blackberry97
New member
Theo ý kiến các luật sư, việc con cái để ông N. già yếu, bệnh tật nằm vỉa hè là hành vi đáng lên án, xã hội không thể chấp nhận được. Nhưng, như thế vẫn còn nhẹ.
Trước vụ việc đau lòng ông N.V.N. (87 tuổi) vừa ra viện đã bị các con đưa về phố Núi Trúc (Đống Đa, Hà Nội) và để ông nằm ở vỉa hè gần 10 tiếng đồng hồ vì không được vào nhà, các luật sư đã phải lên tiếng phân tích yếu tố luật pháp và vấn đề đạo đức, tình người.
Luật sư Vũ Văn Lợi, Giám đốc Công ty luật TNHH Hòa Lợi (Đoàn LS TP. Hà Nội) cho biết: "Những vụ việc đem bố mẹ ra làm lý do, bợ đỡ để các con tranh chấp tài sản, thực tế không phải nhiều".
Ông N. năm nay đã 87 tuổi, vừa xuất viện ông bị các con đem tới đây cho nằm vỉa hè.
Tuy nhiên, tranh chấp tài sản, đặc biệt là đất đai, nhà cửa thường xảy ra khi giá trị của nó được đẩy lên cao, người ta coi tiền bạc lớn hơn tình mẫu tử, trong gia đình kiện tụng lẫn nhau.
Theo luật sư Lợi, một năm có vài vụ tranh chấp tài sản con đem bố mẹ ra làm cái cớ. Tập trung nhiều ở các thành phố lớn, như Hà Nội, TP. HCM… vì ở các thành phố này đất đai, nhà cửa có giá trị lớn.
“Thời gian gần đây xu hướng này không giảm. Vụ việc như đặt bố nằm vỉa hè phố Núi Trúc vừa qua còn là nhẹ. Cách đây vài năm ở quận Tây Hồ (Hà Nội - PV) từng có vụ con đâm chết bố để lấy đất bán, vì xin đất nhưng bố không cho”, luật sư Lợi cho biết thêm.
Còn luật sư Hoàng Văn Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa (Đoàn LS TP. Hà Nội) cho rằng: “Việc các con đem bố mẹ làm bợ đỡ, lý do để tranh chấp tại sản với nhau trong xã hội ngày nay không phải ít.
Những vụ việc như con đuổi bố mẹ ra đường, bố mẹ phải đi ở nhờ là quá bình thường. Còn tới mức để bố ốm nằm vỉa hè như trường hợp ở Núi Trúc là lần đầu tôi gặp”.
Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân cho hay, vụ việc này chỉ có thể xét dưới góc độ đạo đức xã hội, còn góc độ luật pháp không có gì để nói, vì chưa gây hậu quả nghiêm trọng, nên luật pháp chưa điều chỉnh.
“Xét dưới góc độ xã hội, vụ việc thể hiện sư suy thoái về đạo đức. Dù trong cuộc sống, những tranh chấp trong gia đình, vô trách nhiệm với cha mẹ vẫn diễn ra. Các cụ ngày xưa từng nói ‘Một mẹ nuôi được mười con, nhưng mười con không nuôi nổi một mẹ’ là vì thế”, luật sư Triển nhấn mạnh.
Ông N. phải nằm vỉa hè gần 10 tiếng đồng hồ.
ũng theo luật sư Triển, việc đem cha mẹ ra làm điểm tựa để tranh chấp tài sản xã hội phải lên án.
Đồng tình với quan điểm trên, luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty luật Hợp danh Hồng Bách và Cộng sự cho biết: “Dưới cái nhìn xã hội, trong trường hợp này con cái chưa làm tròn chữ hiếu với bố mẹ, bất luận trong trường hợp nào, dù có là nhà của ai cũng không được để cha già nằm ngoài đường như thế”.
Hơn nữa, theo luật sư, bố đã già, lại bệnh tật, nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ là của con cháu, chưa kể nhà đấy là của ông bà. Xét dưới góc độ đạo đức để cha nằm vỉa hè là hành vi bất hiếu.
Có rất nhiều cách để đòi quyền lợi, không nhất thiết phải đưa bố tới đấy để tăng sức ép với chị dâu, nó trở thành hình ảnh phản cảm, xã hội không ai chấp nhận điều đó.
“Trong Luật Hôn nhân và Gia đình đã có quy định cha mẹ có nghĩa vụ với con cái, con cái phải có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ. Về tài sản rạch ròi theo quy định của luật dân sự, tài sản của ai người đấy có quyền sử dụng”, luật sư Bách nói thêm.
