Liệt nửa người, không thể xuất tinh vẫn có con!
Sau gần 10 năm ấp ủ, TS Lê Vương Văn Vệ cho biết ông đã và đang thực hiện các ca thụ tinh trong ống nghiệm cho những người liệt nửa người và tỷ lệ thành công cũng rất cao.
Khốn khổ khi không thể có con
Trường hợp của Nguyễn Văn Minh trú tại Hưng Yên đang được các bác sĩ ở bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội điều trị khiến chúng tôi thực sự cảm động. Mẹ của Minh không giấu nổi cảm xúc khi bà chia sẻ về cuộc sống của vợ chồng người con trai duy nhất.
Minh vốn là sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Hưng Yên, vợ Minh là bạn cùng lớp đại học. Họ yêu nhau được 3 năm, chuẩn bị đến ngày cưới thì tai nạn ập đến. Trên đường đi từ Hải Dương (quê vợ) về nhà, Minh bị tai nạn giao thông. Chiếc xe ô tô cán nát đôi chân của cậu. Các bác phải tháo khớp chân đến háng. Từ chỗ là thanh niên khỏe mạnh, cuộc sống của Minh giờ gắn chặt với chiếc xe lăn.
Nơi bảo quản tinh trùng sau lọc rửa
Tuy nhiên, vợ của Minh không từ bỏ tình yêu của mình, chị vẫn kiên quyết đòi lấy Minh dù cả gia đình phản đối. Khi cưới về, Minh có thể quan hệ với vợ bình thường nhưng không thể xuất tinh. Cuộc hôn nhân đến với nhau nhờ tình yêu nhưng đôi khi không phải vì thế mà hạnh phúc.
Anh Minh tâm sự, thiếu con nên cảm giác ngày càng nhạt nhẽo, nhất là khi anh Minh luôn tự ti mang đến bất hạnh cho vợ. Việc sinh con của họ trở thành niềm khát khao. Bố mẹ anh Minh là cán bộ nên cũng có điều kiện. Họ đã đưa Minh đi nhiều nơi khám bệnh nhưng không biết đến khi nào có con.
Mẹ Minh kể: “Giờ tôi còn trẻ còn có điều kiện nên bằng mọi giá phải làm cho cháu”. Khi đến bệnh viện Nam khoa và Hiếm muộn Hà Nội, họ quyết định chọn phương pháp làm thụ tinh trong ống nghiệm để con. Các bác sĩ đã phải lấy tinh trùng từ túi tinh của người chồng và thực hiện trộn tinh trùng và nang noãn trong ống nghiệm.
Người cha sinh học
Chia sẻ về những ca chữa bệnh vô sinh cho những người bị tàn tật, TS Lê Vương Văn Vệ kể, từ khi còn làm ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội ông đã gặp một vài bệnh nhân bị tàn tật, liệt nửa người đến khám. Có những bệnh nhân cao to, khỏe mạnh, quan hệ với vợ được nhưng do tổn thương ở cột sống, liệt đáy xương chậu nên không thể xuất tinh. Trong khi đó, túi tinh vẫn có tinh trùng.
Gần 10 năm ông ấp ủ nghiên cứu làm thế nào để những người liệt nửa người vẫn có thể có con được như bình thường dù đó là người cha sinh học (sinh con bằng tinh trùng của mình bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm) nhưng điều đó vẫn giúp cho nỗi đau của người bị liệt nửa người được vơi bớt.
Đến năm 2011, TS Vệ đã thực hiện ca thụ tinh trong ống nghiệm với bệnh nhân liệt nửa người và ca đầu tiên đó đã mang lại thành công cho ông. Người đầu tiên “mở hàng” là một vận động viên khuyết tật của hội khuyết tật người Hà Nội. Đến nay, anh này đã có hai cô con gái xinh xắn nhờ phương pháp làm thụ tinh trong ống nghiệm.
TS lê Vương Văn Vệ chia sẻ về việc nghiên cứu để những người bị liệt nửa người vẫn có con được
TS Vệ cho biết đối với những người bị tai nạn giao thông dẫn đến liệt nửa người hoặc tổn thương vùng đáy xương chậu không thể xuất tinh vẫn có thể có con.
Các thủ thuật được bác sĩ áp dụng là lấy tinh trùng từ túi tinh hoặc từ ống dẫn tinh để đưa vào ngân hàng tinh trùng và khi đến thời điểm rụng trứng của người mẹ sẽ chọc trứng. Nang noãn và tinh trùng sẽ được “trộn” trong ống nghiệm.
Hiện nay, việc sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đang được nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn lựa chọn. Ở bệnh viện Phụ sản Trung ương có thời điểm tỷ lệ thành công cho phương pháp này lên tới 60 %.
Tháng 11/2013 vừa qua, vợ Minh được ba phôi và họ quyết định chuyển hết cả ba phôi. Đến nay, vợ Minh đang mang song thai và họ mong chờ ngày chào đón thành viên mới của gia đình. Chia sẻ với chúng tôi trong niềm xúc động, Minh kể “em không dám tin có ngày này, được sống và cưới vợ đã là điều kỳ diệu, bây giờ em lại sắp làm cha của hai đứa trẻ”.
