nhimyeu_ictu
New member
Do sợ "dao kéo" nên khi lỡ có bầu nhiều chị em đã tính đến phương pháp dùng thuốc phá thai. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sản phụ khoa, phương pháp nào cũng có hạn chế của nó.
Phá thai bằng thuốc không hẳn là an toàn bởi nguy cơ chảy máu kéo dài khiến mất máu, băng huyết vẫn có thể xảy ra. Phá thai bằng thuốc được quảng cáo tràn lan, treo biển rầm rộ như: Rất gọn nhẹ. Chỉ một viên thuốc ngậm dưới lưỡi là cái thai ra ngay.
Trong vai người đi giải quyết cái thai 7 tuần tuổi, chúng tôi đến cơ sở phá thai bằng thuốc số 185 nằm trên đường Giải Phóng, Hà Nội. Khi tôi nói ý định muốn giải quyết cái thai, chị nhân viên nhìn chúng tôi với vẻ nghi hoặc và hỏi giấy siêu âm.
Tất nhiên, do không đưa ra được giấy siêu âm nên chị nhân viên trả lời chúng tôi với thái độ rất dò xét. Tại phòng khám 89 đường Giải Phóng, bác sĩ tư vấn nói với tôi: "Muốn bỏ thai bằng thuốc phải viết giấy cam đoan, thai phải dưới 6 tuần, hơn 1 ngày cũng không được. Phá thai bằng thuốc nguy hiểm bởi có thể băng huyết 7 - 14 ngày, thậm chí phải cấp cứu nửa đêm, có người phá được, người không, lúc đó lại phải hút thì rất mệt".
Cũng nằm trên tuyến phố này, tại cửa một phòng khám cũng phá thai bằng thuốc, chúng tôi gặp chị Nguyễn Hồng Hà (ở Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) từng hai lần phá thai bằng thuốc, chị kể: Chị đã hai lần đến một phòng khám ở Làng quốc tế Thăng Long, sau khi siêu âm thì được bác sĩ cho thuốc ngậm dưới lưỡi.
Sau 48h, chị quay lại để được phát viên ngậm thứ hai. Trong khoảng ba ngày, thai ra hết mà chị không có cảm giác đau. Tổng chi phí từ siêu âm đến việc dùng thuốc chỉ hết 750.000đ. Chị cứ tấm tắc khen thuốc tốt, bác sĩ tốt, mọi thứ tiện lợi, chi phí rẻ, an toàn.
Còn chị V.Ngọc (27 tuổi, ở Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội) thì cứ nói đến phá thai bằng thuốc lại toát hết mồ hôi. Chị đã từng bị choáng và máu ộc ra quá nhiều đến độ phải cấp cứu. Tuy vậy, chị cũng như nhiều người nghĩ rằng, dùng thuốc đỡ ảnh hưởng đến dạ con nên vẫn nhắm mắt đến để phá thai bằng thuốc.
Không thay thế được thủ thuật
BSCK2 Nguyễn Thị Hồng Minh, giám đốc Trung tâm Tư vấn Sức khoẻ sinh sản và KHHGĐ, Bệnh viện Phụ sản TƯ cho biết, phá thai bằng thuốc không thay thế được phá thai bằng thủ thuật, mà đây chỉ coi là thêm một phương pháp để người phụ nữ lựa chọn. Chỉ định của phá thai bằng thuốc rất chặt chẽ. Chỉ những phụ nữ hoàn toàn khoẻ mạnh, không mắc thêm một số bệnh mạn tính khác, thai dưới 9 tuần mới dùng phương pháp này.
Tỷ lệ thành công khi dùng thuốc và dùng thủ thuật là ngang nhau. Tùy bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn để áp dụng phương pháp nào. Dùng thủ thuật có thể áp dụng tại tuyến xã, cơ sở y tế tư nhân. Trong khi phá thai bằng thuốc chỉ được áp dụng tại tuyến trung ương, tỉnh, huyện chứ không được làm ở cơ sở y tế tư nhân.
Dùng thủ thuật là đưa dụng cụ vào để lấy thai nên có nguy cơ nhiễm trùng (nên bệnh nhân thường được dùng thêm kháng sinh). Nhưng thủ thuật lại có lợi là thời gian ra máu ngắn, quá trình thực hiện nhanh. Trong khi đó, để phá thai bằng thuốc (dùng thuốc co bóp đẩy thai ra ngoài), bệnh nhân sẽ bị ra máu kéo dài, nguy cơ nhiễm khuẩn cũng lớn.
Không đến phòng mạch tư để phá thai bằng thuốc
TS Nguyễn Mạnh Trí, khoa A4, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, phá thai bằng thuốc chỉ được phép thực hiện ở bệnh viện tuyến trung ương, áp dụng với trường hợp dưới 63 ngày vô kinh. Với bệnh viện tỉnh, được phép thực hiện với dưới 56 ngày vô kinh (8 tuần trở xuống).
Với bệnh viện huyện, chỉ được phép thực hiện với bệnh nhân dưới 49 ngày vô kinh (dưới 7 tuần). Tại khoa A4, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã làm cho nhiều trường hợp phá thai bằng thuốc. Kể cả cho người bệnh đã dùng thuốc nhưng bác sĩ vẫn phải tìm cách làm sạch buồng tử cung cho bệnh nhân chứ không phải chỉ dùng thuốc là nó "tự ra".
Phá thai bằng thuốc không nhẹ nhàng như nhiều người nghĩ, bởi sự bất tiện và rủi ro vẫn có thể xảy ra. Rủi ro đầu tiên có thể kể đến là băng huyết. Nếu bị băng huyết mà không được cấp cứu kịp thời thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, khi dùng thuốc, thai ra như kiểu "đến tháng" nhưng lượng máu nhiều. Một số phụ nữ nhìn thấy sự sảy thai nên sợ, cảm giác kinh hãi (có người nằm trên vũng máu), thời gian ra máu dài (thường từ 2 - 4 tuần).
BS Hồng Minh cũng cho hay, phá thai bằng thuốc ngoài những chỉ định cụ thể về tuần tuổi thai, sức khoẻ bệnh nhân, chỉ nên áp dụng cho bệnh nhân ở gần bệnh viện, vì nếu ở xa, nếu lỡ bị băng huyết, bệnh nhân sẽ không được cấp cứu kịp thời. Dùng thuốc, tỷ lệ thành công là 92 - 97%, nên có một số trường hợp dùng thuốc nhưng thai không ra hết và vẫn phải tiếp tục dùng thủ thuật.
Phá thai bằng thuốc không hẳn là an toàn bởi nguy cơ chảy máu kéo dài khiến mất máu, băng huyết vẫn có thể xảy ra. Phá thai bằng thuốc được quảng cáo tràn lan, treo biển rầm rộ như: Rất gọn nhẹ. Chỉ một viên thuốc ngậm dưới lưỡi là cái thai ra ngay.
Trong vai người đi giải quyết cái thai 7 tuần tuổi, chúng tôi đến cơ sở phá thai bằng thuốc số 185 nằm trên đường Giải Phóng, Hà Nội. Khi tôi nói ý định muốn giải quyết cái thai, chị nhân viên nhìn chúng tôi với vẻ nghi hoặc và hỏi giấy siêu âm.
Tất nhiên, do không đưa ra được giấy siêu âm nên chị nhân viên trả lời chúng tôi với thái độ rất dò xét. Tại phòng khám 89 đường Giải Phóng, bác sĩ tư vấn nói với tôi: "Muốn bỏ thai bằng thuốc phải viết giấy cam đoan, thai phải dưới 6 tuần, hơn 1 ngày cũng không được. Phá thai bằng thuốc nguy hiểm bởi có thể băng huyết 7 - 14 ngày, thậm chí phải cấp cứu nửa đêm, có người phá được, người không, lúc đó lại phải hút thì rất mệt".
Cũng nằm trên tuyến phố này, tại cửa một phòng khám cũng phá thai bằng thuốc, chúng tôi gặp chị Nguyễn Hồng Hà (ở Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) từng hai lần phá thai bằng thuốc, chị kể: Chị đã hai lần đến một phòng khám ở Làng quốc tế Thăng Long, sau khi siêu âm thì được bác sĩ cho thuốc ngậm dưới lưỡi.
Sau 48h, chị quay lại để được phát viên ngậm thứ hai. Trong khoảng ba ngày, thai ra hết mà chị không có cảm giác đau. Tổng chi phí từ siêu âm đến việc dùng thuốc chỉ hết 750.000đ. Chị cứ tấm tắc khen thuốc tốt, bác sĩ tốt, mọi thứ tiện lợi, chi phí rẻ, an toàn.
