"Ngoại tình không phải là câu chuyện của riêng ai. Chúng ta cần nhìn nhận nó một cách khách quan, nhân văn để giải quyết hoặc hạn chế nó chứ nhất định không được có thái độ né tránh hoặc lớn tiếng mạt sát, rủa nguyền. Nếu không vợ chồng càng xa cách nhau hơn, gia đình tất yếu tan vỡ...” – chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn chia sẻ.
Tìm sự thiếu hụt
Theo phân tích của ông Đoàn, không sai khi khẳng định rằng: “Ngoại tình thực hiện chức năng bù đắp”. Bởi vì, mỗi cuộc ngoại tình đều là sự tìm kiếm những thiếu hụt không thể bù đắp được trong cuộc sống gia đình. Người ta thường tìm đến nơi mà cái tôi cá nhân của họ được vuốt ve, tán dương.
Một người phụ nữ tỏ ra biết thông cảm với những vấn đề đang làm đau đầu người tình, tìm cách động viên, giúp đỡ anh ta, khiến anh ta tin rằng bản thân anh ta có nhiều ưu điểm hơn thiếu sót.
Ngoại tình là điều khó tránh khỏi đặc biệt là trong xã hội hiện nay (Ảnh minh họa)
Anh khác có thể làm cho người đàn bà bình thường (đôi khi tầm thường) trong mắt người chồng, cảm thấy mình là người đàn bà xinh đẹp, đáng yêu, anh ta lắng nghe, trân trọng mỗi lời, mỗi việc làm của chị ta. Đó là những khoảng trống (thường biến mất sau hôn nhân) luôn khiến người người khát khao được lấp đầy.
Vì vậy, những đôi vợ chồng lấy nhau không vì tình yêu hoặc yêu nhau không đủ, thường xuyên lục đục, thiếu tôn trọng nhau, dằn hắt nhau, coi thường nhau thì sớm muộn một trong hai vợ chồng hoặc cả hai vợ chồng đều ngoại tình. Lúc đó, chuyện ly hôn sẽ xảy ra.
Nhưng có một dạng ngoại tình (đa số) là do cơ hội đưa đẩy. Đó là khi con đường đi của hai tâm hồn giao nhau do hoàn cảnh hoặc do tâm trạng cao trào hưng phấn, bất ngờ xô họ vào vòng xoáy đam mê. Đối với trường hợp này, nguy cơ đổ vỡ gia đình không lớn nhưng lại dễ lặp lại.
“Tại sao bạn dễ dàng chấp nhận, dễ dàng hiểu nếu như bạn bè, đồng nghiệp xung quanh ngoại tình nhưng lại đùng đùng nổi giận, mạt sát bạn đời của mình khi phát hiện họ tòm tem với ai. Lúc đó, bạn dễ đổ đủ tội tày đình cho anh (cô) ta mà không cần biết nguyên nhân, không tìm hiểu lý do? Bạn đời là người thân yêu, gắn bó với mình hơn rất nhiều, tại sao bạn lại không đối xử với họ được như với bạn?” – ông Đoàn chất vấn.
Nhà văn Trang Hạ cũng từng chiêm nghiệm về những người ngoại tình: “Tôi lại nghĩ tình yêu ấy chỉ trắc trở ở hai chữ "ngoài hôn nhân" mà thôi, đúng hơn là ngoài đạo lý. Nhưng đạo lý lớn nhất của con người lại không phải là tình yêu sao? Không phải tình yêu luôn luôn tốt hơn sự hận thù sao? Không phải vì tình yêu mà người này có thể yêu người khác, một người xấu hơn, kém tài hơn, thiếu danh phận hơn người khác sao? Không phải trên cán cân sắc đẹp công danh và đạo đức thì tình yêu đã chiến thắng sao?...
Vậy đừng đẩy vợ/chồng họ thành kẻ thù. Hoặc đẩy tình nhân của vợ/chồng thành kẻ thù. Hãy nhìn họ như nhìn một số phận. Và tìm cách bao dung họ lẫn bao dung lấy bản thân mình. Đó là cách duy nhất để tự bảo vệ mình và tâm hồn mình trước chuyện ngoại tình, cho dù ta là người đứng ở ngã ba đường, không biết đi về đâu trong tình yêu này”.
Đã bao dung thì nên tin tưởng
Bà Nguyễn Thu Giang – Phó Giám đốc Viện phát triển sức khỏe cộng đồng ánh sáng Light cho rằng: kể cả hai giới, khi phát hiện vợ (chồng) ngoại tình, bạn cần phải bình tĩnh, tìm nguyên nhân, thẳng thắn chia sẻ với bạn đời.
Khi biết được nguyên nhân sẽ có hai cách xử lý, thấy không khắc phục được, không chấp nhận được thì hãy thanh thản buông tay, đại lượng để người ta ra đi; Còn nếu có thể bao dung tha thứ thì nên hãy rộng lượng với vợ (chồng), cho dù bị tổn thương nhưng phải giữ sự tôn trọng và tin tưởng vợ (chồng), cùng nhau tìm cách xây dựng lại tình cảm.
Còn đã đến mức bắt vợ quay clip để tống tiền kẻ thứ 3 có nghĩa người chồng đã sẵn sàng “bán” hôn nhân của mình, bộc lộ sự thù hận đến hèn hạ. Đối với anh ta, người vợ chỉ còn là một “phương tiện” để anh ta lợi dụng. Người vợ không còn tin tưởng, tôn trọng chồng. Và đối với những người xung quanh, anh ta cũng không khác gì ông sếp kia, hoàn toàn “trần trụi” về mặt nhân cách, cũng không cần đến hôn nhân.
Tuy nhiên, cũng không phải ai cũng có thể tìm lại được sự tin tưởng với vợ (chồng) sau khi phát hiện mình bị cắm sừng. Sự nghi ngờ gặm nhấm khiến cho các bà vợ (ông chồng) thường xuyên tra hỏi, lục vấn, rình rập bạn đời. Khi bạn đời có lỗi, họ lập tức lôi chuyện cũ ra đay nghiến, thậm chí tìm cách bêu xấu, phơi lưng bạn đời cho họ hàng, con cái, bạn bè biết chuyện. Điều đó sẽ bóp nghẹt bạn đời, phá hủy nốt chút tình yêu mong manh còn sót lại, kết cục sớm muộn cũng là chia tay.
“Nguyên nhân sâu xa của tình trạng thiếu thuỷ chung trong quan hệ vợ chồng là sự nhàm chán, buồn tẻ, khô cứng. Nhưng người ta sống với nhau không chỉ vì tình yêu, mà còn vì nghĩa vợ chồng, bằng trách nhiệm với gia đình, với con cái, bằng nhiều ràng buộc vô hình và hữu hình khác nhau. Con đường vào trái tim ngoài tình nghĩa, ngoài trách nhiệm cần có sự bao dung, cảm thông. Mỗi người (kể cả vợ và chồng) đều phải cố gắng làm mới mình trong mắt bạn đời, để luôn được yêu thương và tôn trọng. Điều này thật khó nhưng nếu nỗ lực mỗi ngày, tự khắc bạn biết quý trọng bản thân và hôn nhân, không dễ dàng chạy theo những cám dỗ...” – chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn
Tìm sự thiếu hụt
Theo phân tích của ông Đoàn, không sai khi khẳng định rằng: “Ngoại tình thực hiện chức năng bù đắp”. Bởi vì, mỗi cuộc ngoại tình đều là sự tìm kiếm những thiếu hụt không thể bù đắp được trong cuộc sống gia đình. Người ta thường tìm đến nơi mà cái tôi cá nhân của họ được vuốt ve, tán dương.
Một người phụ nữ tỏ ra biết thông cảm với những vấn đề đang làm đau đầu người tình, tìm cách động viên, giúp đỡ anh ta, khiến anh ta tin rằng bản thân anh ta có nhiều ưu điểm hơn thiếu sót.
Ngoại tình là điều khó tránh khỏi đặc biệt là trong xã hội hiện nay (Ảnh minh họa)
Anh khác có thể làm cho người đàn bà bình thường (đôi khi tầm thường) trong mắt người chồng, cảm thấy mình là người đàn bà xinh đẹp, đáng yêu, anh ta lắng nghe, trân trọng mỗi lời, mỗi việc làm của chị ta. Đó là những khoảng trống (thường biến mất sau hôn nhân) luôn khiến người người khát khao được lấp đầy.
Vì vậy, những đôi vợ chồng lấy nhau không vì tình yêu hoặc yêu nhau không đủ, thường xuyên lục đục, thiếu tôn trọng nhau, dằn hắt nhau, coi thường nhau thì sớm muộn một trong hai vợ chồng hoặc cả hai vợ chồng đều ngoại tình. Lúc đó, chuyện ly hôn sẽ xảy ra.
Nhưng có một dạng ngoại tình (đa số) là do cơ hội đưa đẩy. Đó là khi con đường đi của hai tâm hồn giao nhau do hoàn cảnh hoặc do tâm trạng cao trào hưng phấn, bất ngờ xô họ vào vòng xoáy đam mê. Đối với trường hợp này, nguy cơ đổ vỡ gia đình không lớn nhưng lại dễ lặp lại.
“Tại sao bạn dễ dàng chấp nhận, dễ dàng hiểu nếu như bạn bè, đồng nghiệp xung quanh ngoại tình nhưng lại đùng đùng nổi giận, mạt sát bạn đời của mình khi phát hiện họ tòm tem với ai. Lúc đó, bạn dễ đổ đủ tội tày đình cho anh (cô) ta mà không cần biết nguyên nhân, không tìm hiểu lý do? Bạn đời là người thân yêu, gắn bó với mình hơn rất nhiều, tại sao bạn lại không đối xử với họ được như với bạn?” – ông Đoàn chất vấn.
Nhà văn Trang Hạ cũng từng chiêm nghiệm về những người ngoại tình: “Tôi lại nghĩ tình yêu ấy chỉ trắc trở ở hai chữ "ngoài hôn nhân" mà thôi, đúng hơn là ngoài đạo lý. Nhưng đạo lý lớn nhất của con người lại không phải là tình yêu sao? Không phải tình yêu luôn luôn tốt hơn sự hận thù sao? Không phải vì tình yêu mà người này có thể yêu người khác, một người xấu hơn, kém tài hơn, thiếu danh phận hơn người khác sao? Không phải trên cán cân sắc đẹp công danh và đạo đức thì tình yêu đã chiến thắng sao?...
Vậy đừng đẩy vợ/chồng họ thành kẻ thù. Hoặc đẩy tình nhân của vợ/chồng thành kẻ thù. Hãy nhìn họ như nhìn một số phận. Và tìm cách bao dung họ lẫn bao dung lấy bản thân mình. Đó là cách duy nhất để tự bảo vệ mình và tâm hồn mình trước chuyện ngoại tình, cho dù ta là người đứng ở ngã ba đường, không biết đi về đâu trong tình yêu này”.
Đã bao dung thì nên tin tưởng
Bà Nguyễn Thu Giang – Phó Giám đốc Viện phát triển sức khỏe cộng đồng ánh sáng Light cho rằng: kể cả hai giới, khi phát hiện vợ (chồng) ngoại tình, bạn cần phải bình tĩnh, tìm nguyên nhân, thẳng thắn chia sẻ với bạn đời.
Khi biết được nguyên nhân sẽ có hai cách xử lý, thấy không khắc phục được, không chấp nhận được thì hãy thanh thản buông tay, đại lượng để người ta ra đi; Còn nếu có thể bao dung tha thứ thì nên hãy rộng lượng với vợ (chồng), cho dù bị tổn thương nhưng phải giữ sự tôn trọng và tin tưởng vợ (chồng), cùng nhau tìm cách xây dựng lại tình cảm.
Còn đã đến mức bắt vợ quay clip để tống tiền kẻ thứ 3 có nghĩa người chồng đã sẵn sàng “bán” hôn nhân của mình, bộc lộ sự thù hận đến hèn hạ. Đối với anh ta, người vợ chỉ còn là một “phương tiện” để anh ta lợi dụng. Người vợ không còn tin tưởng, tôn trọng chồng. Và đối với những người xung quanh, anh ta cũng không khác gì ông sếp kia, hoàn toàn “trần trụi” về mặt nhân cách, cũng không cần đến hôn nhân.
Tuy nhiên, cũng không phải ai cũng có thể tìm lại được sự tin tưởng với vợ (chồng) sau khi phát hiện mình bị cắm sừng. Sự nghi ngờ gặm nhấm khiến cho các bà vợ (ông chồng) thường xuyên tra hỏi, lục vấn, rình rập bạn đời. Khi bạn đời có lỗi, họ lập tức lôi chuyện cũ ra đay nghiến, thậm chí tìm cách bêu xấu, phơi lưng bạn đời cho họ hàng, con cái, bạn bè biết chuyện. Điều đó sẽ bóp nghẹt bạn đời, phá hủy nốt chút tình yêu mong manh còn sót lại, kết cục sớm muộn cũng là chia tay.
“Nguyên nhân sâu xa của tình trạng thiếu thuỷ chung trong quan hệ vợ chồng là sự nhàm chán, buồn tẻ, khô cứng. Nhưng người ta sống với nhau không chỉ vì tình yêu, mà còn vì nghĩa vợ chồng, bằng trách nhiệm với gia đình, với con cái, bằng nhiều ràng buộc vô hình và hữu hình khác nhau. Con đường vào trái tim ngoài tình nghĩa, ngoài trách nhiệm cần có sự bao dung, cảm thông. Mỗi người (kể cả vợ và chồng) đều phải cố gắng làm mới mình trong mắt bạn đời, để luôn được yêu thương và tôn trọng. Điều này thật khó nhưng nếu nỗ lực mỗi ngày, tự khắc bạn biết quý trọng bản thân và hôn nhân, không dễ dàng chạy theo những cám dỗ...” – chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn
Theo Diệu Linh
Dân Việt
Dân Việt