[h=1][/h] Nếu như khẳng định tiền không thể mua được hạnh phúc thì cũng không hoàn toàn đúng. Thực tế thì có thể mua được, nhưng bạn cần phải biết mua nó ở đâu, với giá bao nhiêu. Một sự mua bán như thế này phải mang lại cho chúng ta thứ tài sản để chúng ta sử dụng lâu dài, chẳng hạn như để xây dựng cho mình một vị trí trong xã hội.
Tập thể các nhà tâm lý học, nhân chủng học và các chuyên gia nghiên cứu về sự sống của con người trên trái đất cũng như các nhà sử học hiện nay chưa đạt được thành công trong việc tìm ra một nền văn hóa trong đó các thành viên của nó hy sinh những tâm trạng tốt vì một tâm trạng xấu, đặt bất hạnh lên trên hạnh phúc. Tập thể các nhà tâm lý học và thần kinh học cho đến nay cũng chưa thành công trong việc tìm ra trong trí óc và trong bộ não trung tâm điều hành các xúc cảm, suy nghĩ và thái độ của con người. Mặc dù mỗi người chúng ta đều có cảm giác rằng một trung tâm như thế này tồn tại và nhờ sự trung gian của nó chúng ta điều khiển cuộc sống của mình, mà thực sự cuộc sống được điều khiển thông qua các quá trình của bộ não mà bản thân chúng ta không trực tiếp tiếp cận được. Cảm giác hạnh phúc chính là sản phẩm của các quá trình trí óc mà chúng ta không vươn tới được ấy.
Chúng ta thích được là người hạnh phúc, sung sướng. Còn khi chúng ta phải chịu cảm giác bất hạnh, chúng ta bổ đi tìm sự giúp đỡ, hỗ trợ. Hạnh phúc là một trạng thái rất có giá trị, nhưng bỏ ra cả một cuộc đời để tìm kiếm hạnh phúc có lẽ là một trong những thứ ngốc nghếch nhất mà con người có thể làm. Tướng Pháp Charles de Gaulle, khi được một nhà báo hỏi về việc ông có vươn tới hạnh phúc không, ông đã trả lời không do dự: “Ông định coi tôi là thằng ngu hay sao?”. Cảm giác hạnh phúc là một cái gì đó kiểu như kim chỉ hướng mang tính nội tại được phần lý trí của nó đưa ra một cách vô thức, chỉ cho ta thấy là chúng ta đang đi đúng hướng. Đang đi đúng hướng cuộc đời. Mặc dù chúng ta không biết cái trí tuệ vô thức hoạt động thế nào trong những bối cảnh cụ thể, chúng ta vẫn biết tương đối rõ cái gì nó coi là tốt.
Cảm giác hạnh phúc, nói chung, đó là ý thức rằng ta đang có đầy đủ mọi phương tiện để hiện thực hóa những nhu cầu và mục đích quan trọng của mình, đồng thời có đủ khả năng để vươn tới chúng. Trong một tương lai xa những người quả thật bất hạnh là những người không được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của cuộc sống: một mái nhà che đầu và một ít lương thực trong nồi. Những người vô gia cư và những người đói bụng chắc chắn không phải là những người hạnh phúc, tất cả những người còn lại là những người hạnh phúc, ở mức độ khác nhau. Cảm giác hạnh phúc trọn vẹn gắn với trạng thái được đáp ứng hoàn toàn về các nhu cầu: vị trí xã hội, tự đánh giá tốt về bản thân mình, có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh về mặt lý học và kiểm soát bản thân, hiểu được những người xung quanh, tin tưởng vào những người gần gũi nhất và hài lòng về quan hệ tình dục. Sự sung sướng còn tiếp thêm cho chúng ta cảm giác mình đang tiến gần đến việc hiện thực hóa những mục tiêu và kế hoạch của mình.
Khi sự tích cực của cái đầu óc mang nặng chất lý trí không áp đặt bộ óc mang tính máy móc những mục tiêu và kế hoạch của mình, cảm giác hạnh phúc có thể chỉ là điều đơn giản: ta đang đến với những đứa cháu đáng yêu, ta đã giảm được lớp mỡ dưới bụng (trong trường hợp những người đàn ông) hoặc ở hông (trong trường hợp người phụ nữ), đang đi đến một nhóm những người thiện chí hoặc những người chúng ta dễ dàng sai khiến. Nhưng phần lý trí của bộ não chúng ta nói chung có thể muốn hầu như tất cả: dân chủ và hòa bình trên thế giới, thay đổi chính phủ, thậm chí hạnh phúc vĩnh cửu cho tất cả mọi người. Khi xuất hiện những mong muốn loại này, chúng trở thành tiêu chí bình đẳng để đánh giá mức độ hạnh phúc đã đạt được thông qua phần trí óc vô thức. Quả thật người ta có thể trở nên bất hạnh vì những bất hạnh của người khác và cảm thấy phấn chấn tột bậc vì lý do ở Nam Phi nạn phân biệt chủng tộc đã bị loại bỏ khỏi đời sống đất nước. Và niềm hạnh phúc đó cũng lớn lao chẳng khác gì niềm vui từ sự tốt đẹp của đời sống vợ chồng, niềm vui từ sự thăng tiến trong nghề nghiệp hay từ cuộc gặp mặt vui vẻ với bạn bè. Hạnh phúc duy nhất mà chúng ta không thể thụ hưởng đó là hạnh phúc có được vì lý do ta là người hạnh phúc.
[h=2]Hạnh phúc, hạnh phúc là trên hết[/h] Tại một trường học ở Anh, người ta đưa vào chương trình giảng dạy môn học về hạnh phúc. Học sinh được học về chuyện làm thế nào để làm chủ xúc cảm, quan tâm đến sự lành mạnh về tâm sinh lý, xây dựng các mối quan hệ tốt, thế nào là có chính kiến và thể hiện thẳng thắn ý kiến của mình, làm thế nào để học được và tận dụng những điều này, v.v…
Những bài học về hạnh phúc có những ưu điểm của nó – làm tăng năng lực tự điều chỉnh bản thân và năng lực xã hội của sinh viên, nhưng chúng cũng có thể có những hậu quả tiêu cực, bởi vì ngay bản thân chuyện gọi tên chúng là môn học về hạnh phúc cũng là cách gợi ý rằng vươn tới hạnh phúc là mục tiêu của cuộc đời và hành động của con người. Mà biến hạnh phúc thành mục đích của cuộc đời là điều có thể thật sự chứa đựng nguy cơ. Thứ nhất, trong cuộc chạy theo hạnh phúc một cách vô vọng, chúng ta coi những người xung quanh là công cụ, là phương tiện phục vụ chúng ta trên con đường vươn tới hạnh phúc của mình. Mục đích bắt đầu lý giải phương tiện. Chúng ta huy động chúng một cách không thương tiếc chỉ nhằm mục đích có được cảm giác hài lòng thoảng qua. Thứ hai, chúng ta có thể phụ thuộc một cách nặng nề vào mong muốn vươn tới hạnh phúc. Trong các phòng thí nghiệm hóa học trên khắp thế giới, hàng ngàn nhà nghiên cứu đang làm việc say sưa nhằm tìm ra một loại thuốc viên đem lại hạnh phúc khi uống. Cũng trong thời gian đó, tại những nhà máy hoạt động hợp pháp có và hoạt động bất hợp pháp có, hàng triệu liều thuốc dùng hóa chất được sản xuất ra cũng với hy vọng cải thiện tâm trạng con người. Hàng triệu người Mỹ và càng ngày càng có nhiều người Ba Lan ngày ngày sử dụng thuốc chống chán chường, chống histamin, thuốc trợ tim và thuốc chống sự nhậy cảm quá mức, mặc dù họ chẳng hề mắc một căn bệnh nào trong số những căn bệnh kể trên. Họ uống thuốc chỉ vì họ muốn tâm trạng mình tốt hơn, tất cả các loại thuốc trên đây đều là thuốc hợp pháp, một số loại bán không cần kê đơn. Các loại ma túy cũng cho kết quả tương tự, chỉ có điều là chúng hiệu quả hơn. Tất nhiên ma túy có những phản ứng phụ đe dọa đến tính mạng con người, nhưng dược phẩm hợp pháp cũng không phải không mang dáng dấp tử thần. Về mặt lâu dài, những phản ứng phụ sẽ gây cản trở cho khả năng vươn tới hạnh phúc một cách tự nhiên, chẳng hạn như các loại thuốc kích thích hoạt động tình dục sẽ làm mất chức năng tình dục và ham muốn ân ái ở con người. Vậy thì hạnh phúc thật sự nên tìm ở đâu? Cái gì có thể đem lại hạnh phúc?
[h=2]“Có tiền mua tiên cũng được”[/h] Nói một cách chung nhất, nguồn gốc hạnh phúc là một cuộc sống tốt đẹp. Song chúng ta đừng quên rằng sự tốt đẹp của cuộc sống là ngọn đuốc soi sáng mức độ thỏa mãn các nhu và hiện thực hóa kế hoạch. Tiền khi đó là phương tiện thanh toán tổng hợp, có thể “mua tiên cũng được”, nhưng cách nói phổ biến và được coi là “lời hay ý đẹp” từ trước đến nay lại là: tiền không mang lại hạnh phúc. Sự thật không phải vậy, ngược lại hạnh phúc có thể mua được bằng tiền, có điều ta nên biết là mua cái gì để có hạnh phúc và mua ở đâu.
Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của mức thu nhập đến cảm giác hạnh phúc đã bộc lộ một sự ngược đời đáng ngạc nhiên. Một mặt các nhà tâm lý học, xã hội học và kinh tế học đã thu thập được những số liệu mang tính thuyết phục cao về vấn đề mặc dù nói chung con người ta càng ngày càng trở nên giàu có nhưng họ lại không cảm thấy hạnh phúc. Bằng chứng hùng hồn của điều ngược đời này là nước Nhật, quốc gia trong những năm 60 của thế kỷ XX được coi là nước rất nghèo, vậy mà trong thập kỷ 80 đã trở nên giàu có – trong vòng 20 năm thu nhập quốc dân tính trên đầu người tăng bốn lần, nhưng mức độ hạnh phúc trung bình của người dân Nhật thì lại không hề thay đổi. Với những gì diễn ra ở Ba Lan, chúng ta cũng gặp hiện tượng tương tự. So với những năm cuối của thời kỳ nhà nước Cộng hòa nhân dân, thu nhập quốc dân tính trên đầu người của Ba Lan hiện nay tăng trên dưới 50 phần trăm, nhưng người Ba Lan nói chung không hạnh phúc hơn cách đây 20 năm. Mặt khác trong các công trình nghiên cứu chi tiết, chẳng hạn mức độ hạnh phúc được đo bằng cái gọi là thang điểm Cantril (trong đó những người tham gia nghiên cứu xác định chất lượng cuộc sống hiện tại của mình thông qua việc sử dụng cách tính điểm 11 bậc hình cái thang, bậc dưới được coi là “cuộc sống tồi tệ nhất mà tôi chờ đợi”) liên quan tương đối chặt chẽ với mức thu nhập. Và trong các công trinh mà các nhà nghiên cứu Ba Lan là Wieslaw Baryla và Bogdan Wojciszke tiến hành bằng phương pháp lựa chọn điển hình vào năm 2004, thành viên của 20 phần trăm số hộ gia đình có thu nhập tính trên đầu người cao nhất, đánh giá cuộc sống của mình cao hơn 2 điểm (tức là 40 phần trăm) so với các thành viên của 20 phần trăm các hộ gia đình có thu nhập tính trên đầu người thấp hơn, điểm đánh giá trung bình là: 6,9 so với 4,9, có tính đến trình độ văn hóa, tuổi, giới tính và nơi cư trú của những người tham gia theo thống kê chung.
Như vậy người giàu có hơn là những người hạnh phúc, nhưng nói chung sự giàu có lên của xã hội không dẫn đến sự gia tăng mức độ hạnh phúc chung. Rõ ràng mức độ gia tăng sự khá giả kéo theo việc xuất hiện trong các gia đình tivi, máy giặt, tủ lạnh, đầu video, máy rửa bát và xe hơi các loại. Tất cả những tài sản này nói một cách khách quan đều góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, giải phóng con người khỏi những công việc nặng nhọc, gây ức chế, tăng thời gian cho vui chơi giải trí, tăng mức độ ổn định và tăng khả năng tự chủ. Vậy thì tại sao trong những đánh giá chủ quan sự gia tăng chất lượng cuộc sống này lại không góp phần làm tăng cảm giác hạnh phúc chung?
[h=2]Tất cả đều có thể quen[/h] “Lỗi” lớn nhất thuộc về khả năng vô hạn của con người trong việc thích nghi với những điều kiện không ngừng thay đổi. Cũng như hầu hết các cơ chế tâm lý học, cơ chế thích nghi tỏ ra hữu hiệu khi chúng ta phải đối mặt với một tình huống khó khăn. Khi ta hỏi mọi người xem họ thích gì hơn: chết trong một tai nạn ô tô hay bị chấn thương dẫn đến liệt toàn thân – đại đa số không do dự chọn hả năng thứ nhất. Bị liệt là trạng thái gây lo sợ. Chúng ta không thể hình dung được là chúng ta có thể trở nên hạnh phúc khi chúng ta nằm liệt giường hoặc bị cột chặt vào chiếc xe lăn suốt đời. Nhưng điều đó lại hoàn toàn có thể xảy ra. Chúng ta không đánh giá đúng khả năng vô hạn của mình trong việc hợp lý hóa và thích nghi với tất cả mọi điều. Tất nhiên những người bị liệt toàn thân lúc đầu bao giờ cũng rơi vào trạng thái chán chường tột bậc. Nhưng rồi sau một vài tháng họ lấy lại được ý chí và niềm vui cuộc sống giống như những người hoàn toàn khỏe mạnh.
Nhà vật lý học người Anh Stephen Hawking năm hai mươi tuổi được biết mình bị căn bệnh quái ác là dây thần kinh đi qua các thớ thịt cứ teo dần – mới đầu ở tứ chi, sau đến hệ hô hấp và thực quản. Vậy mà người bệnh này vẫn giữ được sự tỉnh táo hoàn toàn của bộ óc. Stephen Hawking từ nhiều năm nay sống nhờ một thiết bị có tên tiếng Anh là respirator. Ông giao tiếp với môi trường xung quanh nhờ cái máy tính phân tích lời nói. Có thời ông đã nói rằng từ năm 21 tuổi ông không chờ đợi điều gì tốt đẹp cho tương lai của mình. Tất cả những gì sẽ gặp trong tương lai ông đều coi là một loại phần thưởng. Vậy mà ông đã kịp trở nên nổi tiếng với việc tạo nên bước ngoặt vĩ đại trong ngành vũ trụ học và đã viết cuốn sách phổ biến khoa học được nhiều người tìm đọc nhất mọi thời đại, cuốn “Lược sử thời gian. Từ vụ nổ lớn đến những hố đen”.
Chúng ta biết xoay xở với những sự kiện tiêu cực trong đời sống của mình một cách dễ dàng đáng khâm phục, còn với những sự kiện tích cực thì chúng ta quen còn dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều, chẳng hạn như việc trúng xổ số với giá trị lớn về lâu về dài thường gây cho chúng ta điều bất hạnh nhiều hơn là may mắn. Khả năng thích nghi đặc biệt của chúng ta với điều kiện sống giải thích tại sao mức gia tăng tương đối sự khá giả không ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc, nhưng không lý giải tại sao ở một thời điểm và thời gian nhất định những người giàu có là những người hạnh phúc hơn những người nghèo. Điều này được quan điểm cho rằng sự hài lòng về tài sản vật chất phụ thuộc vào cái khung xã hội của điểm xuất phát do nhà kinh tế học Robert Frank thuộc Đại học Cornell đề xuất. Cơ chế ông Fran dự báo sẽ tồn tại làm người ta liên tưởng đến cái cơ chế đang chỉ đạo lĩnh vực vũ trang thế giới. Theo ông Frank, mức độ hạnh phúc chung không gia tăng tỷ lệ với mức độ giàu có của các xã hội, bởi vì những người giàu lên đem lợi nhuận của mình đầu tư cho việc cải thiện địa vị xã hội của mình. Việc làm đó không thể làm gia tăng mức độ hạnh phúc chung, bởi vì cuộc chơi nhằm cải tiến địa vị xã hội là cuộc chơi có tổng số bằng không. Có nghĩa là nếu có người ăn mừng vì giành được đỉnh cao trong tầng bậc xã hội thì điều không thể tránh khỏi là anh ta phải đẩy ai đó xuống hố sâu. Người bị đẩy xuống hố cố gắng tìm mọi cách duy trì địa vị của mình. Kết quả là những khoản chi tiêu lớn chỉ phục vụ mỗi một chuyện là làm sao để không có gì thay đổi. Khi chiến đấu để giành lấy địa vị xã hội cao, con người ta chi ra những khoản tiền khổng lồ cho việc tiêu dùng mang tính phô trương thanh thế. Một chiếc xe thể thao loại sang trọng có thể có giá 100 ngàn đô la, một chiếc đồng hồ đeo tay xịn giá 20 ngàn đôla, còn một đêm ăn ở trong căn hộ khép kín tại khách sạn phải trả tới 2 ngàn đô la. Chỉ với giá bằng một phần mười (trong trường hợp chiếc đồng hồ chỉ cần 500 đô la), ta có thể mua được những vật dụng hay dịch vụ có chức năng và giá trị sử dụng gần như giống hệt. Nếu tất cả mọi người, nhưng phải đúng là tất cả mọi người, bảo nhau chi tiêu ít hơn, và chi tiêu ít hơn thật, thì số tiền dôi ra sẽ vô cùng lớn và chúng có thể được dành cho việc chi tiêu vào những mục đích khác. Trong trường hợp tiền dành cho trang bị vũ khí, chúng có thể được dùng vào việc giúp đỡ những người nghèo khổ nhất thế giới. Trong trường hợp tiền dành cho chi tiêu vào các mặt hàng xa xỉ, những người lẽ ra chi tiêu chúng, có thể làm việc nhằm mục đích kiếm tiền ít hơn, và thời gian đó họ dành riêng cho gia đình và cho bạn bè. Vấn đề là ở chỗ khi tất cả mọi người đều hạn chế chi tiêu thì mỗi một đất nước đơn lẻ hay mỗi một cá nhân đơn lẻ vẫn muốn tăng số tiền mình có để bằng cách đó chiếm ưu thế vượt trội so với người khác. Kết quả là chẳng ai giảm được chi tiêu, thậm chí ngược lại – chi tiêu tăng lên.
[h=2]Sự giàu có giống như cái đuôi con công[/h] Tại sao mọi người cứ phải chạy đua để giành vị trí cao trong các bảng xếp hạng và cố gắng tạo dựng cho mình một địa vị xã hội thông qua việc chi tiêu mang tính khoe khoang? Trả lời phần đầu của câu hỏi này là lý thuyết về ưu thế do bà Denise Cummins, nhà tâm lý học tiến hóa người Mỹ, xây dựng. Đề xuất của bà dựa trên hai giả thiết cơ bản. Thứ nhất, con người ta, với tư cách động vật mang tính xã hội, tạo nên các nhóm có cơ cấu tầng bậc. Trong các nhóm ấy, những người có địa vị cao thường được hưởng nhiều lợi ích hơn so với những người ở địa vị thấp hơn: được phần nhiều hơn trong các nguồn dự trữ vật chất (chẳng hạn thức ăn) và lợi ích tâm lý (chẳng hạn khả năng góp phần hình thành thực tế và xây dựng cuộc sống riêng của mình), là cái tạo điều kiện tốt cho khả năng tồn tại và thành công trong việc sinh sôi. Thứ hai, bộ não con người được trang bị những môđun chuyên dụng cho phép hành chức một cách thuần thục trong các nhóm đã được phân cấp. Các môđun này xoay xở tốt trong việc nắm vững những quy định cho phép (chẳng hạn ai được phép vào ngôi nhà chung dùng để tụ họp), quy định trách nhiệm (chẳng hạn ai có nhiệm vụ giúp đỡ ai trong tình hình nảy sinh mâu thuẫn) và quy định về cấm đoán (chẳng hạn ai không được phép sờ tay vào đồ ăn). Kết quả một số công trình nghiên cứu đã cung cấp thêm thông tin để khẳng định tính đúng đắn của lý thuyết về ưu thế, chẳng hạn các công trình nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ lên ba đã có thể hiểu rõ các vấn đề liên quan đến sự hành chức của phân cấp xã hội và các công trình nghiên cứu chỉ ra rằng con người ta có xu hướng tự nhiên là nhớ mặt những kẻ lừa đảo thuộc vị trí xã hội thấp kém tốt hơn, còn khi được yêu cầu tưởng tượng ra bản thân mình ở những vị trí cao trong nhóm và được đặt trước nhiệm vụ phải tìm ra tội phạm thì họ đi tìm chúng trước tiên trong số những người thuộc địa vị xã hội thấp trong bảng xếp hạng. Nói chung dưới ánh sáng của lý thuyết ưu thế và của các công trình nghiên cứu có xu hướng ủng hộ nó, có địa vị xã hội cao bao giờ cũng tốt hơn bị đặt ở vị trí xã hội thấp.
[h=2]Hoàng đế là người trông ra dáng hoàng đế[/h] Tại sao mọi người cứ phải chạy đua để giành vị trí cao trong các bảng xếp hạng và cố gắng tạo dựng cho mình một địa vị xã hội thông qua việc chi tiêu mang tính khoe khoang? Trả lời phần hai của câu hỏi này đã có quan điểm về tiềm năng thu hút sự chú ý của xã hội do nhà tâm lý học lâm sàng và tiến hóa người Anh là Paul Gilbert đề xướng. Ông Gilbert khẳng định rằng địa vị xã hội của một người nào đó phụ thuộc gián tiếp vào số lượng mối quan tâm tích cực mà những người khác dành cho anh ta. Thường thì chúng ta dành sự quan tâm lớn cho những người có vai trò quan trọng đối với chúng ta trong thời điểm nhất định, chẳng hạn như khi ta đau răng, hầu như toàn bộ sự chú ý của chúng ta tập trung vào ông bác sĩ nha khoa, người sẽ hàn răng hoặc nhổ răng cho ta. Những người hoàn toàn không cần thiết cho chúng ta thì đơn giản là chúng ta không để ý và tương tự như vậy chúng ta không tính họ vào số những người cần nằm trong bộ nhớ.
Cơ chế dành sự chú ý cho những người quan trọng trong thời điểm nhất định hoạt động một cách tự nhiên, mà tất cả các cơ chế tự động thì đều có đặc điểm chung là mức độ chính xác không cao (chưa nói là đôi khi vô lý). Các cơ chế tự động để kiểm soát suy nghĩ, tình cảm và thái độ có lẽ diễn ra theo nguyên tắc dựa trên các quá trình liên tưởng hơn là rút ra kết luận và nói chung chúng dễ bị đánh lừa. Thí dụ điển hình của sự đánh lừa này là hiệu ứng “halo” dựa trên việc tất cả chúng ta đều có xu hướng tự nhiên công nhận quan điểm rắng những người đẹp đẽ thì đồng thời thông minh và tốt bụng, còn những người xấu – ngu ngốc và không thật thà. Vì tính chất tự động của cơ chế chỉ đạo hướng sự chú ý vào những người khác, chúng ta sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức không chỉ với những người chúng ta thấy thật sự có lợi cho mình, mà với cả những người gây cho chúng ta ấn tượng là họ sẽ có lợi cho mình. Hoàng đế là người trông ra dáng hoàng đế. Nhưng thật đáng tiếc, hoàng đế chỉ có một mà thôi.
Đóng góp quan trọng của Gilbert là đưa ra sự ràng buộc giữa vị trí trong bảng phân cấp xã hội và những xúc cảm. Theo nhà nghiên cứu này, sự thăng tiến bao giờ cũng đánh thức tâm trạng phấn chấn và mong muốn giúp đỡ người khác, còn sự thụt lùi, bị hạ thấp địa vị thì gây lo sợ, chán nản, xấu hổ, đôi khi tức tối. Nói chung việc ai đó nằm ở trung tâm chú ý của dư luận xã hội sẽ đem lại cho anh ta cảm giác hạnh phúc lớn lao, còn khi ý thức được là mình bị mất đi sự quan tâm của xã hội, sẽ làm nảy sự chán nản và cảm giác bất hạnh. Tất nhiên các cơ chế tự điều chỉnh đã tương đối nhanh chóng xoay xở được với nỗi buồn vừa nảy sinh. Con người ta trở lại với “cảm giác bình thường” và lại thấy mình hạnh phúc, mặc dù không hoàn toàn như trước. Bề ngoài có vẻ mọi chuyện ổn cả, song anh ta vẫn muốn cái gì đó hơn thế. Cái “hơn thế” ấy, về cơ bản, chỉ có thể đem lại cho chúng ta sự nâng cao địa vị xã hội và giành lại mối quan lớn của người khác. Khoản tiền chúng ta sẽ dùng vào việc mua địa vị xã hội có thể nâng địa vị xã hội của chúng ta cao thêm chút ít trong một thời gian, song cần phải biết chi tiêu chúng vào việc gì. Tại Ba Lan phương thức hoàn hảo nhất để nâng cao địa vị xã hội vẫn là đầu tư vào việc học hành cho bản thân mình. Nhưng liệu hướng đầu tư này trong tương lai có đơm hoa kết quả bằng thu nhập cao hay không? Nhiều thí dụ đã khẳng định điều này theo hướng tích cực. Thứ nhất, bất chấp những dư luận phổ biến tồn tại thời gian gần đây về việc học hành không được mang lại lợi lộc gì, vì không đem lại nhiều tiên, trình độ văn hóa trong thực tế lại gắn liền với mức thu nhập. Bước nhảy vọt về thu nhập chỉ có thể có trong trường hợp những người có trình độ đại học. Trung bình một người có bằng đại học thu nhập cao gấp 2 –3 lần những người chỉ có bằng tốt nghiệp phổ thông cơ sở, tốt nghiệp trường dạy nghề hay phổ thông trung học. Nhưng thu nhập của những người thuộc nhóm thứ hai này thì không chênh nhau là mấy. Thứ hai, cũng có thể hạnh phúc thúc đẩy làm giàu. Nhà tâm lý học Mỹ Ed Diener thuyết phục mọi người về vấn đề vừa nêu tại một trong số những bài báo gần đây của mình. Ông viết: “Những bằng chứng mang tính kinh nghiệm không đưa ra câu trả lời nhất quán, song cá nhân tôi cho rằng cảm giác hạnh phúc là sản phẩm phụ của sự thỏa mãn các nhu cầu, còn mối quan hệ giữa một tâm trạng tâm lý tốt với sự giàu có và các mối quan hệ tốt với những người khác chỉ mang tính bề ngoài. Những người biết tin tưởng người khác luôn có nhiều bạn bè và luôn có cảm giác “mình sẽ xoay xở tốt”, họ hạnh phúc hơn và có cơ sở vững chắc để kiếm được nhiều tiền. Vì vậy có thể nói rằng sự thỏa mãn nhu cầu đem lại cả hạnh phúc lẫn tiền bạc và chắc chắn đem lại nhiều thứ tốt đẹp hơn, chẳng hạn quan hệ tốt với mọi người.
[h=2]Bất hạnh trong hạnh phúc[/h] Cho đến nay, chúng ta đã phân tích xem cái gì biến chúng ta thành những người hạnh phúc. Vậy cũng cần cân nhắc xem cái gì có thể biến chúng ta thành những kẻ bất hạnh? Như đã trình bày ở trên, phương thức hiệu quả nhất để biến mình thành kẻ bất hạnh là biến cảm giác hạnh phúc thành mục tiêu của cả cuộc đời mình. Đặc biệt mang tính con dao hai lưỡi là giả thiết cho rằng niềm hạnh phúc vừa giành được sẽ kéo dài, sẽ tồn tại vĩnh viễn. Chúng ta tin rằng sự hài lòng, cảm giác sung sướng giành được một lần sẽ còn lại rất lâu, và có thể từ thời điểm đó chúng cứ thế kéo dài mãi mãi. Thật đáng tiếc, ngày vui nào cũng “ngắn chẳng tày gang”, ngắn hơn rất nhiều so với điều chúng ta mong muốn. Như kết quả công trình nghiên cứu của giáo sư Daniel Gilbert ở Harvard cho thấy, những niềm vui có được từ việc hiện thực hóa mơ ước nói chung không có nhiều, và về cơ bản chúng không kéo dài sau khi mơ ước trở thành hiện thực. Niềm sung sướng có được khi đang hiện thực hóa mơ ước lớn hơn nhiều và đem lại cảm giác hạnh phúc lớn hơn nhiều so với trạng thái tình cảm tương tự có được sau khi đã hiện thực hóa mơ ước. Nhưng chuyện đó chỉ xảy ra khi cảm giác hạnh phúc đối với chúng ta có một ý nghĩa nào đó. Không có cảm giác bất hạnh, cảm giác hạnh phúc thậm chí không thể nhận biết được với tư cách cảm giác hạnh phúc. Hầu như tất cả những gì có sức mạnh đem lại giây lát hạnh phúc đều có thể gây bất hạnh quá mức. Cảm giác hạnh phúc là bản thông báo về mức độ thỏa mãn các nhu cầu tâm sinh lý hiện tại và nhu cầu lường trước trong tương lai gần, là bản thông báo được chuẩn bị bởi phần tự động của bộ não chúng ta dành cho phần duy lý của nó. Thỏa mãn phần lớn nhu cầu tuân thủ luật điều chỉnh để thích nghi với môi trường xung quanh. Ví dụ điển hình nhất về nhu cầu điều chỉnh để thích nghi là cơn đói. Khi chúng ta bị đói, chúng ta vươn tới sự tìm kiếm cái ăn. Khi chúng ta no nê, tức là chúng ta không thấy đói nữa, chúng ta không muốn ăn thêm. Khi chúng ta bắt buộc phải ăn tiếp thì đó là điều khó chịu, thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe chúng ta. Một múi bưởi có thể là ít, ba múi có thể đem lại thời khắc sung sướng, nhưng mười múi thì rõ ràng là quá nhiều. Trừ trường hợp ngoại lệ là chạy theo địa vị xã hội (bởi nó đem lại nhiều khả năng thỏa mãn mọi nhu cầu khác), tất cả những sự vươn tới khác của con người nói chung dựa trên nguyên tắc tâm điểm vàng. Có nghĩa là cả mức độ cao lẫn mức độ thấp của việc thỏa mãn nhu cầu đều được cảm nhận là mức độ gây khó chịu. Chẳng hạn như một cuộc gặp gỡ với những người bạn thân thiết, hết lòng vì mình chắc chắn đem lại giây phút sung sướng, nhưng nếu số lượng bạn bè là con số hàng trăm và số lượng các cuộc gặp gỡ là hàng chục thì người ta sẽ bắt đầu thích sự cô đơn hơn. Mỗi nhà bác học đều mơ ước hiểu biết sâu rộng hơn, nhiều hơn về thế giới, hiểu biết nó kỹ càng hơn, nhưng ngay ở đây cũng có thể có sự quá tải. Nhà vật lý học thiên tài người Đức, Wolfgang Pauli, đã nhiều lần phàn nàn với các đồng nghiệp rằng ông biết quá nhiều nên chẳng còn đủ khả năng ngạc nhiên trước bất cứ cái gì và cũng không đủ khả năng nghĩ ra một cái gì mới mẻ, nguyên gốc.
[h=2]Định luật bù trừ, khi một người được lợi thì người khác phải chịu thiệt thòi[/h] Thật không may là địa vị xã hội cao lại trở thành phương tiện phổ cập nhất và hiệu quả nhất để bảo đảm cho mình sự thỏa mãn các nhu cầu và hiện thực hóa các kế hoạch. Có điều địa vị xã hội chỉ là một con số hữu hạn. Và vì thế nếu ai đó giành được nó rồi thì người khác buộc phải mất. Ai có được quyền lợi do hạnh phúc đem lại thì người khác phải mất quyền lợi đó. Liên quan đến tất cả những cái nêu trên, hàng loạt các nguồn dự trữ, trước hết là nguồn lợi thiên nhiên, bị phí phạm. Nếu không có các cuộc đua tranh quyết liệt giành địa vị xã hội cao thì các nguồn lợi nói chung có thể được dành cho những mục đích khác, chẳng hạn để cứu đói, làm tài sản cho các thế hệ mai sau. Sự thay đổi suy nghĩ này sẽ có lợi trước tiên cho những người đã cố gắng vô ích để có địa vị xã hội cao và là sự mất mát của những người hiện nay đang chiếm địa vị đó. Thực tế này tất nhiên lý giải tại sao chúng ta không có thể hy vọng rằng trong tương lai gần nhân loại sẽ đứng lên chống lại sự cấp bách mang tính sinh học của cuộc chiến giành địa vị xã hội. Nhưng bởi vì thực tế và các phương pháp tránh thai đã chứng mình khả năng cuộc nổi dậy chống lại Bà Mẹ Thiên Nhiên là có thể xảy ra và mang lại kết quả, cho nên mọi cái đang ở phía trước chúng ta.
Khi tất cả mọi người chúng ta thỏa thuận với nhau là sẽ không ai chạy theo đồng tiền nữa, chúng ta làm việc ít hơn và chúng ta có thể dành cho gia đình, bạn bè nhiều thời gian hơn. Nhưng như vậy thì sức sáng tạo của chúng ta có thể ngủ yên, nền kinh tế của chúng ta sẽ phát triển chậm lại, các nguồn tài nguyên được khai thác chậm hơn và tất cả chúng ta có thể hạnh phúc hơn một chút. Hoặc chúng ta sẽ làm việc như cũ, nhưng thay vì mua nhiều hàng hóa xa xỉ, chúng ta có thể đầu tư tiền vào việc bảo vệ môi trường hoặc phòng bệnh và chúng ta cũng có thể sẽ sung sướng. Nhưng trong một tương lai gần có lẽ chúng ta chưa thể bảo được nhau, bởi vì điều này đòi hỏi sự chiến thắng chính bản năng con người của mình.
Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện về con bọ cạp do Jonathan Carroll kể trong cuốn “Trẻ em trên trời” .
Bọ cạp và rùa là đôi bạn thân của nhau. Một hôm chúng đứng bên bờ con sông vừa sâu vừa rộng, nhưng bắt buộc phải vượt qua. Bọ cạp nhìn xuống sông rồi lắc đầu:
- Tớ không thể qua sông được.
Rùa mỉm cười với bạn và nói:
- Đừng lo. Đơn giản là cậu sẽ cưỡi lên lưng tớ mà đi.
Bọ cạp liền cưỡi lên lưng rùa và chẳng bao lâu chúng đã sang bờ bên kia một cách an toàn. Nhưng ngay sau khi sang sông, bọ cạp liền đốt cho rùa một phát chí tử. Trước khi chết, rùa nhìn bạn và lấy hết sức lực còn lại hỏi:
- Tại sao cậu có thể làm chuyện này? Chả gì bọn mình cũng là bạn thân của nhau và chính tớ vừa cứu sống cậu.
Bọ cạp lắc đầu và buồn rầu trả lời:
- Phải, cậu nói đúng, nhưng tớ biết làm thế nào? Tớ là bọ cạp mà!
Biết làm thế nào được, chúng ta cũng chỉ là những con người, giống như bọ cạp chỉ là bọ cạp.
Tập thể các nhà tâm lý học, nhân chủng học và các chuyên gia nghiên cứu về sự sống của con người trên trái đất cũng như các nhà sử học hiện nay chưa đạt được thành công trong việc tìm ra một nền văn hóa trong đó các thành viên của nó hy sinh những tâm trạng tốt vì một tâm trạng xấu, đặt bất hạnh lên trên hạnh phúc. Tập thể các nhà tâm lý học và thần kinh học cho đến nay cũng chưa thành công trong việc tìm ra trong trí óc và trong bộ não trung tâm điều hành các xúc cảm, suy nghĩ và thái độ của con người. Mặc dù mỗi người chúng ta đều có cảm giác rằng một trung tâm như thế này tồn tại và nhờ sự trung gian của nó chúng ta điều khiển cuộc sống của mình, mà thực sự cuộc sống được điều khiển thông qua các quá trình của bộ não mà bản thân chúng ta không trực tiếp tiếp cận được. Cảm giác hạnh phúc chính là sản phẩm của các quá trình trí óc mà chúng ta không vươn tới được ấy.
Chúng ta thích được là người hạnh phúc, sung sướng. Còn khi chúng ta phải chịu cảm giác bất hạnh, chúng ta bổ đi tìm sự giúp đỡ, hỗ trợ. Hạnh phúc là một trạng thái rất có giá trị, nhưng bỏ ra cả một cuộc đời để tìm kiếm hạnh phúc có lẽ là một trong những thứ ngốc nghếch nhất mà con người có thể làm. Tướng Pháp Charles de Gaulle, khi được một nhà báo hỏi về việc ông có vươn tới hạnh phúc không, ông đã trả lời không do dự: “Ông định coi tôi là thằng ngu hay sao?”. Cảm giác hạnh phúc là một cái gì đó kiểu như kim chỉ hướng mang tính nội tại được phần lý trí của nó đưa ra một cách vô thức, chỉ cho ta thấy là chúng ta đang đi đúng hướng. Đang đi đúng hướng cuộc đời. Mặc dù chúng ta không biết cái trí tuệ vô thức hoạt động thế nào trong những bối cảnh cụ thể, chúng ta vẫn biết tương đối rõ cái gì nó coi là tốt.
Cảm giác hạnh phúc, nói chung, đó là ý thức rằng ta đang có đầy đủ mọi phương tiện để hiện thực hóa những nhu cầu và mục đích quan trọng của mình, đồng thời có đủ khả năng để vươn tới chúng. Trong một tương lai xa những người quả thật bất hạnh là những người không được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của cuộc sống: một mái nhà che đầu và một ít lương thực trong nồi. Những người vô gia cư và những người đói bụng chắc chắn không phải là những người hạnh phúc, tất cả những người còn lại là những người hạnh phúc, ở mức độ khác nhau. Cảm giác hạnh phúc trọn vẹn gắn với trạng thái được đáp ứng hoàn toàn về các nhu cầu: vị trí xã hội, tự đánh giá tốt về bản thân mình, có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh về mặt lý học và kiểm soát bản thân, hiểu được những người xung quanh, tin tưởng vào những người gần gũi nhất và hài lòng về quan hệ tình dục. Sự sung sướng còn tiếp thêm cho chúng ta cảm giác mình đang tiến gần đến việc hiện thực hóa những mục tiêu và kế hoạch của mình.
Khi sự tích cực của cái đầu óc mang nặng chất lý trí không áp đặt bộ óc mang tính máy móc những mục tiêu và kế hoạch của mình, cảm giác hạnh phúc có thể chỉ là điều đơn giản: ta đang đến với những đứa cháu đáng yêu, ta đã giảm được lớp mỡ dưới bụng (trong trường hợp những người đàn ông) hoặc ở hông (trong trường hợp người phụ nữ), đang đi đến một nhóm những người thiện chí hoặc những người chúng ta dễ dàng sai khiến. Nhưng phần lý trí của bộ não chúng ta nói chung có thể muốn hầu như tất cả: dân chủ và hòa bình trên thế giới, thay đổi chính phủ, thậm chí hạnh phúc vĩnh cửu cho tất cả mọi người. Khi xuất hiện những mong muốn loại này, chúng trở thành tiêu chí bình đẳng để đánh giá mức độ hạnh phúc đã đạt được thông qua phần trí óc vô thức. Quả thật người ta có thể trở nên bất hạnh vì những bất hạnh của người khác và cảm thấy phấn chấn tột bậc vì lý do ở Nam Phi nạn phân biệt chủng tộc đã bị loại bỏ khỏi đời sống đất nước. Và niềm hạnh phúc đó cũng lớn lao chẳng khác gì niềm vui từ sự tốt đẹp của đời sống vợ chồng, niềm vui từ sự thăng tiến trong nghề nghiệp hay từ cuộc gặp mặt vui vẻ với bạn bè. Hạnh phúc duy nhất mà chúng ta không thể thụ hưởng đó là hạnh phúc có được vì lý do ta là người hạnh phúc.
[h=2]Hạnh phúc, hạnh phúc là trên hết[/h] Tại một trường học ở Anh, người ta đưa vào chương trình giảng dạy môn học về hạnh phúc. Học sinh được học về chuyện làm thế nào để làm chủ xúc cảm, quan tâm đến sự lành mạnh về tâm sinh lý, xây dựng các mối quan hệ tốt, thế nào là có chính kiến và thể hiện thẳng thắn ý kiến của mình, làm thế nào để học được và tận dụng những điều này, v.v…
Những bài học về hạnh phúc có những ưu điểm của nó – làm tăng năng lực tự điều chỉnh bản thân và năng lực xã hội của sinh viên, nhưng chúng cũng có thể có những hậu quả tiêu cực, bởi vì ngay bản thân chuyện gọi tên chúng là môn học về hạnh phúc cũng là cách gợi ý rằng vươn tới hạnh phúc là mục tiêu của cuộc đời và hành động của con người. Mà biến hạnh phúc thành mục đích của cuộc đời là điều có thể thật sự chứa đựng nguy cơ. Thứ nhất, trong cuộc chạy theo hạnh phúc một cách vô vọng, chúng ta coi những người xung quanh là công cụ, là phương tiện phục vụ chúng ta trên con đường vươn tới hạnh phúc của mình. Mục đích bắt đầu lý giải phương tiện. Chúng ta huy động chúng một cách không thương tiếc chỉ nhằm mục đích có được cảm giác hài lòng thoảng qua. Thứ hai, chúng ta có thể phụ thuộc một cách nặng nề vào mong muốn vươn tới hạnh phúc. Trong các phòng thí nghiệm hóa học trên khắp thế giới, hàng ngàn nhà nghiên cứu đang làm việc say sưa nhằm tìm ra một loại thuốc viên đem lại hạnh phúc khi uống. Cũng trong thời gian đó, tại những nhà máy hoạt động hợp pháp có và hoạt động bất hợp pháp có, hàng triệu liều thuốc dùng hóa chất được sản xuất ra cũng với hy vọng cải thiện tâm trạng con người. Hàng triệu người Mỹ và càng ngày càng có nhiều người Ba Lan ngày ngày sử dụng thuốc chống chán chường, chống histamin, thuốc trợ tim và thuốc chống sự nhậy cảm quá mức, mặc dù họ chẳng hề mắc một căn bệnh nào trong số những căn bệnh kể trên. Họ uống thuốc chỉ vì họ muốn tâm trạng mình tốt hơn, tất cả các loại thuốc trên đây đều là thuốc hợp pháp, một số loại bán không cần kê đơn. Các loại ma túy cũng cho kết quả tương tự, chỉ có điều là chúng hiệu quả hơn. Tất nhiên ma túy có những phản ứng phụ đe dọa đến tính mạng con người, nhưng dược phẩm hợp pháp cũng không phải không mang dáng dấp tử thần. Về mặt lâu dài, những phản ứng phụ sẽ gây cản trở cho khả năng vươn tới hạnh phúc một cách tự nhiên, chẳng hạn như các loại thuốc kích thích hoạt động tình dục sẽ làm mất chức năng tình dục và ham muốn ân ái ở con người. Vậy thì hạnh phúc thật sự nên tìm ở đâu? Cái gì có thể đem lại hạnh phúc?
[h=2]“Có tiền mua tiên cũng được”[/h] Nói một cách chung nhất, nguồn gốc hạnh phúc là một cuộc sống tốt đẹp. Song chúng ta đừng quên rằng sự tốt đẹp của cuộc sống là ngọn đuốc soi sáng mức độ thỏa mãn các nhu và hiện thực hóa kế hoạch. Tiền khi đó là phương tiện thanh toán tổng hợp, có thể “mua tiên cũng được”, nhưng cách nói phổ biến và được coi là “lời hay ý đẹp” từ trước đến nay lại là: tiền không mang lại hạnh phúc. Sự thật không phải vậy, ngược lại hạnh phúc có thể mua được bằng tiền, có điều ta nên biết là mua cái gì để có hạnh phúc và mua ở đâu.
Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của mức thu nhập đến cảm giác hạnh phúc đã bộc lộ một sự ngược đời đáng ngạc nhiên. Một mặt các nhà tâm lý học, xã hội học và kinh tế học đã thu thập được những số liệu mang tính thuyết phục cao về vấn đề mặc dù nói chung con người ta càng ngày càng trở nên giàu có nhưng họ lại không cảm thấy hạnh phúc. Bằng chứng hùng hồn của điều ngược đời này là nước Nhật, quốc gia trong những năm 60 của thế kỷ XX được coi là nước rất nghèo, vậy mà trong thập kỷ 80 đã trở nên giàu có – trong vòng 20 năm thu nhập quốc dân tính trên đầu người tăng bốn lần, nhưng mức độ hạnh phúc trung bình của người dân Nhật thì lại không hề thay đổi. Với những gì diễn ra ở Ba Lan, chúng ta cũng gặp hiện tượng tương tự. So với những năm cuối của thời kỳ nhà nước Cộng hòa nhân dân, thu nhập quốc dân tính trên đầu người của Ba Lan hiện nay tăng trên dưới 50 phần trăm, nhưng người Ba Lan nói chung không hạnh phúc hơn cách đây 20 năm. Mặt khác trong các công trình nghiên cứu chi tiết, chẳng hạn mức độ hạnh phúc được đo bằng cái gọi là thang điểm Cantril (trong đó những người tham gia nghiên cứu xác định chất lượng cuộc sống hiện tại của mình thông qua việc sử dụng cách tính điểm 11 bậc hình cái thang, bậc dưới được coi là “cuộc sống tồi tệ nhất mà tôi chờ đợi”) liên quan tương đối chặt chẽ với mức thu nhập. Và trong các công trinh mà các nhà nghiên cứu Ba Lan là Wieslaw Baryla và Bogdan Wojciszke tiến hành bằng phương pháp lựa chọn điển hình vào năm 2004, thành viên của 20 phần trăm số hộ gia đình có thu nhập tính trên đầu người cao nhất, đánh giá cuộc sống của mình cao hơn 2 điểm (tức là 40 phần trăm) so với các thành viên của 20 phần trăm các hộ gia đình có thu nhập tính trên đầu người thấp hơn, điểm đánh giá trung bình là: 6,9 so với 4,9, có tính đến trình độ văn hóa, tuổi, giới tính và nơi cư trú của những người tham gia theo thống kê chung.
Như vậy người giàu có hơn là những người hạnh phúc, nhưng nói chung sự giàu có lên của xã hội không dẫn đến sự gia tăng mức độ hạnh phúc chung. Rõ ràng mức độ gia tăng sự khá giả kéo theo việc xuất hiện trong các gia đình tivi, máy giặt, tủ lạnh, đầu video, máy rửa bát và xe hơi các loại. Tất cả những tài sản này nói một cách khách quan đều góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, giải phóng con người khỏi những công việc nặng nhọc, gây ức chế, tăng thời gian cho vui chơi giải trí, tăng mức độ ổn định và tăng khả năng tự chủ. Vậy thì tại sao trong những đánh giá chủ quan sự gia tăng chất lượng cuộc sống này lại không góp phần làm tăng cảm giác hạnh phúc chung?
[h=2]Tất cả đều có thể quen[/h] “Lỗi” lớn nhất thuộc về khả năng vô hạn của con người trong việc thích nghi với những điều kiện không ngừng thay đổi. Cũng như hầu hết các cơ chế tâm lý học, cơ chế thích nghi tỏ ra hữu hiệu khi chúng ta phải đối mặt với một tình huống khó khăn. Khi ta hỏi mọi người xem họ thích gì hơn: chết trong một tai nạn ô tô hay bị chấn thương dẫn đến liệt toàn thân – đại đa số không do dự chọn hả năng thứ nhất. Bị liệt là trạng thái gây lo sợ. Chúng ta không thể hình dung được là chúng ta có thể trở nên hạnh phúc khi chúng ta nằm liệt giường hoặc bị cột chặt vào chiếc xe lăn suốt đời. Nhưng điều đó lại hoàn toàn có thể xảy ra. Chúng ta không đánh giá đúng khả năng vô hạn của mình trong việc hợp lý hóa và thích nghi với tất cả mọi điều. Tất nhiên những người bị liệt toàn thân lúc đầu bao giờ cũng rơi vào trạng thái chán chường tột bậc. Nhưng rồi sau một vài tháng họ lấy lại được ý chí và niềm vui cuộc sống giống như những người hoàn toàn khỏe mạnh.
Nhà vật lý học người Anh Stephen Hawking năm hai mươi tuổi được biết mình bị căn bệnh quái ác là dây thần kinh đi qua các thớ thịt cứ teo dần – mới đầu ở tứ chi, sau đến hệ hô hấp và thực quản. Vậy mà người bệnh này vẫn giữ được sự tỉnh táo hoàn toàn của bộ óc. Stephen Hawking từ nhiều năm nay sống nhờ một thiết bị có tên tiếng Anh là respirator. Ông giao tiếp với môi trường xung quanh nhờ cái máy tính phân tích lời nói. Có thời ông đã nói rằng từ năm 21 tuổi ông không chờ đợi điều gì tốt đẹp cho tương lai của mình. Tất cả những gì sẽ gặp trong tương lai ông đều coi là một loại phần thưởng. Vậy mà ông đã kịp trở nên nổi tiếng với việc tạo nên bước ngoặt vĩ đại trong ngành vũ trụ học và đã viết cuốn sách phổ biến khoa học được nhiều người tìm đọc nhất mọi thời đại, cuốn “Lược sử thời gian. Từ vụ nổ lớn đến những hố đen”.
Chúng ta biết xoay xở với những sự kiện tiêu cực trong đời sống của mình một cách dễ dàng đáng khâm phục, còn với những sự kiện tích cực thì chúng ta quen còn dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều, chẳng hạn như việc trúng xổ số với giá trị lớn về lâu về dài thường gây cho chúng ta điều bất hạnh nhiều hơn là may mắn. Khả năng thích nghi đặc biệt của chúng ta với điều kiện sống giải thích tại sao mức gia tăng tương đối sự khá giả không ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc, nhưng không lý giải tại sao ở một thời điểm và thời gian nhất định những người giàu có là những người hạnh phúc hơn những người nghèo. Điều này được quan điểm cho rằng sự hài lòng về tài sản vật chất phụ thuộc vào cái khung xã hội của điểm xuất phát do nhà kinh tế học Robert Frank thuộc Đại học Cornell đề xuất. Cơ chế ông Fran dự báo sẽ tồn tại làm người ta liên tưởng đến cái cơ chế đang chỉ đạo lĩnh vực vũ trang thế giới. Theo ông Frank, mức độ hạnh phúc chung không gia tăng tỷ lệ với mức độ giàu có của các xã hội, bởi vì những người giàu lên đem lợi nhuận của mình đầu tư cho việc cải thiện địa vị xã hội của mình. Việc làm đó không thể làm gia tăng mức độ hạnh phúc chung, bởi vì cuộc chơi nhằm cải tiến địa vị xã hội là cuộc chơi có tổng số bằng không. Có nghĩa là nếu có người ăn mừng vì giành được đỉnh cao trong tầng bậc xã hội thì điều không thể tránh khỏi là anh ta phải đẩy ai đó xuống hố sâu. Người bị đẩy xuống hố cố gắng tìm mọi cách duy trì địa vị của mình. Kết quả là những khoản chi tiêu lớn chỉ phục vụ mỗi một chuyện là làm sao để không có gì thay đổi. Khi chiến đấu để giành lấy địa vị xã hội cao, con người ta chi ra những khoản tiền khổng lồ cho việc tiêu dùng mang tính phô trương thanh thế. Một chiếc xe thể thao loại sang trọng có thể có giá 100 ngàn đô la, một chiếc đồng hồ đeo tay xịn giá 20 ngàn đôla, còn một đêm ăn ở trong căn hộ khép kín tại khách sạn phải trả tới 2 ngàn đô la. Chỉ với giá bằng một phần mười (trong trường hợp chiếc đồng hồ chỉ cần 500 đô la), ta có thể mua được những vật dụng hay dịch vụ có chức năng và giá trị sử dụng gần như giống hệt. Nếu tất cả mọi người, nhưng phải đúng là tất cả mọi người, bảo nhau chi tiêu ít hơn, và chi tiêu ít hơn thật, thì số tiền dôi ra sẽ vô cùng lớn và chúng có thể được dành cho việc chi tiêu vào những mục đích khác. Trong trường hợp tiền dành cho trang bị vũ khí, chúng có thể được dùng vào việc giúp đỡ những người nghèo khổ nhất thế giới. Trong trường hợp tiền dành cho chi tiêu vào các mặt hàng xa xỉ, những người lẽ ra chi tiêu chúng, có thể làm việc nhằm mục đích kiếm tiền ít hơn, và thời gian đó họ dành riêng cho gia đình và cho bạn bè. Vấn đề là ở chỗ khi tất cả mọi người đều hạn chế chi tiêu thì mỗi một đất nước đơn lẻ hay mỗi một cá nhân đơn lẻ vẫn muốn tăng số tiền mình có để bằng cách đó chiếm ưu thế vượt trội so với người khác. Kết quả là chẳng ai giảm được chi tiêu, thậm chí ngược lại – chi tiêu tăng lên.
[h=2]Sự giàu có giống như cái đuôi con công[/h] Tại sao mọi người cứ phải chạy đua để giành vị trí cao trong các bảng xếp hạng và cố gắng tạo dựng cho mình một địa vị xã hội thông qua việc chi tiêu mang tính khoe khoang? Trả lời phần đầu của câu hỏi này là lý thuyết về ưu thế do bà Denise Cummins, nhà tâm lý học tiến hóa người Mỹ, xây dựng. Đề xuất của bà dựa trên hai giả thiết cơ bản. Thứ nhất, con người ta, với tư cách động vật mang tính xã hội, tạo nên các nhóm có cơ cấu tầng bậc. Trong các nhóm ấy, những người có địa vị cao thường được hưởng nhiều lợi ích hơn so với những người ở địa vị thấp hơn: được phần nhiều hơn trong các nguồn dự trữ vật chất (chẳng hạn thức ăn) và lợi ích tâm lý (chẳng hạn khả năng góp phần hình thành thực tế và xây dựng cuộc sống riêng của mình), là cái tạo điều kiện tốt cho khả năng tồn tại và thành công trong việc sinh sôi. Thứ hai, bộ não con người được trang bị những môđun chuyên dụng cho phép hành chức một cách thuần thục trong các nhóm đã được phân cấp. Các môđun này xoay xở tốt trong việc nắm vững những quy định cho phép (chẳng hạn ai được phép vào ngôi nhà chung dùng để tụ họp), quy định trách nhiệm (chẳng hạn ai có nhiệm vụ giúp đỡ ai trong tình hình nảy sinh mâu thuẫn) và quy định về cấm đoán (chẳng hạn ai không được phép sờ tay vào đồ ăn). Kết quả một số công trình nghiên cứu đã cung cấp thêm thông tin để khẳng định tính đúng đắn của lý thuyết về ưu thế, chẳng hạn các công trình nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ lên ba đã có thể hiểu rõ các vấn đề liên quan đến sự hành chức của phân cấp xã hội và các công trình nghiên cứu chỉ ra rằng con người ta có xu hướng tự nhiên là nhớ mặt những kẻ lừa đảo thuộc vị trí xã hội thấp kém tốt hơn, còn khi được yêu cầu tưởng tượng ra bản thân mình ở những vị trí cao trong nhóm và được đặt trước nhiệm vụ phải tìm ra tội phạm thì họ đi tìm chúng trước tiên trong số những người thuộc địa vị xã hội thấp trong bảng xếp hạng. Nói chung dưới ánh sáng của lý thuyết ưu thế và của các công trình nghiên cứu có xu hướng ủng hộ nó, có địa vị xã hội cao bao giờ cũng tốt hơn bị đặt ở vị trí xã hội thấp.
[h=2]Hoàng đế là người trông ra dáng hoàng đế[/h] Tại sao mọi người cứ phải chạy đua để giành vị trí cao trong các bảng xếp hạng và cố gắng tạo dựng cho mình một địa vị xã hội thông qua việc chi tiêu mang tính khoe khoang? Trả lời phần hai của câu hỏi này đã có quan điểm về tiềm năng thu hút sự chú ý của xã hội do nhà tâm lý học lâm sàng và tiến hóa người Anh là Paul Gilbert đề xướng. Ông Gilbert khẳng định rằng địa vị xã hội của một người nào đó phụ thuộc gián tiếp vào số lượng mối quan tâm tích cực mà những người khác dành cho anh ta. Thường thì chúng ta dành sự quan tâm lớn cho những người có vai trò quan trọng đối với chúng ta trong thời điểm nhất định, chẳng hạn như khi ta đau răng, hầu như toàn bộ sự chú ý của chúng ta tập trung vào ông bác sĩ nha khoa, người sẽ hàn răng hoặc nhổ răng cho ta. Những người hoàn toàn không cần thiết cho chúng ta thì đơn giản là chúng ta không để ý và tương tự như vậy chúng ta không tính họ vào số những người cần nằm trong bộ nhớ.
Cơ chế dành sự chú ý cho những người quan trọng trong thời điểm nhất định hoạt động một cách tự nhiên, mà tất cả các cơ chế tự động thì đều có đặc điểm chung là mức độ chính xác không cao (chưa nói là đôi khi vô lý). Các cơ chế tự động để kiểm soát suy nghĩ, tình cảm và thái độ có lẽ diễn ra theo nguyên tắc dựa trên các quá trình liên tưởng hơn là rút ra kết luận và nói chung chúng dễ bị đánh lừa. Thí dụ điển hình của sự đánh lừa này là hiệu ứng “halo” dựa trên việc tất cả chúng ta đều có xu hướng tự nhiên công nhận quan điểm rắng những người đẹp đẽ thì đồng thời thông minh và tốt bụng, còn những người xấu – ngu ngốc và không thật thà. Vì tính chất tự động của cơ chế chỉ đạo hướng sự chú ý vào những người khác, chúng ta sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức không chỉ với những người chúng ta thấy thật sự có lợi cho mình, mà với cả những người gây cho chúng ta ấn tượng là họ sẽ có lợi cho mình. Hoàng đế là người trông ra dáng hoàng đế. Nhưng thật đáng tiếc, hoàng đế chỉ có một mà thôi.
Đóng góp quan trọng của Gilbert là đưa ra sự ràng buộc giữa vị trí trong bảng phân cấp xã hội và những xúc cảm. Theo nhà nghiên cứu này, sự thăng tiến bao giờ cũng đánh thức tâm trạng phấn chấn và mong muốn giúp đỡ người khác, còn sự thụt lùi, bị hạ thấp địa vị thì gây lo sợ, chán nản, xấu hổ, đôi khi tức tối. Nói chung việc ai đó nằm ở trung tâm chú ý của dư luận xã hội sẽ đem lại cho anh ta cảm giác hạnh phúc lớn lao, còn khi ý thức được là mình bị mất đi sự quan tâm của xã hội, sẽ làm nảy sự chán nản và cảm giác bất hạnh. Tất nhiên các cơ chế tự điều chỉnh đã tương đối nhanh chóng xoay xở được với nỗi buồn vừa nảy sinh. Con người ta trở lại với “cảm giác bình thường” và lại thấy mình hạnh phúc, mặc dù không hoàn toàn như trước. Bề ngoài có vẻ mọi chuyện ổn cả, song anh ta vẫn muốn cái gì đó hơn thế. Cái “hơn thế” ấy, về cơ bản, chỉ có thể đem lại cho chúng ta sự nâng cao địa vị xã hội và giành lại mối quan lớn của người khác. Khoản tiền chúng ta sẽ dùng vào việc mua địa vị xã hội có thể nâng địa vị xã hội của chúng ta cao thêm chút ít trong một thời gian, song cần phải biết chi tiêu chúng vào việc gì. Tại Ba Lan phương thức hoàn hảo nhất để nâng cao địa vị xã hội vẫn là đầu tư vào việc học hành cho bản thân mình. Nhưng liệu hướng đầu tư này trong tương lai có đơm hoa kết quả bằng thu nhập cao hay không? Nhiều thí dụ đã khẳng định điều này theo hướng tích cực. Thứ nhất, bất chấp những dư luận phổ biến tồn tại thời gian gần đây về việc học hành không được mang lại lợi lộc gì, vì không đem lại nhiều tiên, trình độ văn hóa trong thực tế lại gắn liền với mức thu nhập. Bước nhảy vọt về thu nhập chỉ có thể có trong trường hợp những người có trình độ đại học. Trung bình một người có bằng đại học thu nhập cao gấp 2 –3 lần những người chỉ có bằng tốt nghiệp phổ thông cơ sở, tốt nghiệp trường dạy nghề hay phổ thông trung học. Nhưng thu nhập của những người thuộc nhóm thứ hai này thì không chênh nhau là mấy. Thứ hai, cũng có thể hạnh phúc thúc đẩy làm giàu. Nhà tâm lý học Mỹ Ed Diener thuyết phục mọi người về vấn đề vừa nêu tại một trong số những bài báo gần đây của mình. Ông viết: “Những bằng chứng mang tính kinh nghiệm không đưa ra câu trả lời nhất quán, song cá nhân tôi cho rằng cảm giác hạnh phúc là sản phẩm phụ của sự thỏa mãn các nhu cầu, còn mối quan hệ giữa một tâm trạng tâm lý tốt với sự giàu có và các mối quan hệ tốt với những người khác chỉ mang tính bề ngoài. Những người biết tin tưởng người khác luôn có nhiều bạn bè và luôn có cảm giác “mình sẽ xoay xở tốt”, họ hạnh phúc hơn và có cơ sở vững chắc để kiếm được nhiều tiền. Vì vậy có thể nói rằng sự thỏa mãn nhu cầu đem lại cả hạnh phúc lẫn tiền bạc và chắc chắn đem lại nhiều thứ tốt đẹp hơn, chẳng hạn quan hệ tốt với mọi người.
[h=2]Bất hạnh trong hạnh phúc[/h] Cho đến nay, chúng ta đã phân tích xem cái gì biến chúng ta thành những người hạnh phúc. Vậy cũng cần cân nhắc xem cái gì có thể biến chúng ta thành những kẻ bất hạnh? Như đã trình bày ở trên, phương thức hiệu quả nhất để biến mình thành kẻ bất hạnh là biến cảm giác hạnh phúc thành mục tiêu của cả cuộc đời mình. Đặc biệt mang tính con dao hai lưỡi là giả thiết cho rằng niềm hạnh phúc vừa giành được sẽ kéo dài, sẽ tồn tại vĩnh viễn. Chúng ta tin rằng sự hài lòng, cảm giác sung sướng giành được một lần sẽ còn lại rất lâu, và có thể từ thời điểm đó chúng cứ thế kéo dài mãi mãi. Thật đáng tiếc, ngày vui nào cũng “ngắn chẳng tày gang”, ngắn hơn rất nhiều so với điều chúng ta mong muốn. Như kết quả công trình nghiên cứu của giáo sư Daniel Gilbert ở Harvard cho thấy, những niềm vui có được từ việc hiện thực hóa mơ ước nói chung không có nhiều, và về cơ bản chúng không kéo dài sau khi mơ ước trở thành hiện thực. Niềm sung sướng có được khi đang hiện thực hóa mơ ước lớn hơn nhiều và đem lại cảm giác hạnh phúc lớn hơn nhiều so với trạng thái tình cảm tương tự có được sau khi đã hiện thực hóa mơ ước. Nhưng chuyện đó chỉ xảy ra khi cảm giác hạnh phúc đối với chúng ta có một ý nghĩa nào đó. Không có cảm giác bất hạnh, cảm giác hạnh phúc thậm chí không thể nhận biết được với tư cách cảm giác hạnh phúc. Hầu như tất cả những gì có sức mạnh đem lại giây lát hạnh phúc đều có thể gây bất hạnh quá mức. Cảm giác hạnh phúc là bản thông báo về mức độ thỏa mãn các nhu cầu tâm sinh lý hiện tại và nhu cầu lường trước trong tương lai gần, là bản thông báo được chuẩn bị bởi phần tự động của bộ não chúng ta dành cho phần duy lý của nó. Thỏa mãn phần lớn nhu cầu tuân thủ luật điều chỉnh để thích nghi với môi trường xung quanh. Ví dụ điển hình nhất về nhu cầu điều chỉnh để thích nghi là cơn đói. Khi chúng ta bị đói, chúng ta vươn tới sự tìm kiếm cái ăn. Khi chúng ta no nê, tức là chúng ta không thấy đói nữa, chúng ta không muốn ăn thêm. Khi chúng ta bắt buộc phải ăn tiếp thì đó là điều khó chịu, thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe chúng ta. Một múi bưởi có thể là ít, ba múi có thể đem lại thời khắc sung sướng, nhưng mười múi thì rõ ràng là quá nhiều. Trừ trường hợp ngoại lệ là chạy theo địa vị xã hội (bởi nó đem lại nhiều khả năng thỏa mãn mọi nhu cầu khác), tất cả những sự vươn tới khác của con người nói chung dựa trên nguyên tắc tâm điểm vàng. Có nghĩa là cả mức độ cao lẫn mức độ thấp của việc thỏa mãn nhu cầu đều được cảm nhận là mức độ gây khó chịu. Chẳng hạn như một cuộc gặp gỡ với những người bạn thân thiết, hết lòng vì mình chắc chắn đem lại giây phút sung sướng, nhưng nếu số lượng bạn bè là con số hàng trăm và số lượng các cuộc gặp gỡ là hàng chục thì người ta sẽ bắt đầu thích sự cô đơn hơn. Mỗi nhà bác học đều mơ ước hiểu biết sâu rộng hơn, nhiều hơn về thế giới, hiểu biết nó kỹ càng hơn, nhưng ngay ở đây cũng có thể có sự quá tải. Nhà vật lý học thiên tài người Đức, Wolfgang Pauli, đã nhiều lần phàn nàn với các đồng nghiệp rằng ông biết quá nhiều nên chẳng còn đủ khả năng ngạc nhiên trước bất cứ cái gì và cũng không đủ khả năng nghĩ ra một cái gì mới mẻ, nguyên gốc.
[h=2]Định luật bù trừ, khi một người được lợi thì người khác phải chịu thiệt thòi[/h] Thật không may là địa vị xã hội cao lại trở thành phương tiện phổ cập nhất và hiệu quả nhất để bảo đảm cho mình sự thỏa mãn các nhu cầu và hiện thực hóa các kế hoạch. Có điều địa vị xã hội chỉ là một con số hữu hạn. Và vì thế nếu ai đó giành được nó rồi thì người khác buộc phải mất. Ai có được quyền lợi do hạnh phúc đem lại thì người khác phải mất quyền lợi đó. Liên quan đến tất cả những cái nêu trên, hàng loạt các nguồn dự trữ, trước hết là nguồn lợi thiên nhiên, bị phí phạm. Nếu không có các cuộc đua tranh quyết liệt giành địa vị xã hội cao thì các nguồn lợi nói chung có thể được dành cho những mục đích khác, chẳng hạn để cứu đói, làm tài sản cho các thế hệ mai sau. Sự thay đổi suy nghĩ này sẽ có lợi trước tiên cho những người đã cố gắng vô ích để có địa vị xã hội cao và là sự mất mát của những người hiện nay đang chiếm địa vị đó. Thực tế này tất nhiên lý giải tại sao chúng ta không có thể hy vọng rằng trong tương lai gần nhân loại sẽ đứng lên chống lại sự cấp bách mang tính sinh học của cuộc chiến giành địa vị xã hội. Nhưng bởi vì thực tế và các phương pháp tránh thai đã chứng mình khả năng cuộc nổi dậy chống lại Bà Mẹ Thiên Nhiên là có thể xảy ra và mang lại kết quả, cho nên mọi cái đang ở phía trước chúng ta.
Khi tất cả mọi người chúng ta thỏa thuận với nhau là sẽ không ai chạy theo đồng tiền nữa, chúng ta làm việc ít hơn và chúng ta có thể dành cho gia đình, bạn bè nhiều thời gian hơn. Nhưng như vậy thì sức sáng tạo của chúng ta có thể ngủ yên, nền kinh tế của chúng ta sẽ phát triển chậm lại, các nguồn tài nguyên được khai thác chậm hơn và tất cả chúng ta có thể hạnh phúc hơn một chút. Hoặc chúng ta sẽ làm việc như cũ, nhưng thay vì mua nhiều hàng hóa xa xỉ, chúng ta có thể đầu tư tiền vào việc bảo vệ môi trường hoặc phòng bệnh và chúng ta cũng có thể sẽ sung sướng. Nhưng trong một tương lai gần có lẽ chúng ta chưa thể bảo được nhau, bởi vì điều này đòi hỏi sự chiến thắng chính bản năng con người của mình.
Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện về con bọ cạp do Jonathan Carroll kể trong cuốn “Trẻ em trên trời” .
Bọ cạp và rùa là đôi bạn thân của nhau. Một hôm chúng đứng bên bờ con sông vừa sâu vừa rộng, nhưng bắt buộc phải vượt qua. Bọ cạp nhìn xuống sông rồi lắc đầu:
- Tớ không thể qua sông được.
Rùa mỉm cười với bạn và nói:
- Đừng lo. Đơn giản là cậu sẽ cưỡi lên lưng tớ mà đi.
Bọ cạp liền cưỡi lên lưng rùa và chẳng bao lâu chúng đã sang bờ bên kia một cách an toàn. Nhưng ngay sau khi sang sông, bọ cạp liền đốt cho rùa một phát chí tử. Trước khi chết, rùa nhìn bạn và lấy hết sức lực còn lại hỏi:
- Tại sao cậu có thể làm chuyện này? Chả gì bọn mình cũng là bạn thân của nhau và chính tớ vừa cứu sống cậu.
Bọ cạp lắc đầu và buồn rầu trả lời:
- Phải, cậu nói đúng, nhưng tớ biết làm thế nào? Tớ là bọ cạp mà!
Biết làm thế nào được, chúng ta cũng chỉ là những con người, giống như bọ cạp chỉ là bọ cạp.