➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé khóc, đó cũng là một trong các cách biểu đạt của bé. Vậy vì sao bé khóc? Làm thế nào khi bé khóc? Bố mẹ phải đọc hiểu tiếng khóc của bé mới có thể chăm sóc bé tốt hơn…
Vì sao bé khóc?
Các nghiên cứu cho thấy, khoảng một nửa số trẻ sơ sinh sẽ gào khóc hơn 2 tiếng mỗi ngày, 1/5 sẽ khóc liên tục và lặp đi lặp lại hành động đó. Các bác sĩ cho biết, khóc là phản ứng bản năng của trẻ. Trẻ sơ sinh vì chưa có năng lực biểu đạt ngôn ngữ nên gào khóc chính là phương thức quan trọng để chúng biểu lộ tình cảm, phản ứng với các kích thích của thế giới bên ngoài, khóc cũng là hình thức biểu đạt yêu cầu và mong muốn của trẻ, mang đầy sắc màu tình cảm phong phú.
Những tiếng khóc khác nhau biểu thị những yêu cầu và phản ứng khác nhau, các ông bố bà mẹ trẻ nên làm quen và hiểu thứ ngôn ngữ đặc thù này thông qua việc quan sát sắc mặt và phân biệt tiếng khóc, căn cứ vào độ cao thấp, khỏe yếu của tiếng khóc, biểu hiện của khuôn mặt và mức độ khua chân múa tay của bé để có được sự phán đoán tổng hợp, quan sát tỉ mỉ, có như vậy bạn mới có thể hiểu được chính xác cũng như tìm ra nguyên nhân và ý nghĩa thực sự mà tiếng khóc muốn truyền tải.
Bố mẹ phải đọc hiểu tiếng khóc của bé mới có thể chăm sóc bé tốt hơn.
Phân biệt tiếng khóc của trẻ
Thông tin mà tiếng khóc của trẻ muốn truyền tải có rất nhiều tầng, có thể chia làm 3 loại, đó là: nhu cầu sinh lý, phản ứng tâm lý và trạng thái bệnh lý. Khi trẻ khóc nhất định phải làm rõ tiếng khóc đó của trẻ thuộc nguyên nhân nào, những tiếng khóc thuộc về nhu cầu tâm, sinh lý được coi là bình thường, bạn hãy xoa dịu trẻ bằng thái độ quan tâm, yêu thương. Còn nếu tiếng khóc do bệnh lý gây ra thì phải đi khám bác sĩ.
Khóc do nhu cầu sinh lý thường do những nguyên nhân sau đây gây ra: tã bẩn hoặc ẩm ướt, đến giờ uống sữa, khát, quá nóng hoặc quá lạnh, quá ồn ào, ánh sáng quá sáng hoặc quá tối. Những tiếng khóc xuất phát từ nhu cầu sinh lý này rất dễ giải quyết, chỉ cần bạn đáp ứng yêu cầu của trẻ là được.
Tiếng khóc do nhu cầu tâm lý tương đối nhỏ, đôi khi bé nhìn bạn chằm chằm hoặc giơ hai tay tay ra biểu đạt bé chỉ muốn được bế, chỉ cần có người chơi cùng. Lúc này bạn chỉ cần trêu đùa, nịnh bé là bé sẽ nín khóc ngay. Khi người lớn ôm ấp bé sẽ khiến bé cảm thấy thỏa mãn và vui vẻ, bởi vậy các ông bố bà mẹ nên ôm ấp bé thật nhiều trước khi bé tròn 2 tuổi để bé cảm nhận được sự yêu thương của bạn.
Tiếng khóc do bệnh lý. Ví dụ tiếng khóc của bé sắc và chói tai hơn bình thường hoặc bé nắm tay, đá chân, ủ rũ, bất an, ôm thế nào cũng không nín thì có thể bé đã bị bệnh. Khi cơ thể không thoải mái sẽ gây ra cảm giác đau, vì chưa biết nói nên bé sẽ dùng ngôn ngữ cơ thể và tiếng khóc để biểu đạt, hơn nữa tiếng khóc sẽ rất sắc và chói tai. Hệ thống tiêu hóa, đường hô hấp, các vấn đề về da, não, hệ thống sinh dục, trúng độc kim loại nặng và trúng độc thuốc, người lớn hút thuốc hoặc thuốc phiện đều sẽ gây ra tiếng khóc bất thường ở bé.
