➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Admin
Nhân viên
Black Friday (Thứ 6 đen tối) hay Thứ sáu ngày 13 nghĩa là thứ 6 trùng với ngày 13 Dương Lịch, điển hình là ngày 13/12/2013 sắp tới. Vậy nguồn gốc của nó bắt nguồn từ đâu?
Thứ Sáu ngày 13 của bất kỳ tháng nào trong bất kỳ năm nào được xem như một ngày kém may mắn ở nhiều nước phương Tây, điển hình tại Anh Quốc, Đức, Bồ Đào Nha. Điều tương tự còn bắt gặp cả những nơi khác trên thế giới như tại Hy Lạp và Tây Ban Nha.
Dossey, tác giả cuốn Holiday Folklore, Phobias and Fun, cho biết nỗi sợ bắt nguồn từ thời cổ đại, khi số 13 và thứ Sáu - hai điều mang lại vận đen kết hợp với nhau thì tạo nên một ngày vô cùng bất hạnh.
Trước thế kỷ 21, mặc dù số thứ tự 13 được xem như là xui xẻo và ngày thứ Sáu được xem là ngày đen đủi, đã không có mối liên kết nào giữa chúng. Những tài liệu đầu tiên đề cập đến "Thứ Sáu, ngày 13" được nghe chung chung xuất hiện vào đầu những năm 1900.
Tuy nhiên có những dẫn chứng phổ biến hiện hữu xung quanh nguồn gốc của khái niệm:
Trường hợp của Hy Lạp, thứ Sáu ngày 13 tháng 4 năm 1204 là ngày mà Constantinopolis bị những kẻ tử vì đạo cướp bóc trong cuộc Thập Tự Chinh lần thứ 4. Của cải của thành phố đã rơi vào tay người Thiên Chúa Giáo khi những chiến lợi phẩm được mang từ đây về, đã khiến cho thứ Sáu ngày 13 mang ý tồi tệ. Quá mỉa mai, Constantinopolis đã sụp đổ lần thứ hai trong lịch sử của nó vào ngày thứ Ba ngày 29 tháng 5 năm 1453 khi những đạo quân Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) đặt dấu chấm hết cho Đế chế Byzantine và những vùng người Hy Lạp xác lập chủ quyền trong một vài thế kỷ, vì vậy điều này càng củng cố thêm rằng thứ Ba ngày 13 như là một ngày xui xẻo ở Hy Lạp.
Một vài câu chuyện thời hiện đại (bao gồm cuốn Mật mã Da Vinci (The Da Vinci Code) tuyên bố rằng khi vua Philippe IV của Pháp bắt giữ những hiệp sĩ của dòng Đền vào ngày 13 tháng 10 năm 1307, đã trở thành sự khởi đầu cho huyền thoại về sự xui xẻo của thứ Sáu ngày 13. Tuy nhiên, về mặt lịch sử tuy có những dẫn chứng rất chặt chẽ về việc con số 13 đã được cân nhắc xem như là bất hạnh, sự liên tưởng có thực trong tâm trí về thứ Sáu ngày 13 lại dường như là một điều bịa đặt từ đầu những năm 1900.
Tuy nhiên ngày nay Thứ 6 ngày 13 lại mang 1 ý nghĩa khác, nó được xem là ngày lễ hội mua sắm tại Mỹ và các nước khác.
Black Friday là ngày thứ sáu ngay sau Lễ Tạ Ơn (Lễ Tạ Ơn rơi vào thứ năm thứ tư của tháng 11) và được coi là ngày mở hàng cho mùa mua sắm tấp nập nhất ở Mỹ. Ngày đặc biệt này có xuất xứ từ tình trạng... kẹt xe xảy ra vào ngày thứ sáu sau Lễ Tạ Ơn năm 1965 ở Philadelphia, khi hàng trăm nghìn người Mỹ chen chúc nhau, đen kịt các con phố, vỉa hè đi mua sắm để sửa soạn cho Lễ Noel sắp đến.
Ngay lập tức, giới kinh doanh Hoa Kỳ cho quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng và đồng loạt khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng.
Trong tiếng Anh có thuật ngữ "in the black" chỉ tình trạng doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận. Tương phản với "in the black" là "in the red" chỉ tình trạng kinh doanh thua lỗ, buôn bán thất bát. Ngày xưa, để tiện phân biệt và theo dõi sổ sách, kế toán thường ghi số lợi nhuận bằng mực đen, số lỗ bằng mực đỏ. Từ đó, người ta đặt tên ngày mua sắm lớn nhất trong năm là Black Friday, ngụ ý rằng đây là ngày ăn nên làm ra của các doanh nghiệp .
Hầu như tất cả các mặt hàng trong ngày Black Friday đều giảm giá trung bình từ 10% - 30%. Từ những thương hiệu bình dân đến những thương hiệu nổi tiếng như Nike, IBM, Apple… đều đưa ra mức giảm giá đến không ngờ.
