DuyHanhthp
Thiết kể - thi công kiến trúc phong thủy đương đại
- User ID
- 37323
- Tham gia
- 22 Tháng mười một 2013
- Bài viết
- 79
- Điểm tương tác
- 0
- Tuổi
- 39
- Địa chỉ
- Bình Dương-Thuận An -An Phú
- Đồng
- 0
Với quảng cáo “Chỉ từ 3,2 - 4 triệu đồng cho 1 chiếc iPhone 3G/3GS được quảng cáo mới 99%”, việc sở hữu “siêu phẩm” một thời của Apple tưởng chừng đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ vì cái “bẫy” do dân buôn bất chính giăng ra.
Nhan nhản iPhone 3G/3GS “giá sốc”
Giá iPhone 4 không có dấu hiệu “hạ nhiệt” bất chấp sự xuất hiện của phiên bản mới. Chính vì thế, dù đã xuất hiện được 2-3 năm nhưng iPhone 3G/3GS vẫn được nhiều người lựa chọn như một cách tạm thỏa mãn “cơn khát” sản phẩm Apple. Lợi dụng tâm lý này, dân buôn bất chính không ngại tung ra các chiêu kinh doanh chộp giật để thu lợi nhuận.
Khảo sát trên thị trường hàng điện tử, di động, có thể bắt gặp nhan nhản các mẩu quảng cáo: “Xả hàng iPhone 3G giá sốc”, “iPhone 3GS giá chỉ 3,5 triệu đồng”, “iPhone 3G xách tay giá cực rẻ”… Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là các sản phẩm đều được khẳng định mới 98%-99%, thậm chí nguyên hộp như mới (like new).
Tại một cửa hàng chuyên mặt hàng iPhone 3G “xách tay” khá nổi trên đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy (Hà Nội), chủ cửa hàng cho biết ở đây có hàng trăm chiếc iPhone 3G, 3GS với hình thức khác nhau, tùy theo độ mới của máy mà giá bán lên xuống trong khoảng 3-4 triệu, khi chọn xong, người mua sẽ được cung cấp nốt phụ kiện kèm theo.
“Đây đều là hàng xách Mỹ và Châu Âu nhưng phải tách rời hộp, phụ kiện để tránh bị đánh thuế, hàng này đảm bảo zin, chưa bung, sửa, cửa hàng nhập được từ nguồn tốt nên giá mới rẻ thế.” – chủ cửa hàng giải thích.
Theo quan sát, có thể nhận thấy không đơn thuần chỉ phân biệt qua độ mới của vỏ ngoài, các mẫu iPhone 3G/3GS ở đây còn khác nhau khá nhiều ở độ lỏng lẻo của phím Home, nút nguồn, tăng giảm âm lượng, màn hình, màu sắc…
Đến một cửa hàng bán iPhone khác trên phố Tôn Đức Thắng (Hà Nội), nhân viên “tận tình” đón khách và hướng dẫn chọn máy, cam kết “hàng zin từ Mỹ và Canada, do khách dùng lướt nên hình thức vẫn mới”. Tuy nhiên, khi check thử tại chỗ, thông tin trong máy lại cho biết đây là bản ZP (xuất xứ từ Hồng Kông), một chiếc khác lại báo mã KH (xuất xứ Hàn Quốc) thay vì LL (xuất xứ từ Mỹ), chuyện “hài hước” này sau đó được nhân viên bán hàng giải thích rằng: chắc có nhầm lẫn kỹ thuật.
Có một vài điểm chung giữa các cửa hàng chuyên kinh doanh iPhone 3G/3GS loại này là thời gian bảo hành chỉ giới hạn từ 3-6 tháng kèm nhiều điều kiện khôn khéo như không bảo hành màn hình, không bảo hành cảm ứng. Ngoài ra, hầu hết các nơi đều khuyến cáo người mua không được sạc máy qua đêm và sẽ không bảo hành nếu máy hỏng hóc do sơ suất này, lí do được dân kinh doanh nói là vì IC nguồn của iPhone rất nhạy nên dễ xảy ra hư hỏng nếu sạc lâu.
“Ôm hận” vì... ham rẻ
Thực tế, nếu những chiếc iPhone 3G/3GS “xách tay” kia vẫn dùng tốt thì chẳng có gì đáng nói, nhưng trừ số ít những người may mắn, hầu hết khách hàng được hỏi đều cho biết sản phẩm loại này luôn gặp lỗi chỉ sau thời gian ngắn. Thậm chí không ít trường hợp máy chết “bất đắc kỳ tử” dù người mua vẫn hết sức nâng niu sử dụng
Anh Phạm Vũ Thắng - ở Thanh Xuân, Hà Nội bức xúc: “Chiếc iPhone 3G tôi vừa mua giá 3,5 triệu đồng cuối tháng 2 nhưng liên tục bị lỗi. Máy có hiện tượng tự nóng lên dù đang ở chế độ chờ, màn hình cũng đôi lúc chập chờn (tắt rồi sáng lại) trong quá trình sử dụng, thế nhưng khi mang đi bảo hành thì họ lại viện cớ không phát hiện lỗi hỏng hóc rõ ràng như để thoái thác. Khoảng một tháng sau, chiếc iPhone 3G chính thức chết sau một lần hết pin. Tuy nhiên, vô lí ở chỗ là yêu cầu bảo hành của tôi vẫn bị cửa hàng từ chối vì tem bảo hành có dấu hiệu bị cạy phá”.
Trên các diễn đàn công nghệ như Tinh Tế, Heaven iPhone… nhiều topic liên quan đến các sản phẩm iPhone 3G/3GS xách tay giá rẻ cũng cho thấy hầu hết người mua đều gặp các lỗi tương tự nhau liên quan đến cảm ứng, màn hình, IC nguồn… và đa số chúng đã nằm trong danh sách từ chối bảo hành từ trước.
Chị Liên (ở quận Ba Đình, Hà Nội) cho hay: “Máy vừa mua đã hỏng, khi thấy tôi đến cửa hàng bán iPhone làm um lên thì họ mới thỏa thuận sẽ gửi lại 50% số tiền là 1,7 triệu đồng, nếu tôi không đồng ý thì thôi, tranh cãi mãi không giải quyết được gì, cuối cùng tôi cũng đành ngậm ngùi cầm tiền về. Ham của rẻ tiền giờ thì thiệt thân mình”.
Đa phần iPhone 3G/3GS giá rẻ là hàng dựng?
Nói về thực trạng kinh doanh “lộm nhộm” mặt hàng iPhone 3G/3GS S giá rẻ, ông Nguyễn Tuấn Minh - Trưởng phòng kỹ thuật chuỗi cửa hàng iStore, cho rằng: “Trừ máy chính hãng của Viettel, Vinaphone bán lại, còn 99% các sản phẩm iPhone 3G/3GS xách tay bây giờ là hàng dựng”.
Theo ông Minh, việc dựng máy iPhone 3G/3GS không phải bây giờ mới có, chỉ có điều hàng dựng của dân buôn gần đây xuất hiện nhan nhản vì nguồn linh kiện hỏng, lỗi có nhiều. Tại Thâm Quyến (Trung Quốc), bo mạch chủ, vỏ máy, pin, màn hình của iPhone 3G/3GS có lúc được bán buôn theo kilogram. Người ta mua về, lọc ra đồ còn tốt, ghép thành máy, đồ hỏng hóc sẽ sửa chửa để tái sử dụng sau. Thân vỏ được tút lại bằng một số loại máy mài, sơn phủ là như mới. Giá các sản phẩm loại này rất rẻ, thường không quá 3 triệu đồng cho một chiếc iPhone 3GS đã được tút tát tới 98-99% rồi bán ra thị trường với giá khoảng 4 triệu, tính ra dân buôn vẫn bỏ túi gần 1 triệu đồng.
Còn theo giới kinh doanh điện thoại xách tay, chuyện iPhone 3G/3GS hàng dựng bây giờ cũng giống như vấn nạn Blackberry cách đây 1-2 năm. Càng ngày, thợ Trung Quốc và dân buôn Việt Nam càng tinh vi hơn, ngay cả việc check thông số serial S/N của iPhone dựng trên trang chủ Apple cũng không khả thi vì máy được can thiệp cả vào firmware, sử dụng các số S/N giống hàng xịn nhưng nhân bản “vô tính” lên số lượng lớn, in nổi cả lên vỏ máy, khay SIM.
Đáng nói hơn, dù nắm bắt được “bệnh tình” của máy, dân buôn tìm cách thoái thác bảo hành khi xảy ra vấn đề. Còn phía người mua, vì giá rẻ nên sau khi đã mất tiền mua nhiều người đành phải chấp nhận sống chung với những hỏng hóc nghiêm trọng mà không biết phải kêu ai. Rõ ràng cái giá phải trả cho những chiếc iPhone 3G/3GS giá “sốc” tưởng rẻ mà lại hóa ra quá đắt.
Nhan nhản iPhone 3G/3GS “giá sốc”
Giá iPhone 4 không có dấu hiệu “hạ nhiệt” bất chấp sự xuất hiện của phiên bản mới. Chính vì thế, dù đã xuất hiện được 2-3 năm nhưng iPhone 3G/3GS vẫn được nhiều người lựa chọn như một cách tạm thỏa mãn “cơn khát” sản phẩm Apple. Lợi dụng tâm lý này, dân buôn bất chính không ngại tung ra các chiêu kinh doanh chộp giật để thu lợi nhuận.
Khảo sát trên thị trường hàng điện tử, di động, có thể bắt gặp nhan nhản các mẩu quảng cáo: “Xả hàng iPhone 3G giá sốc”, “iPhone 3GS giá chỉ 3,5 triệu đồng”, “iPhone 3G xách tay giá cực rẻ”… Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là các sản phẩm đều được khẳng định mới 98%-99%, thậm chí nguyên hộp như mới (like new).
Tại một cửa hàng chuyên mặt hàng iPhone 3G “xách tay” khá nổi trên đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy (Hà Nội), chủ cửa hàng cho biết ở đây có hàng trăm chiếc iPhone 3G, 3GS với hình thức khác nhau, tùy theo độ mới của máy mà giá bán lên xuống trong khoảng 3-4 triệu, khi chọn xong, người mua sẽ được cung cấp nốt phụ kiện kèm theo.
“Đây đều là hàng xách Mỹ và Châu Âu nhưng phải tách rời hộp, phụ kiện để tránh bị đánh thuế, hàng này đảm bảo zin, chưa bung, sửa, cửa hàng nhập được từ nguồn tốt nên giá mới rẻ thế.” – chủ cửa hàng giải thích.
Theo quan sát, có thể nhận thấy không đơn thuần chỉ phân biệt qua độ mới của vỏ ngoài, các mẫu iPhone 3G/3GS ở đây còn khác nhau khá nhiều ở độ lỏng lẻo của phím Home, nút nguồn, tăng giảm âm lượng, màn hình, màu sắc…
Đến một cửa hàng bán iPhone khác trên phố Tôn Đức Thắng (Hà Nội), nhân viên “tận tình” đón khách và hướng dẫn chọn máy, cam kết “hàng zin từ Mỹ và Canada, do khách dùng lướt nên hình thức vẫn mới”. Tuy nhiên, khi check thử tại chỗ, thông tin trong máy lại cho biết đây là bản ZP (xuất xứ từ Hồng Kông), một chiếc khác lại báo mã KH (xuất xứ Hàn Quốc) thay vì LL (xuất xứ từ Mỹ), chuyện “hài hước” này sau đó được nhân viên bán hàng giải thích rằng: chắc có nhầm lẫn kỹ thuật.
Có một vài điểm chung giữa các cửa hàng chuyên kinh doanh iPhone 3G/3GS loại này là thời gian bảo hành chỉ giới hạn từ 3-6 tháng kèm nhiều điều kiện khôn khéo như không bảo hành màn hình, không bảo hành cảm ứng. Ngoài ra, hầu hết các nơi đều khuyến cáo người mua không được sạc máy qua đêm và sẽ không bảo hành nếu máy hỏng hóc do sơ suất này, lí do được dân kinh doanh nói là vì IC nguồn của iPhone rất nhạy nên dễ xảy ra hư hỏng nếu sạc lâu.
“Ôm hận” vì... ham rẻ
Thực tế, nếu những chiếc iPhone 3G/3GS “xách tay” kia vẫn dùng tốt thì chẳng có gì đáng nói, nhưng trừ số ít những người may mắn, hầu hết khách hàng được hỏi đều cho biết sản phẩm loại này luôn gặp lỗi chỉ sau thời gian ngắn. Thậm chí không ít trường hợp máy chết “bất đắc kỳ tử” dù người mua vẫn hết sức nâng niu sử dụng
Anh Phạm Vũ Thắng - ở Thanh Xuân, Hà Nội bức xúc: “Chiếc iPhone 3G tôi vừa mua giá 3,5 triệu đồng cuối tháng 2 nhưng liên tục bị lỗi. Máy có hiện tượng tự nóng lên dù đang ở chế độ chờ, màn hình cũng đôi lúc chập chờn (tắt rồi sáng lại) trong quá trình sử dụng, thế nhưng khi mang đi bảo hành thì họ lại viện cớ không phát hiện lỗi hỏng hóc rõ ràng như để thoái thác. Khoảng một tháng sau, chiếc iPhone 3G chính thức chết sau một lần hết pin. Tuy nhiên, vô lí ở chỗ là yêu cầu bảo hành của tôi vẫn bị cửa hàng từ chối vì tem bảo hành có dấu hiệu bị cạy phá”.
Trên các diễn đàn công nghệ như Tinh Tế, Heaven iPhone… nhiều topic liên quan đến các sản phẩm iPhone 3G/3GS xách tay giá rẻ cũng cho thấy hầu hết người mua đều gặp các lỗi tương tự nhau liên quan đến cảm ứng, màn hình, IC nguồn… và đa số chúng đã nằm trong danh sách từ chối bảo hành từ trước.
Chị Liên (ở quận Ba Đình, Hà Nội) cho hay: “Máy vừa mua đã hỏng, khi thấy tôi đến cửa hàng bán iPhone làm um lên thì họ mới thỏa thuận sẽ gửi lại 50% số tiền là 1,7 triệu đồng, nếu tôi không đồng ý thì thôi, tranh cãi mãi không giải quyết được gì, cuối cùng tôi cũng đành ngậm ngùi cầm tiền về. Ham của rẻ tiền giờ thì thiệt thân mình”.
Đa phần iPhone 3G/3GS giá rẻ là hàng dựng?
Nói về thực trạng kinh doanh “lộm nhộm” mặt hàng iPhone 3G/3GS S giá rẻ, ông Nguyễn Tuấn Minh - Trưởng phòng kỹ thuật chuỗi cửa hàng iStore, cho rằng: “Trừ máy chính hãng của Viettel, Vinaphone bán lại, còn 99% các sản phẩm iPhone 3G/3GS xách tay bây giờ là hàng dựng”.
Theo ông Minh, việc dựng máy iPhone 3G/3GS không phải bây giờ mới có, chỉ có điều hàng dựng của dân buôn gần đây xuất hiện nhan nhản vì nguồn linh kiện hỏng, lỗi có nhiều. Tại Thâm Quyến (Trung Quốc), bo mạch chủ, vỏ máy, pin, màn hình của iPhone 3G/3GS có lúc được bán buôn theo kilogram. Người ta mua về, lọc ra đồ còn tốt, ghép thành máy, đồ hỏng hóc sẽ sửa chửa để tái sử dụng sau. Thân vỏ được tút lại bằng một số loại máy mài, sơn phủ là như mới. Giá các sản phẩm loại này rất rẻ, thường không quá 3 triệu đồng cho một chiếc iPhone 3GS đã được tút tát tới 98-99% rồi bán ra thị trường với giá khoảng 4 triệu, tính ra dân buôn vẫn bỏ túi gần 1 triệu đồng.
Còn theo giới kinh doanh điện thoại xách tay, chuyện iPhone 3G/3GS hàng dựng bây giờ cũng giống như vấn nạn Blackberry cách đây 1-2 năm. Càng ngày, thợ Trung Quốc và dân buôn Việt Nam càng tinh vi hơn, ngay cả việc check thông số serial S/N của iPhone dựng trên trang chủ Apple cũng không khả thi vì máy được can thiệp cả vào firmware, sử dụng các số S/N giống hàng xịn nhưng nhân bản “vô tính” lên số lượng lớn, in nổi cả lên vỏ máy, khay SIM.
Đáng nói hơn, dù nắm bắt được “bệnh tình” của máy, dân buôn tìm cách thoái thác bảo hành khi xảy ra vấn đề. Còn phía người mua, vì giá rẻ nên sau khi đã mất tiền mua nhiều người đành phải chấp nhận sống chung với những hỏng hóc nghiêm trọng mà không biết phải kêu ai. Rõ ràng cái giá phải trả cho những chiếc iPhone 3G/3GS giá “sốc” tưởng rẻ mà lại hóa ra quá đắt.