Làm thế nào khi bé khóc?
Bụng đói là nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ khóc, do đó, cho trẻ uống sữa là phương pháp hiệu quả nhất để ngắt tiếng khóc của bé, đôi khi cũng có thể cho bé uống một chút nước, bởi cũng có thể bé khát nước. Tã của bé ẩm ướt hoặc sau khi đại tiện bé cũng sẽ gào khóc không ngừng, lúc này bạn chỉ cần thay tã sạch cho bé, bé thấy thoải mái sẽ lập tức nín ngay.
Chuyển dịch sự chú ý của bé cũng là phương pháp hiệu quả để ngắt cơn khóc của bé. Phần lớn trẻ đều có phản ứng với âm thanh, một số đồ chơi phát ra những âm thanh vui tai đều sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ và giúp trẻ bình tĩnh trở lại. Một chiếc gương nhỏ cũng có hiệu quả tương tự, nhìn thấy mình trong gương, vì hiếu kỳ và cảm thấy hứng thú bé cũng sẽ “giữ yên lặng”. Đưa cho trẻ một vài đồ vật có màu sắc sặc sỡ như tranh ảnh, trẻ có thể sẽ nhìn say sưa mà quên khóc, hoặc bế bé ra ngoài chơi, đây đều là những phương pháp hay giúp chuyển dịch sự chú ý của trẻ. Ngoài ra, việc bắt chước động tác của trẻ, trêu đùa trẻ hoặc làm mặt xấu cho trẻ nhìn đều có thể khiến trẻ bật cười và ngừng khóc.
Chỉ cần giải quyết vấn đề của bé là bé sẽ không khóc, không gào thét nữa, như vậy bố mẹ cũng có thể ngủ ngon giấc được rồi.
Vì sao bé khóc?
Các nghiên cứu cho thấy, khoảng một nửa số trẻ sơ sinh sẽ gào khóc hơn 2 tiếng mỗi ngày, 1/5 sẽ khóc liên tục và lặp đi lặp lại hành động đó. Các bác sĩ cho biết, khóc là phản ứng bản năng của trẻ. Trẻ sơ sinh vì chưa có năng lực biểu đạt ngôn ngữ nên gào khóc chính là phương thức quan trọng để chúng biểu lộ tình cảm, phản ứng với các kích thích của thế giới bên ngoài, khóc cũng là hình thức biểu đạt yêu cầu và mong muốn của trẻ, mang đầy sắc màu tình cảm phong phú.
Những tiếng khóc khác nhau biểu thị những yêu cầu và phản ứng khác nhau, các ông bố bà mẹ trẻ nên làm quen và hiểu thứ ngôn ngữ đặc thù này thông qua việc quan sát sắc mặt và phân biệt tiếng khóc, căn cứ vào độ cao thấp, khỏe yếu của tiếng khóc, biểu hiện của khuôn mặt và mức độ khua chân múa tay của bé để có được sự phán đoán tổng hợp, quan sát tỉ mỉ, có như vậy bạn mới có thể hiểu được chính xác cũng như tìm ra nguyên nhân và ý nghĩa thực sự mà tiếng khóc muốn truyền tải.
Bố mẹ phải đọc hiểu tiếng khóc của bé mới có thể chăm sóc bé tốt hơn.
Phân biệt tiếng khóc của trẻ
Thông tin mà tiếng khóc của trẻ muốn truyền tải có rất nhiều tầng, có thể chia làm 3 loại, đó là: nhu cầu sinh lý, phản ứng tâm lý và trạng thái bệnh lý. Khi trẻ khóc nhất định phải làm rõ tiếng khóc đó của trẻ thuộc nguyên nhân nào, những tiếng khóc thuộc về nhu cầu tâm, sinh lý được coi là bình thường, bạn hãy xoa dịu trẻ bằng thái độ quan tâm, yêu thương. Còn nếu tiếng khóc do bệnh lý gây ra thì phải đi khám bác sĩ.
