Trẻ bú bình sớm có nguy cơ mắc chứng hẹp phì đại môn vị dạ dày

Thủy Panda

New member
User ID
33123
Tham gia
16 Tháng mười 2013
Bài viết
33
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Đây là kết quả vừa được công bố trên tạp chí y khoa JAMA Pediatrics tháng 10/2013 của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Y khoa Washington, Hoa Kỳ.
Qua phân tích từ 714 trẻ cho thấy, khi so sánh với trẻ được bú mẹ, các trẻ được cho bú bình sớm ngay sau sinh có tỷ lệ mắc bệnh hẹp phì đại môn vị dạ dày cao hơn 2,31 lần. Nếu trẻ có mẹ sinh nhiều lần, đồng thời được cho bú bình sớm sau sinh, tỷ lệ trẻ mắc bệnh sẽ cao hơn 3,42 lần. Còn đối với trẻ sinh ra khi mẹ có tuổi trên 35 và được cho bú bình sớm sau sinh, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đến 6,07 lần.

Bệnh hẹp phì đại môn vị dạ dày là bệnh lý thường chỉ gặp ở nhũ nhi. Bệnh gây ra là do lớp cơ trong thành dạ dày ở vùng môn vị (vùng nối giữa dạ dày và ruột non) dài và dày bất thường làm cho dịch và thức ăn từ dạ dày xuống ruột non khó khăn. Nguyên nhân gây bệnh khiến trẻ hay bị nôn ói chưa rõ, nhưng bệnh thường gặp ở trẻ trai, trẻ da trắng, trẻ có nhóm máu O hoặc máu B, trẻ phải dùng kháng sinh Erythomycin trong hai-ba tuần đầu sau sinh. Triệu chứng thường bắt đầu sau khi trẻ được ba-bốn tuần tuổi: trẻ nôn ói nhiều, nhất là sau mỗi lần cho bú, nhưng điểm đặc biệt là trẻ vẫn đói và đòi bú. Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ sờ được khối phì đại ở bụng của trẻ và cho chụp X-quang dạ dày, siêu âm bụng để xác định chẩn đoán. Cách điều trị tốt nhất là phẫu thuật xẻ rộng vùng môn vị, giúp thức ăn dễ dàng lưu thông từ dạ dày xuống ruột non.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom