Chân là bộ phận chịu áp lực nhiều nhất, cũng là bộ phận mệt mỏi nhất trên cơ thể con người. Để bảo vệ sức khỏe đặc biệt quan trọng của “lá phổi này”, bạn không thể không biết đến những thói quen xấu có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến chân.
[h=2]Đi giày không phù hợp[/h] Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ khảo sát cho thấy rằng, hơn 34% nam giới không quan tâm đến số giày của họ, 20% phụ nữ tự làm tổn thương đôi chân mình bằng nhiều cách và 8% người dân khổ sở vì những đôi giày không phù hợp.
Trong thực tế, với tuổi tác ngày càng tăng thì bàn chân trở nên to và dài hơn cho nên bạn cần quan tâm đến cỡ giày của mình để có sự thay đổi phù hợp, kịp lúc.
[h=2]Giầy bệt hoặc giày cao gót đều không tốt[/h] Giầy bệt có thể dẫn đến sự suy yếu của cơ bắp và căng dây chằng dẫn đến viêm gân Achilles và viêm khớp.
Thường xuyên đi giày cao gót cũng sẽ gây nên những hệ lụy về mặt sức khỏe như gây nên cảm giác đau đớn khi đi giày, gây hại cho khung xương chậu, tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp và viêm khớp mãn tính. Theo các chuyên gia thì nên hạn chế đi giày cao gót, nhất là loại trên 10 cm.
[h=2]Để cho đôi chân bị lạnh[/h] Đôi bàn chân được ví như “lá phổi thứ 2” của cơ thể vì nó có chứa những dây thần kinh cũng như những huyệt đạo quan trọng, chính vì vậy, bảo vệ đôi bàn chân cũng chính là bảo vệ sức khỏe của chính bạn. Vì vậy đừng quên đi tất để giữ ấm đôi chân khi trời lạnh và duy trì thói quen vệ sinh đôi bàn chân mỗi ngày bằng cách ngâm rửa nước ấm để chân luôn được sạch sẽ.
[h=2]Không uống đủ nước[/h] Theo các chuyên gia, uống nhiều nước sẽ giúp phòng tránh tình trạng khô da nói chung và da ở vùng gót chân nói riêng. Ngược lại cơ thể được bổ sung đủ lượng nước cần thiết sẽ giúp cho da gót chân của bạn được mềm mại và mịn màng, hạn chế tình trạng khô nẻ hay nứt gót chân.
[h=2]Ít vận động[/h] Phần đùi là nơi tập trung mỡ dự trữ của cơ thể. Nếu ít vận động làm lưu thông mạch máu kém có thể khiến cho mỡ tích tụ và đọng lại ở phần đùi. Lâu ngày gây ra tình trạng lồi lõm các cơ (cellulite) trông rất xấu.
Ngoài những tác nhân trên thì yếu tố bệnh lý cũng có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đôi chân.
[h=2]10 quy tắc “vàng” cho đôi chân đẹp[/h] 1. Thay đổi vị trí thường xuyên: Tránh đứng ngồi quá lâu một chỗ, nhất là giữ lâu ở một tư thế không đổi. Trường hợp phải làm việc ngồi lâu một chỗ, thỉnh thoảng hãy tập một vài động tác quay cổ chân.
2. Tập thể dục: Chân cần được hoạt động. Bạn nên chọn một môn thể thao phù hợp như đi bộ, bơi lội, xe đạp.. hoặc có thể tập các động tác dành riêng cho chân.
3. Tránh sức nóng: Khi tắm, nhiệt độ trung bình của nước không được vượt quá 37 độ. Sau khi tắm nên dùng vòi sen xối nước lạnh vào chân, kể cả bàn chân. Không được để chân hoặc bàn chân ở nơi có nguồn nhiệt cao như lò sưởi, bếp…
4. Chọn giày phù hợp: Hãy lựa chọn giầy theo chức năng hoạt động của bạn. Điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất để giữ trạng thái của chân tốt là giầy vừa vặn. Bạn cần phải chọn giầy vừa chân, đi thấy thoải mái rồi mới đến tiêu chí đẹp.
Đối với giầy dùng hàng ngày, nên chọn loại có độ cao trung bình 3 – 5cm, cũng nên tránh dùng loại không có gót. Đi giầy chật và mũi nhọn sẽ làm rối loạn tuần hoàn máu, tạo nên vết chai sạn và biến dạng khớp ngón chân. Chân cần để thoáng, tiếp xúc với không khí, tốt nhất nên đi loại hở chân vào mùa hè.
5. Để đôi chân được tự do: Bạn không nên mặc quần áo quá chật, gây gò bó đôi chân. Chỉ nên đi loại tất mỏng, nhẹ để chân dễ thở.
6. Giảm cân: Những kilo thừa chính là kẻ thù số một của đôi chân. Trọng lượng thừa cân cản trở lưu thông máu, gây giãn tĩnh mạch.
7. Làm đẹp đúng cách: Không sử dụng sáp nóng để làm sạch lông chân. Dùng sáp lạnh hoặc hóa chất làm rụng lông sẽ tốt hơn. Nên dùng kem massage tạo độ mịn sau khi tẩy lông. Dùng kem có tác dụng làm tan mỡ cho vùng bắp đùi sẽ giúp bạn luôn giữ được nét thon thả.
8. Giám sát cách phòng tránh thai: Sử dụng phương pháp tránh thai có tác dụng của hormone không hợp có thể gây mắc các bệnh về tim mạch.
9. Ngừng hút thuốc: Hút thuốc không chỉ có hại cho sức khỏe và còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh về mạch, ảnh hưởng đến vẻ đẹp đôi chân.
