nấu ăn ngon
New member
“Mỡ trong máu cao” là cách mà dân gian dùng để gọi bệnh “rối loạn chuyển hoá lipid máu”. Lipid là một trong 3 chất dinh dưỡng chính của cơ thể bao gồm: Lipid (mỡ), Glucid (chất bột đường) và Protein (chất đạm). Chất mỡ trong cơ thể chủ yếu là Cholesterol và Triglyceride.
[h=2]Phát hiện rối loạn lipid máu bằng cách nào?[/h] Các loại apoprotein và lipoprotein đều có thể được định lượng trong máu. Nhưng, trong thực tế lâm sàng, chỉ có 4 thành phần hay được định lượng và đánh giá trong chẩn đoán cũng như điều trị: cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL (lipoprotein có tỷ trọng cao, làm nhiệm vụ vận chuyển cholesterol còn dư thừa từ các tổ chức tới gan (cholesterol có lợi) và LDL (lipid gây xơ vữa động mạch). Khi có rối loạn ít nhất là 1 trong 4 thành phần trên thì được gọi là rối loạn lipid máu.
Cấu trúc của lipoprotein.
[h=2]Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu:[/h] Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu có thể là nguyên nhân nguyên phát (do các bệnh về gen) hay nguyên nhân thứ phát ( do thói quen ăn uống, sinh hoạt hoặc một số bệnh lý). Các nguyên nhân thứ phát có thể góp phần cho rối loạn lipid máu do nguyên nhân tiên phát biểu hiện ra hoặc làm bệnh nặng thêm. Ví dụ, rối loạn lipid máu hỗn hợp mang tính gia đình có thể chỉ biểu hiện bệnh lý khi có sự có mặt có ý nghĩa của các nguyên nhân thứ phát.
[h=2]Điều trị rối loạn lipid máu[/h] Điều trị nguyên nhân:
Đối với rối loạn lipid máu do nguyên nhân thứ phát, cần phải điều trị bệnh chính (ví dụ bệnh đái tháo đường, cường giáp…) hoặc phải ngừng sử dụng một số thuốc gây rối loạn chuyển hóa lipid máu như hypothiazid, cyclosporin …
Mục tiêu cuối cùng điều trị chứng rối loạn lipid máu là đưa các thông số lipid về giới hạn bình thường hoặc gần bình thường.
Việc lựa chọn mục tiêu điều trị thích hợp cần phải dựa vào việc phát hiện và đánh giá tính chất của các yếu tố nguy cơ cao trên bệnh nhân như tiền sử có bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, tình trạng béo phì tuổi cao (trên 50 tuổi).
[h=2]Các biện pháp can thiệp chứng rối loạn lipid máu[/h] - Đầu tiên, cần điều chỉnh chế độ ăn trong 3-4 tháng. Không nên vội vã dùng ngay thuốc. Trong nhiều trường hợp, chỉ bằng chế độ dinh dưỡng bệnh lý nhất là với các rối loạn ở mức độ nhẹ và vừa, phối hợp với giảm khối lượng cơ thể nếu thừa cân hay béo phì thì các trị số cholesterol, triglycerid, LDL-C đều giảm rõ rệt.
- Khi chế độ dinh dưỡng không còn đủ hiệu lực, cholesterol vẫn >5,8 mmol/l và/hoặc triglycerid >2,3 mmol/l thì mới dùng thuốc. Trong thời gian dùng thuốc, vẫn phải duy trì chế độ ăn bệnh lý, 2 – 3 tháng một lần phải xét nghiệm lại các thông số.
- Tăng cường hoạt động thể lực: thể dục hoặc thể thao vừa với sức của mình, với những người cao tuổi, nên tập đi bộ, phải tập ít nhất 45 phút mỗi ngày, tập đều hàng ngày hoặc ít nhất 3 lần mỗi tuần, nếu ngừng tập thì những kết quả tốt sẽ mất ngay.
[h=2]Chế độ ăn khi bị rối loạn chuyển hóa lipid máu[/h] - Giảm cân nếu thừa cân, béo phì: bằng chế độ ăn giảm năng lượng, tăng cường hoạt động thể lực. Giảm cân sẽ tham gia điều chỉnh có hiệu quả đối với rối loạn lipid máu, làm giảm cholesterol và triglycerid máu.
- Giảm mỡ động vật trong chế độ ăn vì nó có chứa nhiều acid béo no, các acid béo này làm tăng cholesterol máu.
- Tăng dầu thực vật trong chế độ ăn vì dầu thực vật chứa nhiều acid béo không no, ăn cá có nhiều acid béo không no họ omega-3, các acid béo này làm giảm cholesterol máu.
- Giảm các thức ăn có nhiều cholesterol như phủ tạng động vật (bồ dục, óc, tim, lòng đỏ trứng, gan …).
- Giảm các thức ăn ngọt (bánh ngọt, sôcôla…).
- Tăng rau xanh, quả tươi, uống sữa đậu nành.
- Hạn chế bia, rượu nhất là khi triglyceride tăng cao.
[h=2]Sử dụng thuốc[/h] Hiện nay, có khá nhiều thuốc điều trị tốt rối loạn lipid máu, nhưng, có 2 nhóm thuốc phổ biến nhất được sử dụng vào điều trị. Đó là các thuốc nhóm fibrat (như lipanthyl, lopid) và các thuốc nhóm statin (như zocor, lipitor, lescol, crestor…).
- Các fibrat làm giảm cả triglycerid và cholesterol (giảm triglycerid nhiều hơn), giảm VLDL và LDL, tăng HDL. Nhưng nhóm fibrat không dùng được cho phụ nữ có thai, cho con bú.
