DuyHanhthp
Thiết kể - thi công kiến trúc phong thủy đương đại
- User ID
- 37323
- Tham gia
- 22 Tháng mười một 2013
- Bài viết
- 79
- Điểm tương tác
- 0
- Tuổi
- 39
- Địa chỉ
- Bình Dương-Thuận An -An Phú
- Đồng
- 0
Nhìn lại bước đi đã qua, VN có lẽ vẫn còn gắn với não trạng biện bác hơn là não trạng tư duy. Điều đó giải thích phần nào lý do chúng ta tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng còn thấp. -
Khoảng cách lớn nhất đi từ nghèo hèn đến phồn vinh của một dân tộc không quyết định bởi vị trí địa lý hay tài nguyên thiên nhiên, mà bởi tính biện bác hay khả năng tư duy.
Với não trạng biện bác, người ta luôn tìm thấy lý do khách quan cho mọi thất bại hay thách thức mình gặp phải, hoặc tự hài lòng với cái mình có và cho rằng như vậy tốt quá rồi, ở đâu cũng vậy thôi. Theo cách đó, chúng ta thường nhìn ra bên ngoài với cái nhìn phiến diện, ngờ vực và luôn cố trì hoãn sự thay đổi cho đến khi quá muộn hoặc rơi vào thế bí bách buộc phải tìm lối thoát.
Với não trạng tư duy, người ta căng mắt nhìn xa, nhìn rộng ra khắp thế giới và luôn nhìn lại chính mình để vượt lên. Họ nhìn thế giới bằng cái nhìn khách quan, khoa học với niềm tin đó là kho tàng tri thức và tài nguyên vô giá phải học hỏi và khai thác. Họ thấm thía những bài học của quá khứ và lớn lên từ mọi thất bại. Họ tự đặt ra những mục tiêu lớn với khao khát dồn sức, dốc lòng nắm bắt mọi vận hội mà thế giới và thời đại mang lại cho sự nghiệp phát triển.
Nhìn lại bước đi đã qua, VN có lẽ vẫn còn gắn với não trạng biện bác hơn là não trạng tư duy. Điều đó giải thích phần nào lý do chúng ta tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng còn thấp. Hiện nay chúng ta đang trong tình thế rất thuận lợi cho công cuộc phát triển nhưng dường như thế giới đang nắm bắt cơ hội VN, chứ không phải VN đang nắm bắt vận hội của chính mình.
Chúng ta cần nhìn gương những dân tộc biết tư duy. Singapore là một ví dụ. Họ luôn luôn ý thức phải biết nhìn lại mình, biết học hỏi, biết đón đầu và đã làm nên sự phát triển thần kỳ của mình. Họ luôn luôn nghĩ lại xem đã cập nhật được những tiến bộ mới nhất của thế giới chưa. Bởi lẽ mọi thứ ngày nay đều thay đổi rất nhanh, khó có gì tuyệt đối đúng mãi mãi. Họ không hài lòng với quá khứ, không cố giữ mô hình cũ, luôn bắt mạch chẩn bệnh xem mình có bị bệnh ngủ quên trên chiến thắng không.
Người Sing luôn khát khao học các dân tộc khác. Họ học từ “thành phố vườn” của Campuchia, cách tổ chức quân đội của Israel, cách đánh giá nhân sự của Hà Lan cho đến cách làm sân bay ở ven biển của Boston (Mỹ) để tiết kiệm đất và giảm tiếng ồn.
Theo cựu thủ tướng Lý Quang Diệu, 70% số ý tưởng được thực hiện bởi Chính phủ Singapore là học từ nước ngoài, học thấu đáo và sáng tạo. Họ không bao giờ đưa ra một phương sách giải quyết nào mà không có sự tư duy trên nền tảng những kinh nghiệm hay nhất của thế giới. Họ đang từng bước chuyển mạnh mẽ từ trung tâm giao lưu hàng hóa thành trung tâm giao lưu kiến thức và trí tuệ.
Trong bốn mô hình phát triển thành công: mô hình sáng tạo đột phá (Mỹ), mô hình hoàn thiện đến đỉnh cao (Nhật), mô hình táo bạo (Hàn Quốc) và mô hình học hỏi với tầm nhìn xa (Singapore) thì mô hình Singapore có lẽ gần gũi và khả thi với đặc thù của dân tộc ta nhất.
-
Khoảng cách lớn nhất đi từ nghèo hèn đến phồn vinh của một dân tộc không quyết định bởi vị trí địa lý hay tài nguyên thiên nhiên, mà bởi tính biện bác hay khả năng tư duy.
Với não trạng biện bác, người ta luôn tìm thấy lý do khách quan cho mọi thất bại hay thách thức mình gặp phải, hoặc tự hài lòng với cái mình có và cho rằng như vậy tốt quá rồi, ở đâu cũng vậy thôi. Theo cách đó, chúng ta thường nhìn ra bên ngoài với cái nhìn phiến diện, ngờ vực và luôn cố trì hoãn sự thay đổi cho đến khi quá muộn hoặc rơi vào thế bí bách buộc phải tìm lối thoát.
Với não trạng tư duy, người ta căng mắt nhìn xa, nhìn rộng ra khắp thế giới và luôn nhìn lại chính mình để vượt lên. Họ nhìn thế giới bằng cái nhìn khách quan, khoa học với niềm tin đó là kho tàng tri thức và tài nguyên vô giá phải học hỏi và khai thác. Họ thấm thía những bài học của quá khứ và lớn lên từ mọi thất bại. Họ tự đặt ra những mục tiêu lớn với khao khát dồn sức, dốc lòng nắm bắt mọi vận hội mà thế giới và thời đại mang lại cho sự nghiệp phát triển.
Nhìn lại bước đi đã qua, VN có lẽ vẫn còn gắn với não trạng biện bác hơn là não trạng tư duy. Điều đó giải thích phần nào lý do chúng ta tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng còn thấp. Hiện nay chúng ta đang trong tình thế rất thuận lợi cho công cuộc phát triển nhưng dường như thế giới đang nắm bắt cơ hội VN, chứ không phải VN đang nắm bắt vận hội của chính mình.
Chúng ta cần nhìn gương những dân tộc biết tư duy. Singapore là một ví dụ. Họ luôn luôn ý thức phải biết nhìn lại mình, biết học hỏi, biết đón đầu và đã làm nên sự phát triển thần kỳ của mình. Họ luôn luôn nghĩ lại xem đã cập nhật được những tiến bộ mới nhất của thế giới chưa. Bởi lẽ mọi thứ ngày nay đều thay đổi rất nhanh, khó có gì tuyệt đối đúng mãi mãi. Họ không hài lòng với quá khứ, không cố giữ mô hình cũ, luôn bắt mạch chẩn bệnh xem mình có bị bệnh ngủ quên trên chiến thắng không.
Người Sing luôn khát khao học các dân tộc khác. Họ học từ “thành phố vườn” của Campuchia, cách tổ chức quân đội của Israel, cách đánh giá nhân sự của Hà Lan cho đến cách làm sân bay ở ven biển của Boston (Mỹ) để tiết kiệm đất và giảm tiếng ồn.
Theo cựu thủ tướng Lý Quang Diệu, 70% số ý tưởng được thực hiện bởi Chính phủ Singapore là học từ nước ngoài, học thấu đáo và sáng tạo. Họ không bao giờ đưa ra một phương sách giải quyết nào mà không có sự tư duy trên nền tảng những kinh nghiệm hay nhất của thế giới. Họ đang từng bước chuyển mạnh mẽ từ trung tâm giao lưu hàng hóa thành trung tâm giao lưu kiến thức và trí tuệ.
Trong bốn mô hình phát triển thành công: mô hình sáng tạo đột phá (Mỹ), mô hình hoàn thiện đến đỉnh cao (Nhật), mô hình táo bạo (Hàn Quốc) và mô hình học hỏi với tầm nhìn xa (Singapore) thì mô hình Singapore có lẽ gần gũi và khả thi với đặc thù của dân tộc ta nhất.
-