Khóc do nhu cầu sinh lý thường do những nguyên nhân sau đây gây ra: tã bẩn hoặc ẩm ướt, đến giờ uống sữa, khát, quá nóng hoặc quá lạnh, quá ồn ào, ánh sáng quá sáng hoặc quá tối. Những tiếng khóc xuất phát từ nhu cầu sinh lý này rất dễ giải quyết, chỉ cần bạn đáp ứng yêu cầu của trẻ là được.
Tiếng khóc do nhu cầu tâm lý tương đối nhỏ, đôi khi bé nhìn bạn chằm chằm hoặc giơ hai tay tay ra biểu đạt bé chỉ muốn được bế, chỉ cần có người chơi cùng. Lúc này bạn chỉ cần trêu đùa, nịnh bé là bé sẽ nín khóc ngay. Khi người lớn ôm ấp bé sẽ khiến bé cảm thấy thỏa mãn và vui vẻ, bởi vậy các ông bố bà mẹ nên ôm ấp bé thật nhiều trước khi bé tròn 2 tuổi để bé cảm nhận được sự yêu thương của bạn.
Tiếng khóc do bệnh lý. Ví dụ tiếng khóc của bé sắc và chói tai hơn bình thường hoặc bé nắm tay, đá chân, ủ rũ, bất an, ôm thế nào cũng không nín thì có thể bé đã bị bệnh. Khi cơ thể không thoải mái sẽ gây ra cảm giác đau, vì chưa biết nói nên bé sẽ dùng ngôn ngữ cơ thể và tiếng khóc để biểu đạt, hơn nữa tiếng khóc sẽ rất sắc và chói tai. Hệ thống tiêu hóa, đường hô hấp, các vấn đề về da, não, hệ thống sinh dục, trúng độc kim loại nặng và trúng độc thuốc, người lớn hút thuốc hoặc thuốc phiện đều sẽ gây ra tiếng khóc bất thường ở bé.
Làm thế nào khi bé khóc?
Bụng đói là nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ khóc, do đó, cho trẻ uống sữa là phương pháp hiệu quả nhất để ngắt tiếng khóc của bé, đôi khi cũng có thể cho bé uống một chút nước, bởi cũng có thể bé khát nước. Tã của bé ẩm ướt hoặc sau khi đại tiện bé cũng sẽ gào khóc không ngừng, lúc này bạn chỉ cần thay tã sạch cho bé, bé thấy thoải mái sẽ lập tức nín ngay.
Chuyển dịch sự chú ý của bé cũng là phương pháp hiệu quả để ngắt cơn khóc của bé. Phần lớn trẻ đều có phản ứng với âm thanh, một số đồ chơi phát ra những âm thanh vui tai đều sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ và giúp trẻ bình tĩnh trở lại. Một chiếc gương nhỏ cũng có hiệu quả tương tự, nhìn thấy mình trong gương, vì hiếu kỳ và cảm thấy hứng thú bé cũng sẽ “giữ yên lặng”. Đưa cho trẻ một vài đồ vật có màu sắc sặc sỡ như tranh ảnh, trẻ có thể sẽ nhìn say sưa mà quên khóc, hoặc bế bé ra ngoài chơi, đây đều là những phương pháp hay giúp chuyển dịch sự chú ý của trẻ. Ngoài ra, việc bắt chước động tác của trẻ, trêu đùa trẻ hoặc làm mặt xấu cho trẻ nhìn đều có thể khiến trẻ bật cười và ngừng khóc.
Chỉ cần giải quyết vấn đề của bé là bé sẽ không khóc, không gào thét nữa, như vậy bố mẹ cũng có thể ngủ ngon giấc được rồi.