- Các statin làm giảm cholesterol là chính, làm giảm nhẹ triglycerid và tăng nhẹ HDL.
[h=2]Phát hiện rối loạn lipid máu bằng cách nào?[/h] Các loại apoprotein và lipoprotein đều có thể được định lượng trong máu. Nhưng, trong thực tế lâm sàng, chỉ có 4 thành phần hay được định lượng và đánh giá trong chẩn đoán cũng như điều trị: cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL (lipoprotein có tỷ trọng cao, làm nhiệm vụ vận chuyển cholesterol còn dư thừa từ các tổ chức tới gan (cholesterol có lợi) và LDL (lipid gây xơ vữa động mạch). Khi có rối loạn ít nhất là 1 trong 4 thành phần trên thì được gọi là rối loạn lipid máu.
Cấu trúc của lipoprotein.
[h=2]Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu:[/h] Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu có thể là nguyên nhân nguyên phát (do các bệnh về gen) hay nguyên nhân thứ phát ( do thói quen ăn uống, sinh hoạt hoặc một số bệnh lý). Các nguyên nhân thứ phát có thể góp phần cho rối loạn lipid máu do nguyên nhân tiên phát biểu hiện ra hoặc làm bệnh nặng thêm. Ví dụ, rối loạn lipid máu hỗn hợp mang tính gia đình có thể chỉ biểu hiện bệnh lý khi có sự có mặt có ý nghĩa của các nguyên nhân thứ phát.
[h=2]Điều trị rối loạn lipid máu[/h] Điều trị nguyên nhân:
Đối với rối loạn lipid máu do nguyên nhân thứ phát, cần phải điều trị bệnh chính (ví dụ bệnh đái tháo đường, cường giáp…) hoặc phải ngừng sử dụng một số thuốc gây rối loạn chuyển hóa lipid máu như hypothiazid, cyclosporin …
Mục tiêu cuối cùng điều trị chứng rối loạn lipid máu là đưa các thông số lipid về giới hạn bình thường hoặc gần bình thường.
Việc lựa chọn mục tiêu điều trị thích hợp cần phải dựa vào việc phát hiện và đánh giá tính chất của các yếu tố nguy cơ cao trên bệnh nhân như tiền sử có bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, tình trạng béo phì tuổi cao (trên 50 tuổi).
[h=2]Các biện pháp can thiệp chứng rối loạn lipid máu[/h] - Đầu tiên, cần điều chỉnh chế độ ăn trong 3-4 tháng. Không nên vội vã dùng ngay thuốc. Trong nhiều trường hợp, chỉ bằng chế độ dinh dưỡng bệnh lý nhất là với các rối loạn ở mức độ nhẹ và vừa, phối hợp với giảm khối lượng cơ thể nếu thừa cân hay béo phì thì các trị số cholesterol, triglycerid, LDL-C đều giảm rõ rệt.
- Khi chế độ dinh dưỡng không còn đủ hiệu lực, cholesterol vẫn >5,8 mmol/l và/hoặc triglycerid >2,3 mmol/l thì mới dùng thuốc. Trong thời gian dùng thuốc, vẫn phải duy trì chế độ ăn bệnh lý, 2 – 3 tháng một lần phải xét nghiệm lại các thông số.
- Tăng cường hoạt động thể lực: thể dục hoặc thể thao vừa với sức của mình, với những người cao tuổi, nên tập đi bộ, phải tập ít nhất 45 phút mỗi ngày, tập đều hàng ngày hoặc ít nhất 3 lần mỗi tuần, nếu ngừng tập thì những kết quả tốt sẽ mất ngay.
[h=2]Chế độ ăn khi bị rối loạn chuyển hóa lipid máu[/h] - Giảm cân nếu thừa cân, béo phì: bằng chế độ ăn giảm năng lượng, tăng cường hoạt động thể lực. Giảm cân sẽ tham gia điều chỉnh có hiệu quả đối với rối loạn lipid máu, làm giảm cholesterol và triglycerid máu.
- Giảm mỡ động vật trong chế độ ăn vì nó có chứa nhiều acid béo no, các acid béo này làm tăng cholesterol máu.
- Tăng dầu thực vật trong chế độ ăn vì dầu thực vật chứa nhiều acid béo không no, ăn cá có nhiều acid béo không no họ omega-3, các acid béo này làm giảm cholesterol máu.
- Giảm các thức ăn có nhiều cholesterol như phủ tạng động vật (bồ dục, óc, tim, lòng đỏ trứng, gan …).
- Giảm các thức ăn ngọt (bánh ngọt, sôcôla…).
- Tăng rau xanh, quả tươi, uống sữa đậu nành.
- Hạn chế bia, rượu nhất là khi triglyceride tăng cao.
[h=2]Sử dụng thuốc[/h] Hiện nay, có khá nhiều thuốc điều trị tốt rối loạn lipid máu, nhưng, có 2 nhóm thuốc phổ biến nhất được sử dụng vào điều trị. Đó là các thuốc nhóm fibrat (như lipanthyl, lopid) và các thuốc nhóm statin (như zocor, lipitor, lescol, crestor…).
- Các fibrat làm giảm cả triglycerid và cholesterol (giảm triglycerid nhiều hơn), giảm VLDL và LDL, tăng HDL. Nhưng nhóm fibrat không dùng được cho phụ nữ có thai, cho con bú.
- Các statin làm giảm cholesterol là chính, làm giảm nhẹ triglycerid và tăng nhẹ HDL.