“Gái đẹp mê đại gia không phải vì ham tiền, mà vì bị chinh phục bởi tài năng của anh ta. Tại sao tôi phải chọn một anh vừa bất tài vừa cam chịu cảnh nghèo khó?”, chân dài chia sẻ.
Việc “nữ hoàng nội y” Ngọc Trinh thật thà thổ lộ trong một bài phỏng vấn rằng cô hài lòng với việc sống dựa vào người tình đại gia, ngoan ngoãn bảo gì nghe nấy, cho gì nhận nấy… làm bùng lên những cuộc thảo luận, cãi vã trên mạng xã hội, trong công sở và ngoài tiệm cà phê, quán bán đồ ăn vặt… Rồi giữa những lời dè bỉu dành cho những chân dài óc ngắn, mê hưởng thụ nhưng lại thích sống bám, Hương, một cô có nhan sắc, thản nhiên bật lại: “Sao mọi người cứ bắt người đẹp phải phí đời đi lấy chồng nghèo nhỉ?”.
“Không được sống giàu, phí hoài nhan sắc”
Hương chân dài nhưng óc không hề ngắn, ít ra là nếu đo theo bằng cấp – cô tốt nghiệp đại học hẳn hoi. Hiện cô làm lễ tân cho một công ty lớn, nhưng thu nhập chính lại là từ ông bồ đại gia. Ông này không quá già, mới U50, có hai đời vợ và 5 đứa con, nhưng quỹ thời gian và quỹ tiền bạc dành cho Hương đủ để khiến cô hài lòng.
“Đừng có sỉ vả những người đàn bà có nhan sắc khi họ yêu đại gia. Thử hỏi những cô gái xấu xí hoặc không xấu cũng chẳng xinh xem họ có thích được đại gia để mắt không? Có là cái chắc, chẳng qua đại gia chỉ thích những cô gái đẹp chứ không để ý đến họ. Đàn ông hay đàn bà đều thế cả, thích chọn ‘đối tác’ đáp ứng ở mức cao nhất kỳ vọng của mình.
Đàn ông thích gái đẹp, vì thế cô nào đẹp sẽ chiến thắng trong cuộc đua. Phụ nữ thích trai giàu, thế nên anh nào giàu sẽ thắng. Đơn giản thế thôi. Những anh lấy vợ xấu không phải không hiếu sắc, chẳng qua không với tới. Những cô lấy chồng nghèo chẳng phải không ước có người tình đại gia, mà chẳng qua không có khả năng, vì thế đừng có ném đá nhau làm gì, chẳng qua không hái được nho thì chê nho xanh mà thôi”.
Hương cho rằng, sống trong nhung lụa mà không phải lao động hay phấn đấu quá cực nhọc là “quyền ưu tiên” của các người đẹp. Chẳng phải vẻ đẹp phụ nữ vẫn được thơ ca nhạc họa ca ngợi như là tinh túy của thiên nhiên, bảo vật của đất trời, là đóa hoa làm đẹp cho đời hay sao? Sao lại bắt những viên ngọc, những đóa hoa phải lầm lũi trong cảnh khói bụi khổ sở? Tại sao trong những câu chuyện cổ tích vẫn được cho là có tính giáo dục cao nhất, các cô gái nghèo xinh đẹp cuối cùng lấy được hoàng tử hoặc đức vua và sống đời nhung gấm, thế mà trên thực tế các cô gái nghèo lấy được chồng đại gia lại bị mỉa mai?
“Bạn thử tưởng tượng một cô gái xinh đẹp nuột nà như Ngọc Trinh chẳng hạn, nếu phải lọ mọ đun bếp than tổ ong, áo sờn rách muốn mua cái mới nhưng không được vì đang bị đòi nợ tiền thuê nhà, thì có tội cho cô ấy không? Người ta sẽ bảo, tội nghiệp con bé xinh đẹp mà lại khổ thế, đẹp như nó lẽ ra phải lấy chồng giàu. Đấy, với đa số mọi người thì chuyện đẹp lấy chồng giàu là hợp lẽ. Một viên ngọc quý phải đặt trong cái hộp đẹp lót nhung, chứ không thể vứt lăn lóc ở ngăn kéo. Người đẹp cũng thế, sống cảnh khổ thì phí cái nhan sắc trời cho đi”, Hương lập luận.