Theo Khánh Ngọc (Infonet.vn)
Sau gần 10 năm ấp ủ, TS Lê Vương Văn Vệ cho biết ông đã và đang thực hiện các ca thụ tinh trong ống nghiệm cho những người liệt nửa người và tỷ lệ thành công cũng rất cao.
Khốn khổ khi không thể có con
Trường hợp của Nguyễn Văn Minh trú tại Hưng Yên đang được các bác sĩ ở bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội điều trị khiến chúng tôi thực sự cảm động. Mẹ của Minh không giấu nổi cảm xúc khi bà chia sẻ về cuộc sống của vợ chồng người con trai duy nhất.
Minh vốn là sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Hưng Yên, vợ Minh là bạn cùng lớp đại học. Họ yêu nhau được 3 năm, chuẩn bị đến ngày cưới thì tai nạn ập đến. Trên đường đi từ Hải Dương (quê vợ) về nhà, Minh bị tai nạn giao thông. Chiếc xe ô tô cán nát đôi chân của cậu. Các bác phải tháo khớp chân đến háng. Từ chỗ là thanh niên khỏe mạnh, cuộc sống của Minh giờ gắn chặt với chiếc xe lăn.
Nơi bảo quản tinh trùng sau lọc rửa
Tuy nhiên, vợ của Minh không từ bỏ tình yêu của mình, chị vẫn kiên quyết đòi lấy Minh dù cả gia đình phản đối. Khi cưới về, Minh có thể quan hệ với vợ bình thường nhưng không thể xuất tinh. Cuộc hôn nhân đến với nhau nhờ tình yêu nhưng đôi khi không phải vì thế mà hạnh phúc.
Anh Minh tâm sự, thiếu con nên cảm giác ngày càng nhạt nhẽo, nhất là khi anh Minh luôn tự ti mang đến bất hạnh cho vợ. Việc sinh con của họ trở thành niềm khát khao. Bố mẹ anh Minh là cán bộ nên cũng có điều kiện. Họ đã đưa Minh đi nhiều nơi khám bệnh nhưng không biết đến khi nào có con.
Mẹ Minh kể: “Giờ tôi còn trẻ còn có điều kiện nên bằng mọi giá phải làm cho cháu”. Khi đến bệnh viện Nam khoa và Hiếm muộn Hà Nội, họ quyết định chọn phương pháp làm thụ tinh trong ống nghiệm để con. Các bác sĩ đã phải lấy tinh trùng từ túi tinh của người chồng và thực hiện trộn tinh trùng và nang noãn trong ống nghiệm.
Người cha sinh học
Chia sẻ về những ca chữa bệnh vô sinh cho những người bị tàn tật, TS Lê Vương Văn Vệ kể, từ khi còn làm ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội ông đã gặp một vài bệnh nhân bị tàn tật, liệt nửa người đến khám. Có những bệnh nhân cao to, khỏe mạnh, quan hệ với vợ được nhưng do tổn thương ở cột sống, liệt đáy xương chậu nên không thể xuất tinh. Trong khi đó, túi tinh vẫn có tinh trùng.
Gần 10 năm ông ấp ủ nghiên cứu làm thế nào để những người liệt nửa người vẫn có thể có con được như bình thường dù đó là người cha sinh học (sinh con bằng tinh trùng của mình bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm) nhưng điều đó vẫn giúp cho nỗi đau của người bị liệt nửa người được vơi bớt.
Đến năm 2011, TS Vệ đã thực hiện ca thụ tinh trong ống nghiệm với bệnh nhân liệt nửa người và ca đầu tiên đó đã mang lại thành công cho ông. Người đầu tiên “mở hàng” là một vận động viên khuyết tật của hội khuyết tật người Hà Nội. Đến nay, anh này đã có hai cô con gái xinh xắn nhờ phương pháp làm thụ tinh trong ống nghiệm.
TS lê Vương Văn Vệ chia sẻ về việc nghiên cứu để những người bị liệt nửa người vẫn có con được
TS Vệ cho biết đối với những người bị tai nạn giao thông dẫn đến liệt nửa người hoặc tổn thương vùng đáy xương chậu không thể xuất tinh vẫn có thể có con.
Các thủ thuật được bác sĩ áp dụng là lấy tinh trùng từ túi tinh hoặc từ ống dẫn tinh để đưa vào ngân hàng tinh trùng và khi đến thời điểm rụng trứng của người mẹ sẽ chọc trứng. Nang noãn và tinh trùng sẽ được “trộn” trong ống nghiệm.
Hiện nay, việc sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đang được nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn lựa chọn. Ở bệnh viện Phụ sản Trung ương có thời điểm tỷ lệ thành công cho phương pháp này lên tới 60 %.
Tháng 11/2013 vừa qua, vợ Minh được ba phôi và họ quyết định chuyển hết cả ba phôi. Đến nay, vợ Minh đang mang song thai và họ mong chờ ngày chào đón thành viên mới của gia đình. Chia sẻ với chúng tôi trong niềm xúc động, Minh kể “em không dám tin có ngày này, được sống và cưới vợ đã là điều kỳ diệu, bây giờ em lại sắp làm cha của hai đứa trẻ”.
Theo Khánh Ngọc (Infonet.vn)