Theo Đông y, sả vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực. Sả được dùng chủ yếu làm thuốc chữa cảm sốt, đầy bụng, tiêu chảy… Đặc biệt, đây là bài thuốc quý cho các cặp vợ chồng hiếm muộn do vấn đề rối loạn kinh nguyệt và những vợ chồng đang chuẩn bị mang thai.
[h=2]Đặc điểm của cây sả[/h] Sả là một loại cỏ thuộc họ lúa, có tên khoa học là Cymbopogon citratus, toàn thân cây có mùi thơm nhẹ như mùi chanh, do thành phần chính của nó là tinh dầu citral có nhiều công dụng chữa bệnh.
Trong dân gian, cây sả còn được gọi là cây tranh thơm hoặc hương mao. Sả rất dễ trồng (có thể trồng ngay trong những chậu trồng cây cảnh) và hầu như chúng ta đều có thể mua được ở khắp các chợ.
Theo Đông y, sả vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực. Sả được dùng chủ yếu làm thuốc chữa cảm sốt, đầy bụng, tiêu chảy…
Cây sả trị rối loạn kinh nguyệt.
[h=2]Công dụng trị rối loạn kinh nguyệt của cây sả[/h] Lý luận y học cổ truyền chỉ rõ: rối loạn kinh nguyệt thuộc hai phương diện “bất điều” và “bất thông”. Bất điều có thể là kinh đến muộn hoặc đến sớm; bất thông có thể thuộc chứng huyết khô, huyết ứ trệ, huyết hư.
Ngoài ra trong mỗi phương diện trên có thể kiểm chứng như: đau, sốt, huyết khối, màu sắc kinh thay đổi, do nguyên nhân bên trong cơ thể, hay điều kiện sống (tự nhiên, xã hội), thậm chí do việc điều trị của thầy thuốc gây nên.
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh, lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống cũng sẽ thấy bớt đau bụng khi hành kinh và điều hòa kinh nguyệt.
Đồng thời, sả có tác dụng hạ sốt, chống trầm cảm, giúp tiêu hóa tốt, nhất là uống một ly nước có pha vài giọt tinh dầu sả ngay sau các bữa ăn. Người ta còn sử dụng hương thơm của sả trong các phương pháp trị liệu khác như xông hơi, tắm hơi để thư giãn cơ thể và tạo cảm giác sảng khoái sau một ngày làm việc. Qua đó cũng gián tiếp giúp cho kinh nguyệt được điều hòa.
[h=2]Những công dụng khác của cây sả[/h] Sả có tác dụng làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu, làm thuốc bổ giúp ăn ngon và làm giảm co thắt. Tinh dầu sả chống sình bụng, đầy hơi, ăn uống không tiêu, chỉ cần 3 – 6 giọt tinh dầu nghiền chung với một ít siro thành một hỗn hợp dạng sữa rồi uống sẽ tống được hơi ra ngoài. Sả làm tăng hoạt động và làm mạnh dạ dày cũng như bộ máy tiêu hóa, trong trường hợp rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đau dạ dày hoặc tiêu chảy.
Chữa đau khớp và các trường hợp đau khác như đau lưng, đau nhức dây thần kinh, đau đầu, lấy tinh dầu sả trộn với gấp đôi lượng dầu dừa rồi bôi vào các chỗ đau hoặc sưng sẽ thấy rất hiệu quả. Trong trường hợp đau cấp tính thì có thể uống thêm nước sắc của sả tươi.
Chữa ghẻ, lấy bột lá sả trộn với sữa thành một khối nhão rồi đắp ngay lên những chỗ bị ghẻ, làm vài lần trong ngày. Tác dụng diệt khuẩn và kháng nấm, được áp dụng cho các sản phẩm kem bôi da hoặc thuốc mỡ để bôi ngoài da.
[h=2]Đặc điểm của cây sả[/h] Sả là một loại cỏ thuộc họ lúa, có tên khoa học là Cymbopogon citratus, toàn thân cây có mùi thơm nhẹ như mùi chanh, do thành phần chính của nó là tinh dầu citral có nhiều công dụng chữa bệnh.
Trong dân gian, cây sả còn được gọi là cây tranh thơm hoặc hương mao. Sả rất dễ trồng (có thể trồng ngay trong những chậu trồng cây cảnh) và hầu như chúng ta đều có thể mua được ở khắp các chợ.
Theo Đông y, sả vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực. Sả được dùng chủ yếu làm thuốc chữa cảm sốt, đầy bụng, tiêu chảy…
Cây sả trị rối loạn kinh nguyệt.
[h=2]Công dụng trị rối loạn kinh nguyệt của cây sả[/h] Lý luận y học cổ truyền chỉ rõ: rối loạn kinh nguyệt thuộc hai phương diện “bất điều” và “bất thông”. Bất điều có thể là kinh đến muộn hoặc đến sớm; bất thông có thể thuộc chứng huyết khô, huyết ứ trệ, huyết hư.
Ngoài ra trong mỗi phương diện trên có thể kiểm chứng như: đau, sốt, huyết khối, màu sắc kinh thay đổi, do nguyên nhân bên trong cơ thể, hay điều kiện sống (tự nhiên, xã hội), thậm chí do việc điều trị của thầy thuốc gây nên.
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh, lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống cũng sẽ thấy bớt đau bụng khi hành kinh và điều hòa kinh nguyệt.
Đồng thời, sả có tác dụng hạ sốt, chống trầm cảm, giúp tiêu hóa tốt, nhất là uống một ly nước có pha vài giọt tinh dầu sả ngay sau các bữa ăn. Người ta còn sử dụng hương thơm của sả trong các phương pháp trị liệu khác như xông hơi, tắm hơi để thư giãn cơ thể và tạo cảm giác sảng khoái sau một ngày làm việc. Qua đó cũng gián tiếp giúp cho kinh nguyệt được điều hòa.
[h=2]Những công dụng khác của cây sả[/h] Sả có tác dụng làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu, làm thuốc bổ giúp ăn ngon và làm giảm co thắt. Tinh dầu sả chống sình bụng, đầy hơi, ăn uống không tiêu, chỉ cần 3 – 6 giọt tinh dầu nghiền chung với một ít siro thành một hỗn hợp dạng sữa rồi uống sẽ tống được hơi ra ngoài. Sả làm tăng hoạt động và làm mạnh dạ dày cũng như bộ máy tiêu hóa, trong trường hợp rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đau dạ dày hoặc tiêu chảy.
Chữa đau khớp và các trường hợp đau khác như đau lưng, đau nhức dây thần kinh, đau đầu, lấy tinh dầu sả trộn với gấp đôi lượng dầu dừa rồi bôi vào các chỗ đau hoặc sưng sẽ thấy rất hiệu quả. Trong trường hợp đau cấp tính thì có thể uống thêm nước sắc của sả tươi.
Chữa ghẻ, lấy bột lá sả trộn với sữa thành một khối nhão rồi đắp ngay lên những chỗ bị ghẻ, làm vài lần trong ngày. Tác dụng diệt khuẩn và kháng nấm, được áp dụng cho các sản phẩm kem bôi da hoặc thuốc mỡ để bôi ngoài da.