Tại sao việc dưỡng da lại quan trọng?
Đây là một câu hỏi có thể trả lời bằng nhiều cách. Xét về góc độ khoa học mà nói, da cũng là một bộ phận trên cơ thể con người, nếu như ta bỏ công sức để chăm sóc cho thận, gan, máu, tim, thì cũng nên bỏ ra chút thời gian chăm sóc cho cái bao bì bọc toàn bộ đám nội tạng ấy.
Nếu xét về mặt xã hội, da là thứ chúng ta trưng ra bên ngoài nhiều nhất, để thiên hạ nhòm ngó tối ngày, nếu nó không được chăm sóc cẩn thận và đẹp đẽ, quả thực sẽ phá hoại thẩm mỹ người khác và làm mất đi lợi thế bản thân.
Lại nói, xét về góc độ làm đẹp, chăm sóc da là bước vô cùng quan trọng để bạn trở thành một cô gái đẹp. Người xưa có câu nhất dáng nhì da không phải là nói điêu. Nếu một cô gái đẹp có một làn da xấu xí thâm mụn, cho dù mắt ngang mũi dọc có đẹp đến mấy người khác cũng không để bạn vừa mắt. Mà kể cả khi công nghệ có phát triển, foundation (kem nền) được phát triển tới mức vượt bậc, bạn vẫn không thể dùng một lượng foundation dày vài milimet để che đi đám khuyết điểm ấy được, vì đơn giản mà nói, một lớp foundation dày sẽ phá hoại làn da vốn đã xấu của bạn.
Bản chất không có cô gái nào sinh ra có làn da xấu cả, chỉ là quá nhạy cảm, hoặc có nhiều bã nhờn, hoặc quá khô, hoặc quá mỏng. Nhưng với những sản phẩm mỹ phẩm ngày nay, cộng thêm chế độ ăn uống được điều chỉnh thích hợp, dưỡng da là một điều đơn giản vô cùng, thậm chí khi đã quen với việc này, nó trở thành một thói quen không thể thiếu của bạn.
1. Da mặt
Xin nhắc tới da mặt đầu tiên, bởi vì đây là vấn đề được các quý cô/quý bà quan tâm đến đầu tiên khi nhắc đến da.
Nói tới da mặt không thể không nhắc đến cấu trúc và đặc điểm của da mặt. Đây là phần da được trưng ra bên ngoài nhiều nhất của con người, lại là phần da tương đối mỏng, chính bởi vì vậy, đây là phần da dễ bị tổn thương nhất trên mặt. Thêm nữa, khi tới kì, nơi nào sẽ hứng hết những vấn đề rắc rối về hormone? Đương nhiên là da mặt!
Da mặt có ba tầng cấu trúc chính: tầng dưới cùng là tầng có chứa mô mỡ, mạch máu, dây thần kinh, cũng là tầng có hoạt động tế bào mạnh mẽ nhất, cũng là tầng có chứa tế bào chất béo giúp da có độ đàn hồi và căng, tầng ở giữa có tuyến bài tiết mồ hôi, thớ cơ, dây thần khinh cảm giác,…; tầng trên cùng là tầng có chứa tế bào sắc tố melanin, cũng là tầng có độ thay tế bào nhanh nhất (tầm một tháng), nên những tế bào chết nằm trên cùng bề mặt da là từ tầng da này. Đám tế bào chết này có tác dụng bảo vệ, chống nước cho da.
Về cơ bản, những điều chúng ta quan tâm ở đây là màu da và chất lượng da mặt, vậy nên sẽ đi sâu vào hai vấn đề này.
Thứ nhất, về màu da, có hai yếu tố tạo thành màu da, thứ nhất là gene, thứ 2 là melanin. Nếu bản chất da bạn có màu nâu, cho dù bạn có dưỡng kĩ thế nào cũng không thể trắng bệch ra được, trừ khi bạn tiêm tế bào gốc (không có alen màu da, tức là trắng bệch) để nó sinh sản trên da bạn một cách không tự nhiên. Như vậy có nghĩa là không phải ai sinh ra cũng trắng, nhưng tất nhiên chúng ta đều có thể loại bỏ yếu tố melanin phần nào (không thể hết hoàn toàn được vì melanin được tạo ra do nhiều nguyên nhân). Để giảm thiểu lượng sắc tố này, bạn cần giảm thiểu triệt để tác hại của ánh nắng mặt trời tới da, một trong những yếu tố kích hoạt sự sản sinh melanin, đặc biệt trong thời kì gần và trong ngày đèn đỏ.
