Sắt là một trong những khoáng chất quan trọng của cơ thể con người. Sắt là nguồn nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, làm cho hồng cầu có màu đỏ, giúp vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể. Sắt cũng là thành phần của myoglobin, có trong các mô cơ, có tác dụng dự trữ oxy cho hoạt động mô cơ, chúng sẽ kết hợp với các chất dinh dưỡng khác để giải phóng năng lượng cho sự co cơ.
Đặc biệt đối với những người phụ nữ mang thai, sắt giúp tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Để đảm bảo đủ nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ phải có lượng sắt dự trữ, ít nhất là 300 mg trước khi mang thai.
Nếu thiếu sắt, sự vận chuyển oxy đến các mô cơ sẽ giảm sút, làm cho cơ thể mệt mỏi kém tập trung trí nhớ kém, hay quên. Khi thiếu máu khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm, gây hiện tương tim đập nhanh, hoa mắt, mệt mỏi, hay ngủ gật. Theo nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, thiếu sắt xảy ra trong giai đoạn niên thiếu, sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ hệ thần kinh.
Một hậu quả khác của thiếu sắt là nguy cơ hấp thu chì từ đường tiêu hóa sẽ cao, gây ra ngộ độc chì cho cơ thể. Môi trường sống ở Việt Nam hiện rất ô nhiễm, khói bụi có hàm lượng chì rất cao. Do đó những đứa trẻ thiếu sắt thì nguy cơ ngộ độc chì rất cao, dễ tổn thương cho hệ thống tái tạo máu và hệ thần kinh trung ương.
Đối tượng chính hay bị thiếu sắt thường gặp nhất ở phụ nữ, đặc biệt là ở phụ nữ có thai và trẻ em. Nguyên nhân là do cơ thể không hấp thu sắt kém, hay do nhiễm giun sán, dị ứng, kinh nguyệt… hoặc nhu cầu cơ thể quá cao trong một số giai đoạn tăng trưởng nhanh và hồi phục sau khi bệnh.
Trích nguồn: www.vienphugreenfarm.com
Đặc biệt đối với những người phụ nữ mang thai, sắt giúp tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Để đảm bảo đủ nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ phải có lượng sắt dự trữ, ít nhất là 300 mg trước khi mang thai.
Nếu thiếu sắt, sự vận chuyển oxy đến các mô cơ sẽ giảm sút, làm cho cơ thể mệt mỏi kém tập trung trí nhớ kém, hay quên. Khi thiếu máu khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm, gây hiện tương tim đập nhanh, hoa mắt, mệt mỏi, hay ngủ gật. Theo nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, thiếu sắt xảy ra trong giai đoạn niên thiếu, sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ hệ thần kinh.
Một hậu quả khác của thiếu sắt là nguy cơ hấp thu chì từ đường tiêu hóa sẽ cao, gây ra ngộ độc chì cho cơ thể. Môi trường sống ở Việt Nam hiện rất ô nhiễm, khói bụi có hàm lượng chì rất cao. Do đó những đứa trẻ thiếu sắt thì nguy cơ ngộ độc chì rất cao, dễ tổn thương cho hệ thống tái tạo máu và hệ thần kinh trung ương.
Đối tượng chính hay bị thiếu sắt thường gặp nhất ở phụ nữ, đặc biệt là ở phụ nữ có thai và trẻ em. Nguyên nhân là do cơ thể không hấp thu sắt kém, hay do nhiễm giun sán, dị ứng, kinh nguyệt… hoặc nhu cầu cơ thể quá cao trong một số giai đoạn tăng trưởng nhanh và hồi phục sau khi bệnh.
Trích nguồn: www.vienphugreenfarm.com