10. Thư giãn: Cuối mỗi ngày hoặc sau mỗi buổi đi bộ, bạn cần massage chân bằng kem đặc trị cho các bệnh về tĩnh mạch.
[h=2]Đi giày không phù hợp[/h] Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ khảo sát cho thấy rằng, hơn 34% nam giới không quan tâm đến số giày của họ, 20% phụ nữ tự làm tổn thương đôi chân mình bằng nhiều cách và 8% người dân khổ sở vì những đôi giày không phù hợp.
Trong thực tế, với tuổi tác ngày càng tăng thì bàn chân trở nên to và dài hơn cho nên bạn cần quan tâm đến cỡ giày của mình để có sự thay đổi phù hợp, kịp lúc.
[h=2]Giầy bệt hoặc giày cao gót đều không tốt[/h] Giầy bệt có thể dẫn đến sự suy yếu của cơ bắp và căng dây chằng dẫn đến viêm gân Achilles và viêm khớp.
Thường xuyên đi giày cao gót cũng sẽ gây nên những hệ lụy về mặt sức khỏe như gây nên cảm giác đau đớn khi đi giày, gây hại cho khung xương chậu, tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp và viêm khớp mãn tính. Theo các chuyên gia thì nên hạn chế đi giày cao gót, nhất là loại trên 10 cm.
[h=2]Để cho đôi chân bị lạnh[/h] Đôi bàn chân được ví như “lá phổi thứ 2” của cơ thể vì nó có chứa những dây thần kinh cũng như những huyệt đạo quan trọng, chính vì vậy, bảo vệ đôi bàn chân cũng chính là bảo vệ sức khỏe của chính bạn. Vì vậy đừng quên đi tất để giữ ấm đôi chân khi trời lạnh và duy trì thói quen vệ sinh đôi bàn chân mỗi ngày bằng cách ngâm rửa nước ấm để chân luôn được sạch sẽ.
[h=2]Không uống đủ nước[/h] Theo các chuyên gia, uống nhiều nước sẽ giúp phòng tránh tình trạng khô da nói chung và da ở vùng gót chân nói riêng. Ngược lại cơ thể được bổ sung đủ lượng nước cần thiết sẽ giúp cho da gót chân của bạn được mềm mại và mịn màng, hạn chế tình trạng khô nẻ hay nứt gót chân.
[h=2]Ít vận động[/h] Phần đùi là nơi tập trung mỡ dự trữ của cơ thể. Nếu ít vận động làm lưu thông mạch máu kém có thể khiến cho mỡ tích tụ và đọng lại ở phần đùi. Lâu ngày gây ra tình trạng lồi lõm các cơ (cellulite) trông rất xấu.
Ngoài những tác nhân trên thì yếu tố bệnh lý cũng có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đôi chân.
[h=2]10 quy tắc “vàng” cho đôi chân đẹp[/h] 1. Thay đổi vị trí thường xuyên: Tránh đứng ngồi quá lâu một chỗ, nhất là giữ lâu ở một tư thế không đổi. Trường hợp phải làm việc ngồi lâu một chỗ, thỉnh thoảng hãy tập một vài động tác quay cổ chân.
2. Tập thể dục: Chân cần được hoạt động. Bạn nên chọn một môn thể thao phù hợp như đi bộ, bơi lội, xe đạp.. hoặc có thể tập các động tác dành riêng cho chân.
3. Tránh sức nóng: Khi tắm, nhiệt độ trung bình của nước không được vượt quá 37 độ. Sau khi tắm nên dùng vòi sen xối nước lạnh vào chân, kể cả bàn chân. Không được để chân hoặc bàn chân ở nơi có nguồn nhiệt cao như lò sưởi, bếp…
4. Chọn giày phù hợp: Hãy lựa chọn giầy theo chức năng hoạt động của bạn. Điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất để giữ trạng thái của chân tốt là giầy vừa vặn. Bạn cần phải chọn giầy vừa chân, đi thấy thoải mái rồi mới đến tiêu chí đẹp.
Đối với giầy dùng hàng ngày, nên chọn loại có độ cao trung bình 3 – 5cm, cũng nên tránh dùng loại không có gót. Đi giầy chật và mũi nhọn sẽ làm rối loạn tuần hoàn máu, tạo nên vết chai sạn và biến dạng khớp ngón chân. Chân cần để thoáng, tiếp xúc với không khí, tốt nhất nên đi loại hở chân vào mùa hè.
5. Để đôi chân được tự do: Bạn không nên mặc quần áo quá chật, gây gò bó đôi chân. Chỉ nên đi loại tất mỏng, nhẹ để chân dễ thở.
6. Giảm cân: Những kilo thừa chính là kẻ thù số một của đôi chân. Trọng lượng thừa cân cản trở lưu thông máu, gây giãn tĩnh mạch.
7. Làm đẹp đúng cách: Không sử dụng sáp nóng để làm sạch lông chân. Dùng sáp lạnh hoặc hóa chất làm rụng lông sẽ tốt hơn. Nên dùng kem massage tạo độ mịn sau khi tẩy lông. Dùng kem có tác dụng làm tan mỡ cho vùng bắp đùi sẽ giúp bạn luôn giữ được nét thon thả.
8. Giám sát cách phòng tránh thai: Sử dụng phương pháp tránh thai có tác dụng của hormone không hợp có thể gây mắc các bệnh về tim mạch.
9. Ngừng hút thuốc: Hút thuốc không chỉ có hại cho sức khỏe và còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh về mạch, ảnh hưởng đến vẻ đẹp đôi chân.
10. Thư giãn: Cuối mỗi ngày hoặc sau mỗi buổi đi bộ, bạn cần massage chân bằng kem đặc trị cho các bệnh về tĩnh mạch.