loãng (nửa thìa canh giấm trong một ly nước).
Hôi miệng thường do nguyên nhân tại miệng và vùng lân cận như viêm nhiễm ở khoang miệng, mũi, xoang, phế quản; khô miệng kéo dài (do thuốc, do tuyến nước bọt hoạt động kém hoặc thở bằng miệng…); vệ sinh răng miệng kém; thói quen hút thuốc lá… Tình trạng hở van tâm vị cũng gây hôi miệng do mùi khó chịu từ dạ dày trào lên.
Tình trạng hôi miệng do nguyên nhân từ miệng có thể được khắc phục bằng những biện pháp đơn giản dưới đây:
1. Ngậm nước sắc các loại thảo dược chứa tinh dầu thơm có tính sát khuẩn như hương nhu, mùi tàu, húng chanh… Mỗi ngày bạn lấy một nắm lá sắc đặc (để lửa liu riu khoảng 20 phút sau khi sôi, đậy vung kín), pha thêm chút muối, lọc bỏ bã, cho vào chai cất trong tủ lạnh, ngậm mỗi ngày 6 lần hoặc nhiều hơn nếu có điều kiện. Mỗi lần, ngậm lâu nhất có thể rồi nhổ đi. Hiệu quả sẽ thấy rõ sau một vài ngày.
2. Pha mật ong và bột quế với nước ấm để súc miệng nhiều lần trong ngày.
3. Nhai dần dần và nuốt nước liên tục những thứ có mùi thơm như cánh hoa hồng, hoa hồi, vỏ quả canh… Với hoa hồng, vỏ chanh, bạn có thể nhai thường xuyên trong ngày, còn với hoa hồi thì mỗi ngày dùng vài ba cánh. Bạn cũng có thể sử dụng hoa hồng theo cách hãm với nước sôi để ngậm.
4. Lấy vỏ quýt nấu nước uống hằng ngày, mỗi ngày chừng 30 gr.
Chanh sẽ giúp hơi thở bạn thơm tho hơn.
5. Súc miệng thường xuyên với nước cốt chanh pha nước hoặc giấm táo pha loãng (nửa thìa canh giấm trong một ly nước).
6. Trong mỗi bữa ăn nên có các loại rau thơm như lá bạc hà, mùi tây, mùi ta, mùi tàu, cần tây… Về trái cây, nên ưu tiên họ cam quýt, vì chúng chứa nhiều axit citric giúp kích thích tiết nước bọt để diệt vi khuẩn, rất hiệu quả trong trường hợp hôi miệng do khô miệng.
7. Về đồ uống, nếu bạn không thích nước lọc thì thay cho cà phê, hãy dùng nước trà. Các chất chống ô xy hóa mạnh trong trà cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Ngoài ra, để hơi thở được thơm tho, bạn cần vệ sinh răng miệng tốt để đảm bảo không còn thức ăn thừa giắt ở răng, nạo sạch lưỡi, uống đủ nước để tránh khô miệng và làm sạch hơn khoang miệng. Nếu áp dụng thường xuyên các cách trên mà miệng vẫn hôi, bạn cần đến bác sĩ để phát hiện và giải quyết dứt điểm bệnh lý vì chắc chắn đó chính là nguyên nhân khiến bạn hôi miệng.
Hôi miệng thường do nguyên nhân tại miệng và vùng lân cận như viêm nhiễm ở khoang miệng, mũi, xoang, phế quản; khô miệng kéo dài (do thuốc, do tuyến nước bọt hoạt động kém hoặc thở bằng miệng…); vệ sinh răng miệng kém; thói quen hút thuốc lá… Tình trạng hở van tâm vị cũng gây hôi miệng do mùi khó chịu từ dạ dày trào lên.
Tình trạng hôi miệng do nguyên nhân từ miệng có thể được khắc phục bằng những biện pháp đơn giản dưới đây:
1. Ngậm nước sắc các loại thảo dược chứa tinh dầu thơm có tính sát khuẩn như hương nhu, mùi tàu, húng chanh… Mỗi ngày bạn lấy một nắm lá sắc đặc (để lửa liu riu khoảng 20 phút sau khi sôi, đậy vung kín), pha thêm chút muối, lọc bỏ bã, cho vào chai cất trong tủ lạnh, ngậm mỗi ngày 6 lần hoặc nhiều hơn nếu có điều kiện. Mỗi lần, ngậm lâu nhất có thể rồi nhổ đi. Hiệu quả sẽ thấy rõ sau một vài ngày.
2. Pha mật ong và bột quế với nước ấm để súc miệng nhiều lần trong ngày.
3. Nhai dần dần và nuốt nước liên tục những thứ có mùi thơm như cánh hoa hồng, hoa hồi, vỏ quả canh… Với hoa hồng, vỏ chanh, bạn có thể nhai thường xuyên trong ngày, còn với hoa hồi thì mỗi ngày dùng vài ba cánh. Bạn cũng có thể sử dụng hoa hồng theo cách hãm với nước sôi để ngậm.
4. Lấy vỏ quýt nấu nước uống hằng ngày, mỗi ngày chừng 30 gr.
Chanh sẽ giúp hơi thở bạn thơm tho hơn.
5. Súc miệng thường xuyên với nước cốt chanh pha nước hoặc giấm táo pha loãng (nửa thìa canh giấm trong một ly nước).
6. Trong mỗi bữa ăn nên có các loại rau thơm như lá bạc hà, mùi tây, mùi ta, mùi tàu, cần tây… Về trái cây, nên ưu tiên họ cam quýt, vì chúng chứa nhiều axit citric giúp kích thích tiết nước bọt để diệt vi khuẩn, rất hiệu quả trong trường hợp hôi miệng do khô miệng.
7. Về đồ uống, nếu bạn không thích nước lọc thì thay cho cà phê, hãy dùng nước trà. Các chất chống ô xy hóa mạnh trong trà cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Ngoài ra, để hơi thở được thơm tho, bạn cần vệ sinh răng miệng tốt để đảm bảo không còn thức ăn thừa giắt ở răng, nạo sạch lưỡi, uống đủ nước để tránh khô miệng và làm sạch hơn khoang miệng. Nếu áp dụng thường xuyên các cách trên mà miệng vẫn hôi, bạn cần đến bác sĩ để phát hiện và giải quyết dứt điểm bệnh lý vì chắc chắn đó chính là nguyên nhân khiến bạn hôi miệng.
Theo Phạm Hoàng
Đất Việt
Đất Việt