẻ” phần mình cho bào thai. Điều này có nghĩa là tầm vóc, chiều cao của người mẹ khi mang thai sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến tầm vóc, chiều cao của con.
[h=2]2. Sức khỏe của bà mẹ[/h] Sức khỏe của mẹ sẽ quyết định sức khỏe của con. Nếu mẹ khỏe mạnh sẽ đẻ ra những đứa con khỏe mạnh. Trong thời gian có thai, nếu mẹ bị cúm, sốt phát ban, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp, sẽ dễ sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh. Khi mẹ đang có những bệnh mạn tính như sốt rét, viêm gan, thấp tim, phù thận, cần phải chữa khỏi bệnh rồi mới mang thai. Có một số bệnh di truyền, mẹ mang các gen bệnh trong người nhưng vì thể ẩn nên không biểu hiện thành bệnh (như một số các bệnh nột tiết và di truyền, chuyển hóa). Trong trường hợp này bà mẹ cần đến gặp các thầy thuốc nhi khoa về di truyền học, nội tiết học để có lời khuyên và những biện pháp chẩn đoán sớm khi quyết định có nên mang thai hay không.
[h=2]3. Dinh dưỡng của người mẹ[/h] Khi có thai, người mẹ vừa ăn cho mình, vừa ăn cho con. Thành phần dinh dưỡng lúc này không chỉ cần số lượng, ăn nhiều, đủ mà người mẹ phải ăn đủ chất (nhất là chất đạm) mới bảo đảm sự phát triển của bào thai. Người mẹ cần bổ sung thêm rau xanh, hoa quả vì trong đó sẽ cho nhiều chất khoáng như sắt, đồng, kẽm, canxi, photpho cũng như các loại vitamin, nếu thiếu những thứ này sẽ bị thiếu máu, còi xương, thiếu vitamin A, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ, còi xương, mù lòa do thiếu vitamin A…
[h=2]4. Điều kiện lao động của mẹ[/h] Khi có thai, ngoài năng lượng tiêu hao do lao động, người mẹ còn phải dành một phần đáng kể năng lượng cho phát triển thai nhi và dự trữ để sinh sữa cho con bú sau này.
Cuối thai kỳ, bà mẹ phải tăng cân được 12kg trở lên, 3 tháng đầu chỉ tăng 1kg, 3 tháng thứ hai tăng 5kg, 3 tháng cuối mỗi tháng tăng 2kg. Số cân nặng này chia cho bào thai, rau thai, nước ối và máu hết 7,5kg, 5kg còn lại được chuyển vào mô mỡ dự trữ để tiết sữa nuôi con.
Nếu mẹ chỉ tăng được 6-7kg trong thời kỳ mang thai thì sau sinh, khả năng sinh sữa của bà mẹ rất ít, điều này sẽ ảnh hưởng đến em bé.
[h=2]1. Tuổi tác của người mẹ[/h] Thời gian sinh con tốt nhất của người phụ nữ là từ 25 đến 30 tuổi. Nếu sinh sớm hơn, trước 25 tuổi sẽ làm cho cơ thể người mẹ ngừng lớn, hạn chế phát triển, vì phải “chia sẻ” phần mình cho bào thai. Điều này có nghĩa là tầm vóc, chiều cao của người mẹ khi mang thai sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến tầm vóc, chiều cao của con.
[h=2]2. Sức khỏe của bà mẹ[/h] Sức khỏe của mẹ sẽ quyết định sức khỏe của con. Nếu mẹ khỏe mạnh sẽ đẻ ra những đứa con khỏe mạnh. Trong thời gian có thai, nếu mẹ bị cúm, sốt phát ban, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp, sẽ dễ sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh. Khi mẹ đang có những bệnh mạn tính như sốt rét, viêm gan, thấp tim, phù thận, cần phải chữa khỏi bệnh rồi mới mang thai. Có một số bệnh di truyền, mẹ mang các gen bệnh trong người nhưng vì thể ẩn nên không biểu hiện thành bệnh (như một số các bệnh nột tiết và di truyền, chuyển hóa). Trong trường hợp này bà mẹ cần đến gặp các thầy thuốc nhi khoa về di truyền học, nội tiết học để có lời khuyên và những biện pháp chẩn đoán sớm khi quyết định có nên mang thai hay không.
[h=2]3. Dinh dưỡng của người mẹ[/h] Khi có thai, người mẹ vừa ăn cho mình, vừa ăn cho con. Thành phần dinh dưỡng lúc này không chỉ cần số lượng, ăn nhiều, đủ mà người mẹ phải ăn đủ chất (nhất là chất đạm) mới bảo đảm sự phát triển của bào thai. Người mẹ cần bổ sung thêm rau xanh, hoa quả vì trong đó sẽ cho nhiều chất khoáng như sắt, đồng, kẽm, canxi, photpho cũng như các loại vitamin, nếu thiếu những thứ này sẽ bị thiếu máu, còi xương, thiếu vitamin A, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ, còi xương, mù lòa do thiếu vitamin A…
[h=2]4. Điều kiện lao động của mẹ[/h] Khi có thai, ngoài năng lượng tiêu hao do lao động, người mẹ còn phải dành một phần đáng kể năng lượng cho phát triển thai nhi và dự trữ để sinh sữa cho con bú sau này.
Cuối thai kỳ, bà mẹ phải tăng cân được 12kg trở lên, 3 tháng đầu chỉ tăng 1kg, 3 tháng thứ hai tăng 5kg, 3 tháng cuối mỗi tháng tăng 2kg. Số cân nặng này chia cho bào thai, rau thai, nước ối và máu hết 7,5kg, 5kg còn lại được chuyển vào mô mỡ dự trữ để tiết sữa nuôi con.
Nếu mẹ chỉ tăng được 6-7kg trong thời kỳ mang thai thì sau sinh, khả năng sinh sữa của bà mẹ rất ít, điều này sẽ ảnh hưởng đến em bé.