Chăm sóc Sức khỏe phụ nữ mang thai & canxy

Xinh

Nhớ!
Thành viên VIP
User ID
9
Tham gia
30 Tháng sáu 2012
Bài viết
4,597
Điểm tương tác
12
Tuổi
29
Địa chỉ
Việt Nam
Đồng
270,651
Khi mang thai, người mẹ không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết mỗi ngày thì bào thai sẽ lấy lượng canxi thiếu đó từ chính xương của cơ thể mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của mẹ. Sẽ có khoảng 30g canxi được chuyển từ cơ thể mẹ đến bào thai trong toàn bộ quá trình thai kì và 80% quá trình này xảy ra trong 3 tháng cuối.

Sữa là nguồn cung cấp canxi rất tốt cho bà bầu

Vai trò của canxi

Khi mang thai, bé trong bụng mẹ rất cần canxi để xây dựng xương và răng khỏe mạnh. Canxi cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tim, hệ thần kinh, cơ, góp phần giữ nhịp tim ổn định. Nếu bạn không cung cấp đủ canxi, thai nhi sẽ lấy canxi từ xương của cơ thể mẹ và điều này sẽ làm suy yếu sức khỏe của bạn sau này. Một nghiên cứu khoa học của các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch có đối tượng là các bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi cũng cho thấy, nếu mẹ thu nạp đủ lượng canxi trong khi mang thai thì bé sinh ra cũng giảm nguy cơ bị huyết áp cao và đau tim trong tương lai.
Hàm lượng canxi cần thiết

- Phụ nữ trên 18 tuổi: 1000 miligram (mg)/ngày trước, trong và sau khi mang thai.
- Phụ nữ từ 18 tuổi trở xuống: 1300mg.
Ngay cả khi đã sinh con hoặc cai sữa cho bé, bạn cũng cần chú ý đến lượng canxi thu nạp hàng ngày. Chúng ta cần canxi và các chất khoáng để giữ cho hệ xương luôn khoẻ, bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh loãng xương khi bước vào tuổi trung niên.
Nguồn thực phẩm giàu canxi

Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm hàng đầu giàu canxi. Ngoài ra, các thực phẩm khác như cá, ngũ cốc, nước trái cây, đậu nành, bánh mì, đồ uống được làm từ gạo, hải sản… cũng chứa rất nhiều canxi. Dưới đây là bảng thành phần canxi có trong các loại thực phẩm, giúp bạn dễ dàng tính toán được lượng canxi thu nạp từ các bữa ăn mỗi ngày:


[TD="width: 295"] Tên thực phẩm
[TD="width: 144"] Lượng thực phẩm
[TD="width: 151"] Lượng canxi


[TD="width: 295"]Sữa không kem
[TD="width: 144"]200ml
[TD="width: 151"]488mg


[TD="width: 295"]Sữa chua hoa quả tách béo
[TD="width: 144"]200ml
[TD="width: 151"]345mg


[TD="width: 295"]Cá mòi (hầm nhừ nguyên xương)
[TD="width: 144"]85g
[TD="width: 151"]324mg


[TD="width: 295"]Nước cam
[TD="width: 144"]200ml
[TD="width: 151"]300mg


[TD="width: 295"]Pho mát gruye
[TD="width: 144"]30g
[TD="width: 151"]287mg


[TD="width: 295"]Pho mát Ý
[TD="width: 144"]30g
[TD="width: 151"]222mg


[TD="width: 295"]Cá hồi đóng hộp (hầm nhừ nguyên xương)
[TD="width: 144"]85g
[TD="width: 151"]181mg


[TD="width: 295"]Rau bina (chân vịt) đã chế biến
[TD="width: 144"]100ml
[TD="width: 151"]136mg


[TD="width: 295"]Củ cải xanh đã chế biến
[TD="width: 144"]100ml
[TD="width: 151"]98mg


[TD="width: 295"]Bánh ngô
[TD="width: 144"]2 cái
[TD="width: 151"]92mg


[TD="width: 295"]Vừng
[TD="width: 144"]1 thìa
[TD="width: 151"]88mg


[TD="width: 295"]Quả hạnh
[TD="width: 144"]100g
[TD="width: 151"]245mg


[TD="width: 295"]Sữa chua
[TD="width: 144"]175ml
[TD="width: 151"]300mg


[TD="width: 295"]Sữa chua đông lạnh
[TD="width: 144"]100ml
[TD="width: 151"]100mg


[TD="width: 295"]Kem
[TD="width: 144"]100ml
[TD="width: 151"]85mg


[TD="width: 295"]Sữa đậu nành
[TD="width: 144"]200ml
[TD="width: 151"]300mg


[TD="width: 295"]Đậu phụ
[TD="width: 144"]100ml
[TD="width: 151"]250mg


[TD="width: 295"]Cá trắng nhỏ
[TD="width: 144"]100g
[TD="width: 151"]~ 300 – 800mg


[TD="width: 295"]Cá trồng
[TD="width: 144"]100g
[TD="width: 151"]300mg


[TD="width: 295"]Sữa sôcôla
[TD="width: 144"]100g
[TD="width: 151"]220mg


[TD="width: 295"]Bánh mỳ
[TD="width: 144"]100g
[TD="width: 151"]~ 150mg


[TD="width: 295"]Bông cải xanh
[TD="width: 144"]200ml
[TD="width: 151"]70mg


Những lưu ý khi uống viên nang canxi

Phụ nữ có thai thường được khuyên uống viên nang canxi. Nhà dinh dưỡng học Yondi Lee tại tổ chức Ascension Healing (Singapore) khuyên chị em nên uống viên nang canxi vì “ Rất khó để thu nạp đủ lượng canxi cần thiết từ chế độ ăn hàng ngày”. Bà Lee cũng cho biết thêm, chị em cần cân đối lượng canxi với kẽm và vitamin B để cơ thể có thể hấp thụ được hoàn toàn.
Chia nhỏ số lượng thành nhiều lần trong ngày: Nếu bạn đang uống viên nang canxi thì hãy chia lượng thuốc uống một ngày ra làm nhiều lần, vì cơ thể chỉ có thể hấp thu khoảng 500mg canxi một lúc.
Không uống quá liều: Bổ sung canxi khi mang thai là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng đừng uống quá liều vì dễ dẫn đến tác dụng ngược. Thu nạp quá nhiều canxi dễ khiến bạn bị táo bón, gia tăng nguy cơ sỏi thận, cản trở cơ thể hấp thu sắt và kẽm từ các loại thực phẩm khác. Lượng canxi bạn nạp vào cơ thể một ngày từ tất cả các nguồn (thực phẩm, viên nang, nước) không nên quá 2500mg/ngày. (Nước khoáng đóng chai chứa khoảng 208mg/ lít).
Uống đúng thời điểm: Viên nang canxi được sản xuất từ nhiều hợp chất chứa canxi, hầu hết là canxi citrate và canxi carbonate. Canxi citrate là dạng cơ thể dễ hấp thu nhất và có thể uống giữa các bữa ăn. Canxi carbonate có hàm lượng canxi cao, tuy nhiên chất này đòi hỏi dạ dày phải tiết ra nhiều axit hơn để hoà tan nên tốt nhất, bạn hãy uống viên nang trong bữa ăn.
Chọn loại không chì: Khi mua viên nang bổ sung canxi, bạn cũng cần đọc kĩ nhãn mác sản phẩm vì một số loại chứa một lượng nhỏ chì (viên nang được sản xuất từ xương bột, san hô hay dolomite) có thể có hại cho thai nhi. Để chắc chắn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để chọn loại không chì an toàn cho cả mẹ và bé.
 

Nguyen_Hai_Yen

New member
User ID
47910
Tham gia
28 Tháng ba 2014
Bài viết
9
Điểm tương tác
0
Tuổi
34
Đồng
0
Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, nên bổ sung thêm vitamin và khoáng chất giúp bảo vệ sức khoẻ cho mẹ và thai nhi, hỗ trợ sự phát triển của mắt và não bộ thai nhi.

Một số vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ trước, trong và sau khi mang thai:

1. Sắt: Sắt đóng vai trò chính trong việc tạo hồng cầu, giúp cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh và là chất khoáng quan trọng cho sự phát triển của nhau thai.

2. Acid Folic: Rất cần thiết cho quá trình sản sinh ra tế bào mới, đặc biệt là tế bào máu. Việc thiếu hụt axid folic đối với phụ nữ trong giai đoạn mang thai có thể dẫn đến dị tật ống thần kinh ở em bé phát triển trong thời kỳ mẹ mang thai.