Chính vì vậy, người Mỹ ùn ùn đổ ra các siêu thị, cửa hàng để tìm mua hàng giá rẻ. Tất cả các đường phố trên đất Mỹ đều đông nghịt người trong ngày thứ sáu mua sắm. Có người còn phải chờ từ 4h sáng để mong có thể “tậu” cho mình một món đồ giá rẻ như cho không. Giữa những chốn phồn hoa trên đất Mỹ, không ai tưởng tượng được lại có cảnh xếp hàng dài dằng dặc rồi trùm chăn ngủ ngay trên lòng đường trước một siêu thị, hay khung cảnh chen lấn, giành giật hàng hóa trong các trung tâm mua sắm.
Thu hút là vậy, nhưng không phải tất cả những người Mỹ đều thích thú với “ngày thứ 6 đen”. Lý do là bởi những người này đều không thích sự chen lấn xô đẩy và thay vì việc lao vào những siêu thị, cửa hàng để mua đồ giảm giá, họ ngồi ở nhà và xem ti vi. Thậm chí, có người còn cho rằng tình trạng chen lấn nhau để mua hàng làm xấu đi hình ảnh nước Mỹ và họ kêu gọi lập nên “No Shopping Day”, tức là ngày không mua sắm để tẩy chay “Black Friday”.
Tuy vậy, sau nhiều thập niên, “Black Friday” vẫn tồn tại và thu hút được đông đảo người dân Mỹ tham gia. Chỉ có điều năm 2011, với sự kiện tranh cướp hàng hóa dẫn đến hàng chục người bị thương, một người bị bắn và cướp sạch hàng hóa khi ra chỗ đỗ xe, Black Friday đã có hơi hướng đúng với nghĩa mặt chữ là "Ngày thứ sáu đen".
Thứ Sáu ngày 13 của bất kỳ tháng nào trong bất kỳ năm nào được xem như một ngày kém may mắn ở nhiều nước phương Tây, điển hình tại Anh Quốc, Đức, Bồ Đào Nha. Điều tương tự còn bắt gặp cả những nơi khác trên thế giới như tại Hy Lạp và Tây Ban Nha.
Dossey, tác giả cuốn Holiday Folklore, Phobias and Fun, cho biết nỗi sợ bắt nguồn từ thời cổ đại, khi số 13 và thứ Sáu - hai điều mang lại vận đen kết hợp với nhau thì tạo nên một ngày vô cùng bất hạnh.
Trước thế kỷ 21, mặc dù số thứ tự 13 được xem như là xui xẻo và ngày thứ Sáu được xem là ngày đen đủi, đã không có mối liên kết nào giữa chúng. Những tài liệu đầu tiên đề cập đến "Thứ Sáu, ngày 13" được nghe chung chung xuất hiện vào đầu những năm 1900.
Tuy nhiên có những dẫn chứng phổ biến hiện hữu xung quanh nguồn gốc của khái niệm:
- "Bữa ăn cuối cùng" (The Last Supper), với câu chuyện Giuđa là vị khách thứ 13 và ngày Giê-su bị đóng đinh là ngày thứ Sáu.
- Điều khác cũng thuộc Kinh Thánh là Eva đã tặng Adam trái cây vào ngày thứ Sáu và Abel bị giết cũng xảy ra vào ngày thứ Sáu (mặc dù Kinh Thánh không xác nhận những ngày của tuần lễ khi những sự kiện này xảy ra)
- Sự khỏi đầu vào ngày thứ Sáu (13 tháng 10 năm 1307), kỳ hạn những Hiệp sĩ Công giáo trong hội Hiệp sĩ dòng Đền đã bị bắt giữ cùng lúc tại Pháp bởi những thuộc hạ của vua Philippe IV.
- Con số 13 cũng bắt nguồn từ một truyền thuyết của Na Uy về 12 vị thần dự tiệc tại thiên đường Valhalla. Khi đó một vị khách không mời thứ 13 xuất hiện, thần tinh quái Loki. Tại đó, Loki đã ngầm liên kết với Hoder, thần bóng tối, bắn thần Balder xinh đẹp, vị thần mang lại niềm vui và hạnh phúc, bằng một mũi tên tẩm độc tầm gửi. Balder chết và cả Trái Đất chìm trong bóng tối và tang tóc. Đó là một ngày đen đủi, bất hạnh.
- Phi thuyền Apollo 13 được phóng lên hồi 13 giờ 13 phút ngày 11.4.1970 (3 lần 13) và đã gặp sự cố ngày 13.4.1970.
Trường hợp của Hy Lạp, thứ Sáu ngày 13 tháng 4 năm 1204 là ngày mà Constantinopolis bị những kẻ tử vì đạo cướp bóc trong cuộc Thập Tự Chinh lần thứ 4. Của cải của thành phố đã rơi vào tay người Thiên Chúa Giáo khi những chiến lợi phẩm được mang từ đây về, đã khiến cho thứ Sáu ngày 13 mang ý tồi tệ. Quá mỉa mai, Constantinopolis đã sụp đổ lần thứ hai trong lịch sử của nó vào ngày thứ Ba ngày 29 tháng 5 năm 1453 khi những đạo quân Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) đặt dấu chấm hết cho Đế chế Byzantine và những vùng người Hy Lạp xác lập chủ quyền trong một vài thế kỷ, vì vậy điều này càng củng cố thêm rằng thứ Ba ngày 13 như là một ngày xui xẻo ở Hy Lạp.
Một vài câu chuyện thời hiện đại (bao gồm cuốn Mật mã Da Vinci (The Da Vinci Code) tuyên bố rằng khi vua Philippe IV của Pháp bắt giữ những hiệp sĩ của dòng Đền vào ngày 13 tháng 10 năm 1307, đã trở thành sự khởi đầu cho huyền thoại về sự xui xẻo của thứ Sáu ngày 13. Tuy nhiên, về mặt lịch sử tuy có những dẫn chứng rất chặt chẽ về việc con số 13 đã được cân nhắc xem như là bất hạnh, sự liên tưởng có thực trong tâm trí về thứ Sáu ngày 13 lại dường như là một điều bịa đặt từ đầu những năm 1900.
Tuy nhiên ngày nay Thứ 6 ngày 13 lại mang 1 ý nghĩa khác, nó được xem là ngày lễ hội mua sắm tại Mỹ và các nước khác.
Black Friday thực chất là ngày vàng mua sắm tại Mỹ. Ảnh: AP
Black Friday là ngày thứ sáu ngay sau Lễ Tạ Ơn (Lễ Tạ Ơn rơi vào thứ năm thứ tư của tháng 11) và được coi là ngày mở hàng cho mùa mua sắm tấp nập nhất ở Mỹ. Ngày đặc biệt này có xuất xứ từ tình trạng... kẹt xe xảy ra vào ngày thứ sáu sau Lễ Tạ Ơn năm 1965 ở Philadelphia, khi hàng trăm nghìn người Mỹ chen chúc nhau, đen kịt các con phố, vỉa hè đi mua sắm để sửa soạn cho Lễ Noel sắp đến.
Ngay lập tức, giới kinh doanh Hoa Kỳ cho quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng và đồng loạt khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng.
Trong tiếng Anh có thuật ngữ "in the black" chỉ tình trạng doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận. Tương phản với "in the black" là "in the red" chỉ tình trạng kinh doanh thua lỗ, buôn bán thất bát. Ngày xưa, để tiện phân biệt và theo dõi sổ sách, kế toán thường ghi số lợi nhuận bằng mực đen, số lỗ bằng mực đỏ. Từ đó, người ta đặt tên ngày mua sắm lớn nhất trong năm là Black Friday, ngụ ý rằng đây là ngày ăn nên làm ra của các doanh nghiệp .
Hầu như tất cả các mặt hàng trong ngày Black Friday đều giảm giá trung bình từ 10% - 30%. Từ những thương hiệu bình dân đến những thương hiệu nổi tiếng như Nike, IBM, Apple… đều đưa ra mức giảm giá đến không ngờ.
Chính vì vậy, người Mỹ ùn ùn đổ ra các siêu thị, cửa hàng để tìm mua hàng giá rẻ. Tất cả các đường phố trên đất Mỹ đều đông nghịt người trong ngày thứ sáu mua sắm. Có người còn phải chờ từ 4h sáng để mong có thể “tậu” cho mình một món đồ giá rẻ như cho không. Giữa những chốn phồn hoa trên đất Mỹ, không ai tưởng tượng được lại có cảnh xếp hàng dài dằng dặc rồi trùm chăn ngủ ngay trên lòng đường trước một siêu thị, hay khung cảnh chen lấn, giành giật hàng hóa trong các trung tâm mua sắm.
Thu hút là vậy, nhưng không phải tất cả những người Mỹ đều thích thú với “ngày thứ 6 đen”. Lý do là bởi những người này đều không thích sự chen lấn xô đẩy và thay vì việc lao vào những siêu thị, cửa hàng để mua đồ giảm giá, họ ngồi ở nhà và xem ti vi. Thậm chí, có người còn cho rằng tình trạng chen lấn nhau để mua hàng làm xấu đi hình ảnh nước Mỹ và họ kêu gọi lập nên “No Shopping Day”, tức là ngày không mua sắm để tẩy chay “Black Friday”.
Tuy vậy, sau nhiều thập niên, “Black Friday” vẫn tồn tại và thu hút được đông đảo người dân Mỹ tham gia. Chỉ có điều năm 2011, với sự kiện tranh cướp hàng hóa dẫn đến hàng chục người bị thương, một người bị bắn và cướp sạch hàng hóa khi ra chỗ đỗ xe, Black Friday đã có hơi hướng đúng với nghĩa mặt chữ là "Ngày thứ sáu đen".
4Xinh sưu tầm & TH.