Thứ hai, về chất lượng da, có vô vàn yếu tố ảnh hưởng đến điểm này. Những yếu tố chính bao gồm: độ săn chắc cơ mặt (lượng mỡ trong tầng dưới cùng của da, collagen, nước trong tế bào) và những tế bào bài tiết. Nếu da bạn còn trẻ ( <20 tuổi) thì khả năng tái tạo vẫn còn tốt, bạn có thể véo cấu sao thì về sau cơ và da của bạn vẫn có khả năng trở về trạng thái ban đầu, nhưng nếu đã trở thành một quý cô hay quý bà rồi, làn da của bạn sẽ giảm đi khả năng tái tạo đáng kể. Đấy là lý do tại sao khi bạn ít cười, cơ mặt ít hoạt động, mặt bạn có nguy cơ chảy xệ hơn. Kế đến collagen cũng không có khả năng liên tục sản sinh như mới, khả năng tái tạo tế bào của lớp tế bào trên cùng cũng dần dần yếu hơn. Đây là lúc bạn thật sự nên bắt tay vào chăm sóc cho làn da của mình một cách nghiêm ngặt và cẩn thận. Những thói quen sau đây sẽ giúp bạn giảm chạm quá trình lão hoá và có một làn da luôn tươi tắn:
+ Uống nhiều nước: không thể phủ nhận tế bào 70 ~ 80% là nước. Cung cấp đủ nước cho bản thân giúp không chỉ da mà tất cả các tế bào khác hoạt động hiệu quả hơn. Đương nhiên bạn cũng không nên uống quá nhiều nước, vì quá nhiều nước sẽ làm thận của bạn quá tải. Bạn không muốn cứ 15 phút lại chạy qua nhà vệ sinh một lần!
+ Cân bằng chế độ ăn uống: công thức là không quá nhiều đường, không quá nhiều mỡ. Cơ thể con người là một cỗ máy được kiểm soát nghiêm ngặt. Một khi bạn ăn quá nhiều bất kì thứ gì, cơ thể bạn sẽ có cơ chế tự động tiết ra chất để cân bằng lại lượng chất đó trong cơ thể. Loại cơ chế này sẽ có ảnh hưởng xấu đến làn da của bạn, đặc biệt khi bạn ăn quá nhiều đường hoặc chất béo. Nếu như bạn ăn quá nhiều đường, ngay lập tức cơ thể của bạn sẽ tiết ra insuline để làm thăng bằng lại lượng đường trong máu bằng cách kéo glucose và trong thớ cơ. Quá nhiều đường trong khi cơ thể không kịp tiết ra enzyme phân giải sẽ làm cơ thể khởi động một chuỗi biến đổi sẽ dẫn đến phá huỷ collagen trong lớp da, làm da thiếu săn chắc và đàn hồi. Quá nhiều chất béo cũng không hề tốt cho làn da của bạn, bởi collagen, với vai trò chất kết dính giữa những tế bào chất béo và tế bào cơ, không đủ để kết nối lượng chất béo bạn ăn, dẫn đến việc chảy xệ cơ.
+ Bảo vệ da khỏi tia UV: tia UV có tác dụng phá huỷ DNA trong tế bào da, kích thích cho việc lão hoá da trở nên nhanh chóng hơn. Việc bảo vệ làn da khỏi tia UV là điều vô cùng cần thiết một khi làn da bước vào thời kì trên 20.
+ Có một chế độ ngủ nghỉ hợp lý: ngủ là cách giúp cho lơps trên cùng của làn da được tái tạo một cách đúng quy trình. Trung bình vòng tuần hoàn để thay lớp trên cùng của làn da là một tháng, nếu ngủ không tốt, chu trình này sẽ bị chậm lại, ảnh hưởng xấu đến việc tái tạo da.
+ Ăn thêm thực phẩm chống oxi hoá: hoa quả, rau, sữa, trà…
+ Lựa chọn sản phẩm sử dụng cho da mặt một cách cẩn trọng: không phải làn da nào cũng giống nhau. Có người lớp da trên cùng mỏng, sử dụng sản phẩm sữa rửa mặt có tính tẩy quá mạnh sẽ làm trầy lớp da trên cùng của bạn, dẫn đến bào mòn da và làm cho làn da bị sạm đen đồng thời bị lão hoá nhanh chóng. Bản chất sữa rưar mặt chỉ nên có tác dụng tẩy rửa lớp da chết, bụi bẩn, và make up mỗi ngày của bạn mà thôi, không nên lạm dụng. Đối với kem dưỡng da bạn cũng cần phải cẩn thận, tránh sử dụng loại kem bít lỗ chân lông lúc bạn đi ngủ, khiến cho da không thở được. Dễ hiểu hơn, nếu bạn sử dụng kem mà sáng hôm sau cảm thấy da mặt quá nhờn, hãy ngừng sử dụng sản phẩm đó ngay lập tức.
+ Tẩy trang kĩ lưỡng trước khi đi ngủ: giấc ngủ là lúc da bạn thư giãn, hãy để làn da hoạt động ở trạng thái bình thường
+ Bảo vệ làn da khỏi bụi bẩn: tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn và giảm thiểu cơ thế sản sinh ra tàn nhang và nám.
Đối với vấn đề về mụn trên gương mặt, thực ra mà nói có nhiều nguyên nhân, không phải chỉ đơn giản từ tác nhân bên ngoài. Vậy nên bạn cần cố gắng cân bằng chế độ ăn uống của mình, kết hợp với uống thuốc trị mụn để giảm thiểu tối đa lượng mụn trên gương mặt. Không nên thò tay nặn mụn vì hiển nhiên bạn sẽ làm rách đi lớp da của bạn, sẽ khiến cho cơ thể của bạn mất một thời gian đáng kể để tái tạo lại da, đồng thời có nguy cơ kích hoạt gene tạo ra melanin, làm cho phần mụn vừa nặn của bạn sau khi liền lại bị thâm đen.
2. Da toàn thân
Về cơ bản, da trên mặt và da ở những vùng còn lại trên cơ thể không có sự khác biệt. Có điều da những vùng khác trên cơ thể dày hơn có ở nhiều người là có lông. Cách chăm sóc thì không cần cầu kì như da mặt bởi vì những vùng da trên cơ thể về cơ bản đều được bảo vệ bởi quần áo trong một thời kì dài. Tuy nhiên bạn vẫn nên sử dụng lotion khi da có biểu hiện khô khi thời tiết thay đổi, nếu mặc shorts nên nhớ sử dụng kem chống nắng. Ngoài ra đối với những vùng da ở khủy tay, đầu gối, hay mắt cá chân nên tẩy da chết đều đặn và sử dụng cream dưỡng da.
Đây là một câu hỏi có thể trả lời bằng nhiều cách. Xét về góc độ khoa học mà nói, da cũng là một bộ phận trên cơ thể con người, nếu như ta bỏ công sức để chăm sóc cho thận, gan, máu, tim, thì cũng nên bỏ ra chút thời gian chăm sóc cho cái bao bì bọc toàn bộ đám nội tạng ấy.
Nếu xét về mặt xã hội, da là thứ chúng ta trưng ra bên ngoài nhiều nhất, để thiên hạ nhòm ngó tối ngày, nếu nó không được chăm sóc cẩn thận và đẹp đẽ, quả thực sẽ phá hoại thẩm mỹ người khác và làm mất đi lợi thế bản thân.
Lại nói, xét về góc độ làm đẹp, chăm sóc da là bước vô cùng quan trọng để bạn trở thành một cô gái đẹp. Người xưa có câu nhất dáng nhì da không phải là nói điêu. Nếu một cô gái đẹp có một làn da xấu xí thâm mụn, cho dù mắt ngang mũi dọc có đẹp đến mấy người khác cũng không để bạn vừa mắt. Mà kể cả khi công nghệ có phát triển, foundation (kem nền) được phát triển tới mức vượt bậc, bạn vẫn không thể dùng một lượng foundation dày vài milimet để che đi đám khuyết điểm ấy được, vì đơn giản mà nói, một lớp foundation dày sẽ phá hoại làn da vốn đã xấu của bạn.
Bản chất không có cô gái nào sinh ra có làn da xấu cả, chỉ là quá nhạy cảm, hoặc có nhiều bã nhờn, hoặc quá khô, hoặc quá mỏng. Nhưng với những sản phẩm mỹ phẩm ngày nay, cộng thêm chế độ ăn uống được điều chỉnh thích hợp, dưỡng da là một điều đơn giản vô cùng, thậm chí khi đã quen với việc này, nó trở thành một thói quen không thể thiếu của bạn.
1. Da mặt
Xin nhắc tới da mặt đầu tiên, bởi vì đây là vấn đề được các quý cô/quý bà quan tâm đến đầu tiên khi nhắc đến da.
Nói tới da mặt không thể không nhắc đến cấu trúc và đặc điểm của da mặt. Đây là phần da được trưng ra bên ngoài nhiều nhất của con người, lại là phần da tương đối mỏng, chính bởi vì vậy, đây là phần da dễ bị tổn thương nhất trên mặt. Thêm nữa, khi tới kì, nơi nào sẽ hứng hết những vấn đề rắc rối về hormone? Đương nhiên là da mặt!
Da mặt có ba tầng cấu trúc chính: tầng dưới cùng là tầng có chứa mô mỡ, mạch máu, dây thần kinh, cũng là tầng có hoạt động tế bào mạnh mẽ nhất, cũng là tầng có chứa tế bào chất béo giúp da có độ đàn hồi và căng, tầng ở giữa có tuyến bài tiết mồ hôi, thớ cơ, dây thần khinh cảm giác,…; tầng trên cùng là tầng có chứa tế bào sắc tố melanin, cũng là tầng có độ thay tế bào nhanh nhất (tầm một tháng), nên những tế bào chết nằm trên cùng bề mặt da là từ tầng da này. Đám tế bào chết này có tác dụng bảo vệ, chống nước cho da.
Về cơ bản, những điều chúng ta quan tâm ở đây là màu da và chất lượng da mặt, vậy nên sẽ đi sâu vào hai vấn đề này.
Thứ nhất, về màu da, có hai yếu tố tạo thành màu da, thứ nhất là gene, thứ 2 là melanin. Nếu bản chất da bạn có màu nâu, cho dù bạn có dưỡng kĩ thế nào cũng không thể trắng bệch ra được, trừ khi bạn tiêm tế bào gốc (không có alen màu da, tức là trắng bệch) để nó sinh sản trên da bạn một cách không tự nhiên. Như vậy có nghĩa là không phải ai sinh ra cũng trắng, nhưng tất nhiên chúng ta đều có thể loại bỏ yếu tố melanin phần nào (không thể hết hoàn toàn được vì melanin được tạo ra do nhiều nguyên nhân). Để giảm thiểu lượng sắc tố này, bạn cần giảm thiểu triệt để tác hại của ánh nắng mặt trời tới da, một trong những yếu tố kích hoạt sự sản sinh melanin, đặc biệt trong thời kì gần và trong ngày đèn đỏ.
Thứ hai, về chất lượng da, có vô vàn yếu tố ảnh hưởng đến điểm này. Những yếu tố chính bao gồm: độ săn chắc cơ mặt (lượng mỡ trong tầng dưới cùng của da, collagen, nước trong tế bào) và những tế bào bài tiết. Nếu da bạn còn trẻ ( <20 tuổi) thì khả năng tái tạo vẫn còn tốt, bạn có thể véo cấu sao thì về sau cơ và da của bạn vẫn có khả năng trở về trạng thái ban đầu, nhưng nếu đã trở thành một quý cô hay quý bà rồi, làn da của bạn sẽ giảm đi khả năng tái tạo đáng kể. Đấy là lý do tại sao khi bạn ít cười, cơ mặt ít hoạt động, mặt bạn có nguy cơ chảy xệ hơn. Kế đến collagen cũng không có khả năng liên tục sản sinh như mới, khả năng tái tạo tế bào của lớp tế bào trên cùng cũng dần dần yếu hơn. Đây là lúc bạn thật sự nên bắt tay vào chăm sóc cho làn da của mình một cách nghiêm ngặt và cẩn thận. Những thói quen sau đây sẽ giúp bạn giảm chạm quá trình lão hoá và có một làn da luôn tươi tắn:
+ Uống nhiều nước: không thể phủ nhận tế bào 70 ~ 80% là nước. Cung cấp đủ nước cho bản thân giúp không chỉ da mà tất cả các tế bào khác hoạt động hiệu quả hơn. Đương nhiên bạn cũng không nên uống quá nhiều nước, vì quá nhiều nước sẽ làm thận của bạn quá tải. Bạn không muốn cứ 15 phút lại chạy qua nhà vệ sinh một lần!
+ Cân bằng chế độ ăn uống: công thức là không quá nhiều đường, không quá nhiều mỡ. Cơ thể con người là một cỗ máy được kiểm soát nghiêm ngặt. Một khi bạn ăn quá nhiều bất kì thứ gì, cơ thể bạn sẽ có cơ chế tự động tiết ra chất để cân bằng lại lượng chất đó trong cơ thể. Loại cơ chế này sẽ có ảnh hưởng xấu đến làn da của bạn, đặc biệt khi bạn ăn quá nhiều đường hoặc chất béo. Nếu như bạn ăn quá nhiều đường, ngay lập tức cơ thể của bạn sẽ tiết ra insuline để làm thăng bằng lại lượng đường trong máu bằng cách kéo glucose và trong thớ cơ. Quá nhiều đường trong khi cơ thể không kịp tiết ra enzyme phân giải sẽ làm cơ thể khởi động một chuỗi biến đổi sẽ dẫn đến phá huỷ collagen trong lớp da, làm da thiếu săn chắc và đàn hồi. Quá nhiều chất béo cũng không hề tốt cho làn da của bạn, bởi collagen, với vai trò chất kết dính giữa những tế bào chất béo và tế bào cơ, không đủ để kết nối lượng chất béo bạn ăn, dẫn đến việc chảy xệ cơ.
+ Bảo vệ da khỏi tia UV: tia UV có tác dụng phá huỷ DNA trong tế bào da, kích thích cho việc lão hoá da trở nên nhanh chóng hơn. Việc bảo vệ làn da khỏi tia UV là điều vô cùng cần thiết một khi làn da bước vào thời kì trên 20.
+ Có một chế độ ngủ nghỉ hợp lý: ngủ là cách giúp cho lơps trên cùng của làn da được tái tạo một cách đúng quy trình. Trung bình vòng tuần hoàn để thay lớp trên cùng của làn da là một tháng, nếu ngủ không tốt, chu trình này sẽ bị chậm lại, ảnh hưởng xấu đến việc tái tạo da.
+ Ăn thêm thực phẩm chống oxi hoá: hoa quả, rau, sữa, trà…
+ Lựa chọn sản phẩm sử dụng cho da mặt một cách cẩn trọng: không phải làn da nào cũng giống nhau. Có người lớp da trên cùng mỏng, sử dụng sản phẩm sữa rửa mặt có tính tẩy quá mạnh sẽ làm trầy lớp da trên cùng của bạn, dẫn đến bào mòn da và làm cho làn da bị sạm đen đồng thời bị lão hoá nhanh chóng. Bản chất sữa rưar mặt chỉ nên có tác dụng tẩy rửa lớp da chết, bụi bẩn, và make up mỗi ngày của bạn mà thôi, không nên lạm dụng. Đối với kem dưỡng da bạn cũng cần phải cẩn thận, tránh sử dụng loại kem bít lỗ chân lông lúc bạn đi ngủ, khiến cho da không thở được. Dễ hiểu hơn, nếu bạn sử dụng kem mà sáng hôm sau cảm thấy da mặt quá nhờn, hãy ngừng sử dụng sản phẩm đó ngay lập tức.
+ Tẩy trang kĩ lưỡng trước khi đi ngủ: giấc ngủ là lúc da bạn thư giãn, hãy để làn da hoạt động ở trạng thái bình thường
+ Bảo vệ làn da khỏi bụi bẩn: tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn và giảm thiểu cơ thế sản sinh ra tàn nhang và nám.
Đối với vấn đề về mụn trên gương mặt, thực ra mà nói có nhiều nguyên nhân, không phải chỉ đơn giản từ tác nhân bên ngoài. Vậy nên bạn cần cố gắng cân bằng chế độ ăn uống của mình, kết hợp với uống thuốc trị mụn để giảm thiểu tối đa lượng mụn trên gương mặt. Không nên thò tay nặn mụn vì hiển nhiên bạn sẽ làm rách đi lớp da của bạn, sẽ khiến cho cơ thể của bạn mất một thời gian đáng kể để tái tạo lại da, đồng thời có nguy cơ kích hoạt gene tạo ra melanin, làm cho phần mụn vừa nặn của bạn sau khi liền lại bị thâm đen.
2. Da toàn thân
Về cơ bản, da trên mặt và da ở những vùng còn lại trên cơ thể không có sự khác biệt. Có điều da những vùng khác trên cơ thể dày hơn có ở nhiều người là có lông. Cách chăm sóc thì không cần cầu kì như da mặt bởi vì những vùng da trên cơ thể về cơ bản đều được bảo vệ bởi quần áo trong một thời kì dài. Tuy nhiên bạn vẫn nên sử dụng lotion khi da có biểu hiện khô khi thời tiết thay đổi, nếu mặc shorts nên nhớ sử dụng kem chống nắng. Ngoài ra đối với những vùng da ở khủy tay, đầu gối, hay mắt cá chân nên tẩy da chết đều đặn và sử dụng cream dưỡng da.