Phạm Thanh
Trước vụ việc đau lòng ông N.V.N. (87 tuổi) vừa ra viện đã bị các con đưa về phố Núi Trúc (Đống Đa, Hà Nội) và để ông nằm ở vỉa hè gần 10 tiếng đồng hồ vì không được vào nhà, các luật sư đã phải lên tiếng phân tích yếu tố luật pháp và vấn đề đạo đức, tình người.
Luật sư Vũ Văn Lợi, Giám đốc Công ty luật TNHH Hòa Lợi (Đoàn LS TP. Hà Nội) cho biết: "Những vụ việc đem bố mẹ ra làm lý do, bợ đỡ để các con tranh chấp tài sản, thực tế không phải nhiều".
Ông N. năm nay đã 87 tuổi, vừa xuất viện ông bị các con đem tới đây cho nằm vỉa hè.
Tuy nhiên, tranh chấp tài sản, đặc biệt là đất đai, nhà cửa thường xảy ra khi giá trị của nó được đẩy lên cao, người ta coi tiền bạc lớn hơn tình mẫu tử, trong gia đình kiện tụng lẫn nhau.
Theo luật sư Lợi, một năm có vài vụ tranh chấp tài sản con đem bố mẹ ra làm cái cớ. Tập trung nhiều ở các thành phố lớn, như Hà Nội, TP. HCM… vì ở các thành phố này đất đai, nhà cửa có giá trị lớn.
“Thời gian gần đây xu hướng này không giảm. Vụ việc như đặt bố nằm vỉa hè phố Núi Trúc vừa qua còn là nhẹ. Cách đây vài năm ở quận Tây Hồ (Hà Nội - PV) từng có vụ con đâm chết bố để lấy đất bán, vì xin đất nhưng bố không cho”, luật sư Lợi cho biết thêm.
Còn luật sư Hoàng Văn Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa (Đoàn LS TP. Hà Nội) cho rằng: “Việc các con đem bố mẹ làm bợ đỡ, lý do để tranh chấp tại sản với nhau trong xã hội ngày nay không phải ít.
Những vụ việc như con đuổi bố mẹ ra đường, bố mẹ phải đi ở nhờ là quá bình thường. Còn tới mức để bố ốm nằm vỉa hè như trường hợp ở Núi Trúc là lần đầu tôi gặp”.
Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân cho hay, vụ việc này chỉ có thể xét dưới góc độ đạo đức xã hội, còn góc độ luật pháp không có gì để nói, vì chưa gây hậu quả nghiêm trọng, nên luật pháp chưa điều chỉnh.
“Xét dưới góc độ xã hội, vụ việc thể hiện sư suy thoái về đạo đức. Dù trong cuộc sống, những tranh chấp trong gia đình, vô trách nhiệm với cha mẹ vẫn diễn ra. Các cụ ngày xưa từng nói ‘Một mẹ nuôi được mười con, nhưng mười con không nuôi nổi một mẹ’ là vì thế”, luật sư Triển nhấn mạnh.
Ông N. phải nằm vỉa hè gần 10 tiếng đồng hồ.
ũng theo luật sư Triển, việc đem cha mẹ ra làm điểm tựa để tranh chấp tài sản xã hội phải lên án.
Đồng tình với quan điểm trên, luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty luật Hợp danh Hồng Bách và Cộng sự cho biết: “Dưới cái nhìn xã hội, trong trường hợp này con cái chưa làm tròn chữ hiếu với bố mẹ, bất luận trong trường hợp nào, dù có là nhà của ai cũng không được để cha già nằm ngoài đường như thế”.
Hơn nữa, theo luật sư, bố đã già, lại bệnh tật, nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ là của con cháu, chưa kể nhà đấy là của ông bà. Xét dưới góc độ đạo đức để cha nằm vỉa hè là hành vi bất hiếu.
Có rất nhiều cách để đòi quyền lợi, không nhất thiết phải đưa bố tới đấy để tăng sức ép với chị dâu, nó trở thành hình ảnh phản cảm, xã hội không ai chấp nhận điều đó.
“Trong Luật Hôn nhân và Gia đình đã có quy định cha mẹ có nghĩa vụ với con cái, con cái phải có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ. Về tài sản rạch ròi theo quy định của luật dân sự, tài sản của ai người đấy có quyền sử dụng”, luật sư Bách nói thêm.
Phạm Thanh
Nguồn : Phunutoday