Còn chị V.Ngọc (27 tuổi, ở Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội) thì cứ nói đến phá thai bằng thuốc lại toát hết mồ hôi. Chị đã từng bị choáng và máu ộc ra quá nhiều đến độ phải cấp cứu. Tuy vậy, chị cũng như nhiều người nghĩ rằng, dùng thuốc đỡ ảnh hưởng đến dạ con nên vẫn nhắm mắt đến để phá thai bằng thuốc.
Không thay thế được thủ thuật
BSCK2 Nguyễn Thị Hồng Minh, giám đốc Trung tâm Tư vấn Sức khoẻ sinh sản và KHHGĐ, Bệnh viện Phụ sản TƯ cho biết, phá thai bằng thuốc không thay thế được phá thai bằng thủ thuật, mà đây chỉ coi là thêm một phương pháp để người phụ nữ lựa chọn. Chỉ định của phá thai bằng thuốc rất chặt chẽ. Chỉ những phụ nữ hoàn toàn khoẻ mạnh, không mắc thêm một số bệnh mạn tính khác, thai dưới 9 tuần mới dùng phương pháp này.
Tỷ lệ thành công khi dùng thuốc và dùng thủ thuật là ngang nhau. Tùy bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn để áp dụng phương pháp nào. Dùng thủ thuật có thể áp dụng tại tuyến xã, cơ sở y tế tư nhân. Trong khi phá thai bằng thuốc chỉ được áp dụng tại tuyến trung ương, tỉnh, huyện chứ không được làm ở cơ sở y tế tư nhân.
Dùng thủ thuật là đưa dụng cụ vào để lấy thai nên có nguy cơ nhiễm trùng (nên bệnh nhân thường được dùng thêm kháng sinh). Nhưng thủ thuật lại có lợi là thời gian ra máu ngắn, quá trình thực hiện nhanh. Trong khi đó, để phá thai bằng thuốc (dùng thuốc co bóp đẩy thai ra ngoài), bệnh nhân sẽ bị ra máu kéo dài, nguy cơ nhiễm khuẩn cũng lớn.
Không đến phòng mạch tư để phá thai bằng thuốc
TS Nguyễn Mạnh Trí, khoa A4, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, phá thai bằng thuốc chỉ được phép thực hiện ở bệnh viện tuyến trung ương, áp dụng với trường hợp dưới 63 ngày vô kinh. Với bệnh viện tỉnh, được phép thực hiện với dưới 56 ngày vô kinh (8 tuần trở xuống).
Với bệnh viện huyện, chỉ được phép thực hiện với bệnh nhân dưới 49 ngày vô kinh (dưới 7 tuần). Tại khoa A4, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã làm cho nhiều trường hợp phá thai bằng thuốc. Kể cả cho người bệnh đã dùng thuốc nhưng bác sĩ vẫn phải tìm cách làm sạch buồng tử cung cho bệnh nhân chứ không phải chỉ dùng thuốc là nó "tự ra".
Phá thai bằng thuốc không nhẹ nhàng như nhiều người nghĩ, bởi sự bất tiện và rủi ro vẫn có thể xảy ra. Rủi ro đầu tiên có thể kể đến là băng huyết. Nếu bị băng huyết mà không được cấp cứu kịp thời thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, khi dùng thuốc, thai ra như kiểu "đến tháng" nhưng lượng máu nhiều. Một số phụ nữ nhìn thấy sự sảy thai nên sợ, cảm giác kinh hãi (có người nằm trên vũng máu), thời gian ra máu dài (thường từ 2 - 4 tuần).
BS Hồng Minh cũng cho hay, phá thai bằng thuốc ngoài những chỉ định cụ thể về tuần tuổi thai, sức khoẻ bệnh nhân, chỉ nên áp dụng cho bệnh nhân ở gần bệnh viện, vì nếu ở xa, nếu lỡ bị băng huyết, bệnh nhân sẽ không được cấp cứu kịp thời. Dùng thuốc, tỷ lệ thành công là 92 - 97%, nên có một số trường hợp dùng thuốc nhưng thai không ra hết và vẫn phải tiếp tục dùng thủ thuật.