Hương đã sống trung thành với những gì cô tin là đúng. Cô kiêu hãnh vì sắc đẹp của mình và những thứ mà nó mang lại, những thứ mà cô biết nhiều phụ nữ khác, kể cả những người vẫn dè bỉu thân phận bồ nhí của cô, ao ước mà không có được.
“Đàn ông nghèo vừa hèn vừa dốt”?
Bạn thử hỏi 100 cô gái đẹp lấy chồng cực giàu nhưng hình thức kém hoặc đã quá già, hoặc nổi tiếng có lối sống trăng hoa mà xem, chắc rằng sẽ có đến 98 cô phủ nhận chuyện họ chọn người đàn ông có nhiều điểm trừ đó là vì tiền. Thu Thủy cũng thế. Cô học một trường đại học dân lập, chưa tốt nghiệp đã lên xe hoa với một vị CEO 52 tuổi.
Ông ta chẳng những cho cô sống trong một tòa biệt thự lộng lẫy như cung điện mà còn xây cho bố mẹ ở quê một ngôi nhà to nhất làng. Mỗi khi ai có ý nghi ngờ về tình cảm của cô dành cho ông chồng vừa già vừa béo, với đôi mắt híp và cái bụng như thùng tô nô, Thủy đều khẳng định: “Em mê anh ấy vì anh ấy rất đàn ông, và nhất là rất tài năng. Không tài năng làm sao gây dựng được cả công ty lớn như vậy từ hai bàn tay trắng hả chị? Những anh theo đuổi em trước đó, nhiều người đẹp trai lắm, em cũng thích, nhưng thấy họ lọc cọc đi xe máy thì biết ngay là chả tài cán gì, em chán luôn”.
Mỹ Lâm, vợ một đại gia sắp bước sang tuổi thất thập, thì bày tỏ: “Thời bây giờ không như ngày xưa, nó tạo điều kiện cho tất cả những ai có tài đều có thể kinh doanh thành công. Vì thế đừng có nói là tôi có tài nhưng trời bắt tôi nghèo. Tài làm sao mà nghèo được? Những anh nào nghèo chứng tỏ anh ta một là bất tài, hai là hèn, chấp nhận sống cảnh nghèo đó. Tôi có ngu mới chịu sống bên cạnh một anh chàng như vậy, trong khi có bao nhiêu người có tài, có tiền đến với mình”. Theo Lâm, đã bất tài, đã để cho mình nghèo khó thì đừng có mơ đến gái đẹp, vì cái sự “gái ham tài, trai ham sắc” là quy luật đã được các cụ đúc kết từ ngày xưa, ai cũng công nhận cả.
Vẫn còn những người đẹp “kém thông minh”
Là người đẹp khôn ngoan, thức thời, hiểu “quy luật tự nhiên” nên Mỹ Lâm, Thu Thủy… chẳng ngu gì mà yêu hay lấy một anh không giàu. Nhưng mà trên đời không phải người đẹp nào cũng có trí thông minh tỷ lệ thuận với nhan sắc như vậy. Vẫn có những người đem vùi tuổi xuân và sắc đẹp ngời ngời của mình trong những căn hộ chung cư nhỏ hẹp, hay những ngôi nhà chật trong ngõ hẻm sâu hun hút, bên một người đàn ông chưa chứng tỏ được tài năng của anh ta bằng khối tài sản kếch xù. Thùy Liên là một cô gái “kém thông minh” như vậy.