3. Vitamin B12: Là một chất rất quan trọng đối với cơ thể, bởi nó chính là “chất xúc tác” để hình thành nên ADN trong cơ thể con người. Ngoài ra nó còn có khả năng tạo gen di truyền, sản sinh ra các tế bào máu và giúp cho hệ thần kinh luôn ổn định và khỏe mạnh.

4. Vitamin D: Làm tăng sự hấp thu calcium ở ruột và huy động calcium từ xương vào máu, tăng sự hấp thu ion calcium.

5. Magnesium, Vitamin B6: Giúp giảm buồn nôn, nôn ở phụ nữ mang thai.

6. Vitamin B1, Vitamin B5: Giúp phát triển các bộ phận cơ thể của em bé phát triển trong thời kỳ mẹ mang thai và hệ thần kinh, nhất là ở những tuần đầu của thai kỳ.

7. Vitamin B2 (Riboflavin): Cần thiết cho thai nghén, nhu cầu cho phụ nữ mang thai là 1,8 mg mỗi ngày. Tác động sinh hóa của Vitamin B2 trước hết đến cấp tế bào, giúp cho sự chuyển hóa acid béo và nhiều acid amin chủ yếu khác. Khi thiếu vitamin B2 thì có tổn thương ở da và niêm mạc miệng, mũi, hậu môn, hay lưỡi, chảy nước mắt, chuột rút, chậm lớn, dễ sảy thai, có thể gây dị dạng ở trẻ sơ sinh. Nếu cơ thể thừa vitamin B2 sẽ loại trừ ra ngoài theo nước tiểu nên không có dấu hiệu thừa vitamin B2.

8. Vitamin B3 (Niacine hay vitamin PP): Cần thiết để đồng hóa tốt đường, đạm và mỡ, tham gia vào nhiều hệ thống enzym, chủ yếu để chuyển hóa tế bào. Nhu cầu về vitamin B3 cho phụ nữ mang thai là 20mg mỗi ngày. Nếu thiếu vitamin B3 thì phát sinh bệnh Pellagra có đặc trưng là tổn thương ở da và niêm mạc…

9. Vitamin C: Giúp bảo vệ các tế bào không bị phá hủy. Vitamin C còn giúp cơ thể tăng cường hấp thụ chất sắt và hệ miễn dịch, giúp thai phát triển khỏe mạnh.

10. Vitamin A: Loại vitamin này hỗ trợ các cơ quan sinh sản, hoạt động như một nội tiết tố trong quá trình mang thai, giúp điều hòa sự phát triển tế bào và em bé phát triển trong thời kỳ mẹ mang thai.

11. Vitamin E: Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các tế bào hồng cầu và tăng cường hệ miễn dịch ở thai phụ. Đặc biệt trong giai đoạn 8-10 tuần của thai kỳ, em bé phát triển trong thời kỳ mẹ mang thai sẽ tích lũy vitamin E để chống lại oxy hóa.

12. Calcium: Đây là chất cần thiết cho xương và răng của thai phụ, em bé phát triển trong thời kỳ mẹ mang thai, giúp ngăn ngừa tình trạng huyết khối.

13. Kẽm: Rất cần thiết cho sự phát triển của các tế bào em bé phát triển trong thời kỳ mẹ mang thai đồng thời thúc đẩy quá trình sản sinh ra enzyme như insulin trong cơ thể phụ nữ mang thai.

14. DHA: Có tên gọi đầy đủ là Docosa Hexaenoic Acid, một acid béo thuộc nhóm omega-3. Đây là một chất rất quan trọng nhưng cơ thể không tự tổng hợp được mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm. DHA tạo ra độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác giúp phát triển trí não.

15. Taurine: Taurine thuộc nhóm các acid amin có gốc sulfur (lưu huỳnh), là một trong những acid amin đóng vai trò quan trọng trong cơ thể và thiết yếu đối với sự phát triển trí não, mắt.

(theo aladin.com.vn)
 

lananh8xpub

Thành viên VIP
User ID
75253
Tham gia
19 Tháng mười hai 2014
Bài viết
321
Điểm tương tác
3
Đồng
500,000
E cũng bổ sung sữa, dinh dưỡng và các loại khác nhưng không hợp đổi sang mấy loại rồi mà vẫn không ăn thua xong e chuyển sang dùng Gs mamavit mà thấy đỡ hơn hẳn các loại khác. Uống vào không thấy khó chịu mà không có mùi tanh của dầu cá, kích thước viên nhỏ nên rất dễ uống :D e dùng đến hộp thứ 2 rồi đấy
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom