Thủy Panda
New member
Mặc dù sữa mẹ cũng có thể chứa độc tố nhưng những độc tố này thường không gây hại cho bé của bạn.
Độc tố có thể là những chất độc hại có trong môi trường (không khí, nước…) hoặc trong thực phẩm, mỹ phẩm, một số sản phẩm nhựa. Các độc tố phổ biến nhất mà chúng ta đang tiếp xúc là dioxin và polychlorinated biphenyls (PCBs). Cả hai đều là chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (nghĩa là không bị phá vỡ). Chúng có thể tồn tại trong môi trường nhiều năm và một lượng nhỏ có thể được hấp thu và tích tụ trong mỡ của cơ thể người.
Độc tố có thể lẫn vào sữa mẹ
Mức độ nhỏ của độc tố trong mỡ có thể chuyển thành chất béo trong sữa mẹ.
Ảnh hưởng tới bé
Em bé của bạn có thể phải tiếp xúc với chất độc ngay từ khi còn nằm trong tử cung (dạ con) nhưng chỉ ở mức độ thấp. Hiện, vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định độc tố trong sữa mẹ ở hàm lượng bao nhiêu thì gây ảnh hưởng tới bé hay não của bé. Do đó, những kết luận về độc tố trong sữa mẹ gây hại cho bé là chưa có căn cứ.
Sữa mẹ vẫn là thức ăn hoàn hảo nhất cho con trong giai đoạn đầu. Sữa mẹ cung cấp sự cân bằng của protein, chất béo, carbohydrate quan trọng giúp con bạn phát triển. Em bé của bạn sẽ ít có khả năng béo phì nếu được bú mẹ hoàn toàn.
Sữa mẹ còn chứa các chất kháng thể, giúp bảo vệ bé chống lại các bệnh thông thường như: viêm dạ dày ruột, cảm lạnh, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng tai… Sữa mẹ có chuỗi dài axit béo không bão hòa đa, giúp phát triển não cho bé. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu có thể cải thiện phát triển nhận thức cho bé. Về lý thuyết, điều này nghĩa là cho con bú mẹ sẽ giúp bé thông minh.
Cách tăng cường chất lượng sữa mẹ
- Duy trì chế độ ăn uống khỏe mạnh, cân bằng để tránh cho bạn phải tiếp xúc với một nguồn chất độc từ thực phẩm. Nên kết hợp giữa rau củ quả, cá thịt, sữa với tinh bột.
- Loại bỏ các chất béo từ thịt gia súc, gia cầm trước khi nấu.
- Ăn các sản phẩm sữa ít chất béo.
- Cá chứa dầu tốt cho bạn và cho con của bạn. Nhưng cũng chỉ nên ăn khoảng 2 phần cá ngừ mỗi tuần. Không ăn cá mập, cá kiếm vì chúng chứa độc tố cao.
- Không ăn gan động vật. Gan la cơ quan loại bỏ chất thải nên có nhiều chất độc tích tụ ở đó. Bạn có thể uống bổ sung dầu cá được làm từ thịt của cá.
Độc tố có thể là những chất độc hại có trong môi trường (không khí, nước…) hoặc trong thực phẩm, mỹ phẩm, một số sản phẩm nhựa. Các độc tố phổ biến nhất mà chúng ta đang tiếp xúc là dioxin và polychlorinated biphenyls (PCBs). Cả hai đều là chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (nghĩa là không bị phá vỡ). Chúng có thể tồn tại trong môi trường nhiều năm và một lượng nhỏ có thể được hấp thu và tích tụ trong mỡ của cơ thể người.
Độc tố có thể lẫn vào sữa mẹ
Mức độ nhỏ của độc tố trong mỡ có thể chuyển thành chất béo trong sữa mẹ.
Ảnh hưởng tới bé
Em bé của bạn có thể phải tiếp xúc với chất độc ngay từ khi còn nằm trong tử cung (dạ con) nhưng chỉ ở mức độ thấp. Hiện, vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định độc tố trong sữa mẹ ở hàm lượng bao nhiêu thì gây ảnh hưởng tới bé hay não của bé. Do đó, những kết luận về độc tố trong sữa mẹ gây hại cho bé là chưa có căn cứ.
Vẫn nên nuôi con bằng sữa mẹSữa mẹ vẫn là thức ăn hoàn hảo nhất cho con trong giai đoạn đầu. Sữa mẹ cung cấp sự cân bằng của protein, chất béo, carbohydrate quan trọng giúp con bạn phát triển. Em bé của bạn sẽ ít có khả năng béo phì nếu được bú mẹ hoàn toàn.
Sữa mẹ còn chứa các chất kháng thể, giúp bảo vệ bé chống lại các bệnh thông thường như: viêm dạ dày ruột, cảm lạnh, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng tai… Sữa mẹ có chuỗi dài axit béo không bão hòa đa, giúp phát triển não cho bé. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu có thể cải thiện phát triển nhận thức cho bé. Về lý thuyết, điều này nghĩa là cho con bú mẹ sẽ giúp bé thông minh.
Cách tăng cường chất lượng sữa mẹ
- Duy trì chế độ ăn uống khỏe mạnh, cân bằng để tránh cho bạn phải tiếp xúc với một nguồn chất độc từ thực phẩm. Nên kết hợp giữa rau củ quả, cá thịt, sữa với tinh bột.
- Loại bỏ các chất béo từ thịt gia súc, gia cầm trước khi nấu.
- Ăn các sản phẩm sữa ít chất béo.
- Cá chứa dầu tốt cho bạn và cho con của bạn. Nhưng cũng chỉ nên ăn khoảng 2 phần cá ngừ mỗi tuần. Không ăn cá mập, cá kiếm vì chúng chứa độc tố cao.
- Không ăn gan động vật. Gan la cơ quan loại bỏ chất thải nên có nhiều chất độc tích tụ ở đó. Bạn có thể uống bổ sung dầu cá được làm từ thịt của cá.