Là cô gái đẹp nhất khóa trong trường đại học, xuất thân tỉnh lẻ, nhiều người nghĩ cô sẽ chọn một nơi ấm thân bởi trong số những người theo đuổi cô, không ít chàng vừa đẹp trai vừa giỏi giang lại vừa giàu có. Thế nhưng cô lại yêu một anh bạn cùng quê. Bố mẹ hai bên đều không giàu nên khi lấy nhau, họ phải tự lập, từ góp tiền mua nhà cho đến lập nghiệp. Nhìn hai vợ chồng lăn lưng ra quản lý cái siêu thị mi ni mới mở, thành quả của 10 năm chung lưng đấu cật, không ít bạn cũ chép miệng: “Sao mày cứ phải khổ thể? Mày chỉ cần gật đầu một cái là bao nhiêu thằng sẵn sàng đem tiền đến dâng cho mày”. Thùy Liên chỉ cười, chẳng chút chạnh lòng.
Chồng Liên trước học giỏi nhất lớp, nhưng việc kinh doanh của anh không “phất” như nhiều người khác, vì thế đôi khi, cô được nghe những lời bóng gió là anh bất tài. Liên bảo: “Xuất phát điểm của anh ấy là con số 0 nên anh ấy đến đích muộn hơn cũng là bình thường. Dĩ nhiên tôi biết nhiều người cũng tay trắng như anh nhưng giờ đã rất giàu có, nhưng kinh doanh cũng phải có thời có vận. Tôi chẳng bao giờ nghĩ anh bất tài, nhưng tôi lấy anh cũng chẳng phải vì anh có tài, mà vì nhiều thứ khác làm nên con người anh. Tôi yêu và lấy chồng mà không đem người ấy ra tính điểm ngoại hình, điểm kinh tế, điểm tài năng…, tôi chỉ lắng nghe trái tim mình thôi”.
Lắng nghe trái tim mình, đó là điều mà rất nhiều người đẹp lấy chồng giàu đã quên, cho dù họ lấy đại gia là vì ham tiền hay vì ngưỡng mộ tài làm ra tiền của ông ta.
* Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi.
Việc “nữ hoàng nội y” Ngọc Trinh thật thà thổ lộ trong một bài phỏng vấn rằng cô hài lòng với việc sống dựa vào người tình đại gia, ngoan ngoãn bảo gì nghe nấy, cho gì nhận nấy… làm bùng lên những cuộc thảo luận, cãi vã trên mạng xã hội, trong công sở và ngoài tiệm cà phê, quán bán đồ ăn vặt… Rồi giữa những lời dè bỉu dành cho những chân dài óc ngắn, mê hưởng thụ nhưng lại thích sống bám, Hương, một cô có nhan sắc, thản nhiên bật lại: “Sao mọi người cứ bắt người đẹp phải phí đời đi lấy chồng nghèo nhỉ?”.
“Không được sống giàu, phí hoài nhan sắc”
Hương chân dài nhưng óc không hề ngắn, ít ra là nếu đo theo bằng cấp – cô tốt nghiệp đại học hẳn hoi. Hiện cô làm lễ tân cho một công ty lớn, nhưng thu nhập chính lại là từ ông bồ đại gia. Ông này không quá già, mới U50, có hai đời vợ và 5 đứa con, nhưng quỹ thời gian và quỹ tiền bạc dành cho Hương đủ để khiến cô hài lòng.
“Đừng có sỉ vả những người đàn bà có nhan sắc khi họ yêu đại gia. Thử hỏi những cô gái xấu xí hoặc không xấu cũng chẳng xinh xem họ có thích được đại gia để mắt không? Có là cái chắc, chẳng qua đại gia chỉ thích những cô gái đẹp chứ không để ý đến họ. Đàn ông hay đàn bà đều thế cả, thích chọn ‘đối tác’ đáp ứng ở mức cao nhất kỳ vọng của mình.
