Ngoài hàng loạt các thay đổi khi mang thai thì việc thay đổi cách tắm cũng vô cùng quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của thai nhi.
Nên tắm bằng vòi hoa sen
Các bác sĩ khuyên bà bầu chỉ nên tắm bằng vòi hoa sen chứ không nên sử dụng bồn tắm bởi việc ngâm mình trong bồn tắm quá lâu, sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập âm đạo, gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến thai nhi và nguy cơ sinh non.
Tắm bằng vòi hoa sen, các tia nước mát-xa làn da mệt mỏi, sẽ khiến bà bầu sảng khoái hơn.
Nhiệt độ tắm
Phụ nữ khi mang thai không nên tắm ở nhiệt độ quá nóng, nhiệt độ nóng quá sẽ gây tổn thương tế bào thần kinh và làm chúng bị giảm đi đáng kể. Dù đang là những ngày mùa đông lạnh giá nhưng chị em nên pha nước ấm vừa phải để an toàn.
Bà bầu không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. (Ảnh minh họa)
Nếu là mùa hè, chị em đang mang thai cũng không nên tắm nước quá lạnh, nhiệt độ lạnh quá khi trời đang nắng nóng dễ gây thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột, cảm lạnh và cúm.
Nên duy trì nhiệt độ vừa đủ, nên thử nước bằng cách dùng cùi trỏ tay để kiểm tra và nên làm ướt người từ dưới lên trên để cơ thể quen dần với sự thay đổi nhiệt độ.
Thời gian tắm
Lúc mang thai mệt mỏi, nhiều bà bầu thích thú với thời điểm được đi tắm bởi cơ thể được thư giãn, thoải mái và xua tan mệt mỏi.
Tuy nhiên, không gian phòng tắm chật hẹp, lại thêm nhiệt độ nước khiến các mao mạch giãn nở, lượng máu lên não không đủ, dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn nên tắm trong thời gian càng ngắn càng tốt, tối đa là 15 phút.
Gội đầu
Những bà mẹ mang thai được bác sĩ khuyến cáo không nên ngồi xổm, hoặc đứng quá lâu, động tác gội đầu sẽ có thể ảnh hưởng tới phần tử cung phía dưới nếu bạn ngồi xuống.
Nếu có thể, hãy ra hàng gội đầu trong giai đoạn mang thai, nhất là khi bụng đã to quá cỡ, hoặc bạn có thể gội ở nhà nhưng nhờ ai đó gội giúp trong lúc bạn nằm. Nhiệt độ nước gội đầu cũng không nên quá nóng hoặc quá lạnh.
Nên tắm bằng vòi hoa sen
Các bác sĩ khuyên bà bầu chỉ nên tắm bằng vòi hoa sen chứ không nên sử dụng bồn tắm bởi việc ngâm mình trong bồn tắm quá lâu, sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập âm đạo, gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến thai nhi và nguy cơ sinh non.
Tắm bằng vòi hoa sen, các tia nước mát-xa làn da mệt mỏi, sẽ khiến bà bầu sảng khoái hơn.
Nhiệt độ tắm
Phụ nữ khi mang thai không nên tắm ở nhiệt độ quá nóng, nhiệt độ nóng quá sẽ gây tổn thương tế bào thần kinh và làm chúng bị giảm đi đáng kể. Dù đang là những ngày mùa đông lạnh giá nhưng chị em nên pha nước ấm vừa phải để an toàn.
Bà bầu không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. (Ảnh minh họa)
Nếu là mùa hè, chị em đang mang thai cũng không nên tắm nước quá lạnh, nhiệt độ lạnh quá khi trời đang nắng nóng dễ gây thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột, cảm lạnh và cúm.
Nên duy trì nhiệt độ vừa đủ, nên thử nước bằng cách dùng cùi trỏ tay để kiểm tra và nên làm ướt người từ dưới lên trên để cơ thể quen dần với sự thay đổi nhiệt độ.
Thời gian tắm
Lúc mang thai mệt mỏi, nhiều bà bầu thích thú với thời điểm được đi tắm bởi cơ thể được thư giãn, thoải mái và xua tan mệt mỏi.
Tuy nhiên, không gian phòng tắm chật hẹp, lại thêm nhiệt độ nước khiến các mao mạch giãn nở, lượng máu lên não không đủ, dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn nên tắm trong thời gian càng ngắn càng tốt, tối đa là 15 phút.
Gội đầu
Những bà mẹ mang thai được bác sĩ khuyến cáo không nên ngồi xổm, hoặc đứng quá lâu, động tác gội đầu sẽ có thể ảnh hưởng tới phần tử cung phía dưới nếu bạn ngồi xuống.
Nếu có thể, hãy ra hàng gội đầu trong giai đoạn mang thai, nhất là khi bụng đã to quá cỡ, hoặc bạn có thể gội ở nhà nhưng nhờ ai đó gội giúp trong lúc bạn nằm. Nhiệt độ nước gội đầu cũng không nên quá nóng hoặc quá lạnh.
Theo Eva