nấu ăn ngon
New member
Cholesterol là nguyên nhân chủ yếu gây ra mỡ máu cao và các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, khi có một chế độ ăn hợp lý thì lượng cholesterol trong máu sẽ được cải thiện đáng kể.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong điều trị hạ cholesterol máu để ngăn cản quá trình xơ vữa thành động mạch, bệnh mạch vành và một số bệnh tim mạch khác. Theo khuyến cáo mới nhất của hội tim mạch Mỹ, để giảm lượng cholesterol trong máu, chế độ ăn chỉ được cung cấp khoảng 30% calo từ chất béo, trong đó chỉ 10% calo từ các chất béo bảo hòa. Để định lượng chất béo nên tiêu thụ mỗi ngày, ta lấy tổng năng lượng cần thiết nhân với 30% rồi chia cho 9 (ví dụ cơ thể cần 2.200 calo, số lượng chất béo cần giới hạn là 73g/ngày).
Thực phẩm làm từ đậu tương có tác dụng giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần.
[h=2]Tăng cường sử dụng đậu tương trong khẩu phần ăn:[/h] Cần ăn các thực phẩm được chế biến từ đậu tương như sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ, bột đậu tương, sữa chua đậu tương… Thực phẩm làm từ đậu tương giàu estrogen thực vật và isoflavon có tác dụng giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần. Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã đưa ra khuyến cáo cần tiêu thụ ít nhất 25g đậu tương/ngày với tất cả các loại hình thức chế biến để giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
[h=2]Ăn nhiều rau quả, uống trà:[/h] Ăn nhiều rau quả khoảng 500g/ngày để cung cấp đủ các vitamin, khoáng chất và chất xơ. Những thực phẩm giàu chất xơ hoà tan là gạo lức, các hạt họ đậu, lúa mạch, rau, trái cây. Nhiều công trình nghiên cứu cũng cho thấy chế độ ăn giàu các chất chống oxy hoá có thể giảm từ 20 – 40% nguy cơ về bệnh mạch vành. Các thực phẩm cần chọn đưa vào khẩu phần ăn nhằm chống tác dụng oxy hoá độc hại như: thực phẩm giàu vitamin E (giá đỗ, dầu thực vật, dầu gấc, các sản phẩm chế biến từ gấc), thực phẩm giàu β-caroten (càrốt, bí đỏ, đu đủ chín, xoài; các loại rau có màu xanh thẫm như rau muống, mồng tơi, cải xoong…), thực phẩm giàu vitamin C (các loại rau quả nói chung), thức ăn giàu selen (rau ngót, rau cải bắp…). Tỏi cũng có những hoạt chất có tác dụng hạ cholesterol. Uống nước chè (trà) xanh hàng ngày có thể giảm 44 – 58% nguy cơ bệnh mạch vành tim.
[h=2]Ăn nhiều cá:[/h] Mỗi tuần nên ăn ít nhất ba bữa cá để cung cấp thên axit béo omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu có nhiều axit béo loại này.
[h=2]Không nên dùng mỡ, da động vật: [/h] dùng thịt ít chất béo như thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da, thịt heo thăn… Không nên ăn mỡ động vật (mỡ heo, bơ, mỡ bò…) và kem sữa bò. Những thực phẩm này rất nhiều chất béo bảo hòa nên dễ gây thuyên tắc động mạch. Giới hạn lượng thịt đỏ (bò, ngựa, trâu, cừu…) sử dụng dưới 255g/tuần. Khi dùng thức ăn từ sữa thì chọn sữa đã tách kem (hay còn gọi là sữa gầy). Khi làm sữa chua hay pho mát cũng nên chọn loại làm từ sữa gầy hay sữa có hàm lượng chất béo chỉ 1 – 2%.
[h=2]Hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn công nghiệp:[/h] Không nên sử dụng thức ăn như bơ thực vật dạng thỏi và bánh, bánh nướng lò, sản phẩm dạng rán như khoai tây rán, mì ăn liền và nhiều thức ăn công nghiệp chế biến sẵn khác. Trong những thức ăn này có axit béo dạng trans, có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu. Cần dùng dầu ôliu, dầu cải, dầu ngô, dầu hạt rum, dầu đậu nành và dầu hướng dương. Đó là những loại dầu thực vật có tác dụng làm hạ mức cholesterol. Không nên dùng dầu cọ hay dầu dừa (không chỉ tồn tại riêng lẻ, các loại dầu này có mặt trong kem thực vật để uống với càphê, bánh kem, kẹo sôcôla…).
[h=2]Giảm lượng đường, mật: [/h] Bạn chỉ nên ăn từ 10 – 20g/ngày và không nên sử dụng quá 500g đường/ tháng.
Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, hoạt động thể dục thể thao phù hợp, đều đặn, cũng là một nhân tố quan trọng làm tăng hiệu quả của chế độ ăn uống trong điều trị giảm cholesterol máu.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong điều trị hạ cholesterol máu để ngăn cản quá trình xơ vữa thành động mạch, bệnh mạch vành và một số bệnh tim mạch khác. Theo khuyến cáo mới nhất của hội tim mạch Mỹ, để giảm lượng cholesterol trong máu, chế độ ăn chỉ được cung cấp khoảng 30% calo từ chất béo, trong đó chỉ 10% calo từ các chất béo bảo hòa. Để định lượng chất béo nên tiêu thụ mỗi ngày, ta lấy tổng năng lượng cần thiết nhân với 30% rồi chia cho 9 (ví dụ cơ thể cần 2.200 calo, số lượng chất béo cần giới hạn là 73g/ngày).
Thực phẩm làm từ đậu tương có tác dụng giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần.
[h=2]Tăng cường sử dụng đậu tương trong khẩu phần ăn:[/h] Cần ăn các thực phẩm được chế biến từ đậu tương như sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ, bột đậu tương, sữa chua đậu tương… Thực phẩm làm từ đậu tương giàu estrogen thực vật và isoflavon có tác dụng giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần. Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã đưa ra khuyến cáo cần tiêu thụ ít nhất 25g đậu tương/ngày với tất cả các loại hình thức chế biến để giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
[h=2]Ăn nhiều rau quả, uống trà:[/h] Ăn nhiều rau quả khoảng 500g/ngày để cung cấp đủ các vitamin, khoáng chất và chất xơ. Những thực phẩm giàu chất xơ hoà tan là gạo lức, các hạt họ đậu, lúa mạch, rau, trái cây. Nhiều công trình nghiên cứu cũng cho thấy chế độ ăn giàu các chất chống oxy hoá có thể giảm từ 20 – 40% nguy cơ về bệnh mạch vành. Các thực phẩm cần chọn đưa vào khẩu phần ăn nhằm chống tác dụng oxy hoá độc hại như: thực phẩm giàu vitamin E (giá đỗ, dầu thực vật, dầu gấc, các sản phẩm chế biến từ gấc), thực phẩm giàu β-caroten (càrốt, bí đỏ, đu đủ chín, xoài; các loại rau có màu xanh thẫm như rau muống, mồng tơi, cải xoong…), thực phẩm giàu vitamin C (các loại rau quả nói chung), thức ăn giàu selen (rau ngót, rau cải bắp…). Tỏi cũng có những hoạt chất có tác dụng hạ cholesterol. Uống nước chè (trà) xanh hàng ngày có thể giảm 44 – 58% nguy cơ bệnh mạch vành tim.
[h=2]Ăn nhiều cá:[/h] Mỗi tuần nên ăn ít nhất ba bữa cá để cung cấp thên axit béo omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu có nhiều axit béo loại này.
[h=2]Không nên dùng mỡ, da động vật: [/h] dùng thịt ít chất béo như thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da, thịt heo thăn… Không nên ăn mỡ động vật (mỡ heo, bơ, mỡ bò…) và kem sữa bò. Những thực phẩm này rất nhiều chất béo bảo hòa nên dễ gây thuyên tắc động mạch. Giới hạn lượng thịt đỏ (bò, ngựa, trâu, cừu…) sử dụng dưới 255g/tuần. Khi dùng thức ăn từ sữa thì chọn sữa đã tách kem (hay còn gọi là sữa gầy). Khi làm sữa chua hay pho mát cũng nên chọn loại làm từ sữa gầy hay sữa có hàm lượng chất béo chỉ 1 – 2%.
[h=2]Hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn công nghiệp:[/h] Không nên sử dụng thức ăn như bơ thực vật dạng thỏi và bánh, bánh nướng lò, sản phẩm dạng rán như khoai tây rán, mì ăn liền và nhiều thức ăn công nghiệp chế biến sẵn khác. Trong những thức ăn này có axit béo dạng trans, có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu. Cần dùng dầu ôliu, dầu cải, dầu ngô, dầu hạt rum, dầu đậu nành và dầu hướng dương. Đó là những loại dầu thực vật có tác dụng làm hạ mức cholesterol. Không nên dùng dầu cọ hay dầu dừa (không chỉ tồn tại riêng lẻ, các loại dầu này có mặt trong kem thực vật để uống với càphê, bánh kem, kẹo sôcôla…).
[h=2]Giảm lượng đường, mật: [/h] Bạn chỉ nên ăn từ 10 – 20g/ngày và không nên sử dụng quá 500g đường/ tháng.
Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, hoạt động thể dục thể thao phù hợp, đều đặn, cũng là một nhân tố quan trọng làm tăng hiệu quả của chế độ ăn uống trong điều trị giảm cholesterol máu.