Đàn ông thích gái đẹp, vì thế cô nào đẹp sẽ chiến thắng trong cuộc đua. Phụ nữ thích trai giàu, thế nên anh nào giàu sẽ thắng. Đơn giản thế thôi. Những anh lấy vợ xấu không phải không hiếu sắc, chẳng qua không với tới. Những cô lấy chồng nghèo chẳng phải không ước có người tình đại gia, mà chẳng qua không có khả năng, vì thế đừng có ném đá nhau làm gì, chẳng qua không hái được nho thì chê nho xanh mà thôi”.
Hương cho rằng, sống trong nhung lụa mà không phải lao động hay phấn đấu quá cực nhọc là “quyền ưu tiên” của các người đẹp. Chẳng phải vẻ đẹp phụ nữ vẫn được thơ ca nhạc họa ca ngợi như là tinh túy của thiên nhiên, bảo vật của đất trời, là đóa hoa làm đẹp cho đời hay sao? Sao lại bắt những viên ngọc, những đóa hoa phải lầm lũi trong cảnh khói bụi khổ sở? Tại sao trong những câu chuyện cổ tích vẫn được cho là có tính giáo dục cao nhất, các cô gái nghèo xinh đẹp cuối cùng lấy được hoàng tử hoặc đức vua và sống đời nhung gấm, thế mà trên thực tế các cô gái nghèo lấy được chồng đại gia lại bị mỉa mai?
“Bạn thử tưởng tượng một cô gái xinh đẹp nuột nà như Ngọc Trinh chẳng hạn, nếu phải lọ mọ đun bếp than tổ ong, áo sờn rách muốn mua cái mới nhưng không được vì đang bị đòi nợ tiền thuê nhà, thì có tội cho cô ấy không? Người ta sẽ bảo, tội nghiệp con bé xinh đẹp mà lại khổ thế, đẹp như nó lẽ ra phải lấy chồng giàu. Đấy, với đa số mọi người thì chuyện đẹp lấy chồng giàu là hợp lẽ. Một viên ngọc quý phải đặt trong cái hộp đẹp lót nhung, chứ không thể vứt lăn lóc ở ngăn kéo. Người đẹp cũng thế, sống cảnh khổ thì phí cái nhan sắc trời cho đi”, Hương lập luận.
Hương đã sống trung thành với những gì cô tin là đúng. Cô kiêu hãnh vì sắc đẹp của mình và những thứ mà nó mang lại, những thứ mà cô biết nhiều phụ nữ khác, kể cả những người vẫn dè bỉu thân phận bồ nhí của cô, ao ước mà không có được.
“Đàn ông nghèo vừa hèn vừa dốt”?
Bạn thử hỏi 100 cô gái đẹp lấy chồng cực giàu nhưng hình thức kém hoặc đã quá già, hoặc nổi tiếng có lối sống trăng hoa mà xem, chắc rằng sẽ có đến 98 cô phủ nhận chuyện họ chọn người đàn ông có nhiều điểm trừ đó là vì tiền. Thu Thủy cũng thế. Cô học một trường đại học dân lập, chưa tốt nghiệp đã lên xe hoa với một vị CEO 52 tuổi.
Ông ta chẳng những cho cô sống trong một tòa biệt thự lộng lẫy như cung điện mà còn xây cho bố mẹ ở quê một ngôi nhà to nhất làng. Mỗi khi ai có ý nghi ngờ về tình cảm của cô dành cho ông chồng vừa già vừa béo, với đôi mắt híp và cái bụng như thùng tô nô, Thủy đều khẳng định: “Em mê anh ấy vì anh ấy rất đàn ông, và nhất là rất tài năng. Không tài năng làm sao gây dựng được cả công ty lớn như vậy từ hai bàn tay trắng hả chị? Những anh theo đuổi em trước đó, nhiều người đẹp trai lắm, em cũng thích, nhưng thấy họ lọc cọc đi xe máy thì biết ngay là chả tài cán gì, em chán luôn”.
Mỹ Lâm, vợ một đại gia sắp bước sang tuổi thất thập, thì bày tỏ: “Thời bây giờ không như ngày xưa, nó tạo điều kiện cho tất cả những ai có tài đều có thể kinh doanh thành công. Vì thế đừng có nói là tôi có tài nhưng trời bắt tôi nghèo. Tài làm sao mà nghèo được? Những anh nào nghèo chứng tỏ anh ta một là bất tài, hai là hèn, chấp nhận sống cảnh nghèo đó. Tôi có ngu mới chịu sống bên cạnh một anh chàng như vậy, trong khi có bao nhiêu người có tài, có tiền đến với mình”. Theo Lâm, đã bất tài, đã để cho mình nghèo khó thì đừng có mơ đến gái đẹp, vì cái sự “gái ham tài, trai ham sắc” là quy luật đã được các cụ đúc kết từ ngày xưa, ai cũng công nhận cả.
Vẫn còn những người đẹp “kém thông minh”
Là người đẹp khôn ngoan, thức thời, hiểu “quy luật tự nhiên” nên Mỹ Lâm, Thu Thủy… chẳng ngu gì mà yêu hay lấy một anh không giàu. Nhưng mà trên đời không phải người đẹp nào cũng có trí thông minh tỷ lệ thuận với nhan sắc như vậy. Vẫn có những người đem vùi tuổi xuân và sắc đẹp ngời ngời của mình trong những căn hộ chung cư nhỏ hẹp, hay những ngôi nhà chật trong ngõ hẻm sâu hun hút, bên một người đàn ông chưa chứng tỏ được tài năng của anh ta bằng khối tài sản kếch xù. Thùy Liên là một cô gái “kém thông minh” như vậy.
Là cô gái đẹp nhất khóa trong trường đại học, xuất thân tỉnh lẻ, nhiều người nghĩ cô sẽ chọn một nơi ấm thân bởi trong số những người theo đuổi cô, không ít chàng vừa đẹp trai vừa giỏi giang lại vừa giàu có. Thế nhưng cô lại yêu một anh bạn cùng quê. Bố mẹ hai bên đều không giàu nên khi lấy nhau, họ phải tự lập, từ góp tiền mua nhà cho đến lập nghiệp. Nhìn hai vợ chồng lăn lưng ra quản lý cái siêu thị mi ni mới mở, thành quả của 10 năm chung lưng đấu cật, không ít bạn cũ chép miệng: “Sao mày cứ phải khổ thể? Mày chỉ cần gật đầu một cái là bao nhiêu thằng sẵn sàng đem tiền đến dâng cho mày”. Thùy Liên chỉ cười, chẳng chút chạnh lòng.
Chồng Liên trước học giỏi nhất lớp, nhưng việc kinh doanh của anh không “phất” như nhiều người khác, vì thế đôi khi, cô được nghe những lời bóng gió là anh bất tài. Liên bảo: “Xuất phát điểm của anh ấy là con số 0 nên anh ấy đến đích muộn hơn cũng là bình thường. Dĩ nhiên tôi biết nhiều người cũng tay trắng như anh nhưng giờ đã rất giàu có, nhưng kinh doanh cũng phải có thời có vận. Tôi chẳng bao giờ nghĩ anh bất tài, nhưng tôi lấy anh cũng chẳng phải vì anh có tài, mà vì nhiều thứ khác làm nên con người anh. Tôi yêu và lấy chồng mà không đem người ấy ra tính điểm ngoại hình, điểm kinh tế, điểm tài năng…, tôi chỉ lắng nghe trái tim mình thôi”.
Lắng nghe trái tim mình, đó là điều mà rất nhiều người đẹp lấy chồng giàu đã quên, cho dù họ lấy đại gia là vì ham tiền hay vì ngưỡng mộ tài làm ra tiền của ông ta.
* Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi.
Theo Lệ Thu
Đất việt
Đất việt