➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
[h=1][/h] Ngỡ ngàng, luống cuống và nhiều lo lắng trong lần đầu được làm mẹ. Từ việc thay bỉm cho đến cách cho con bú mình đều phải học hỏi .
Sau khi sinh Bắp, mình có rất nhiều sữa nhờ những mẹo nhỏ của hai bà mẹ truyền lại. Vì thế mà mỗi lần cho Bắp bú, mình thường phải kẹp đầu ti để ngăn không cho sữa chảy ra quá nhiều sợ Bắp bú không kịp lại sặc. Chứng kiến mấy vụ trẻ con bị sặc sữa dẫn đến tử vong ở nhà hàng xóm và trên báo chí nên mình sợ lắm. Lúc nào cũng tâm tâm niệm niệm phải cho con bú đúng cách để Bắp không bị sặc.
Học cách cho bé bú sữa ở cữ vừa đủ
Ấy vậy mà nhiều khi cũng không lường hết được các tình huống xảy ra. Bắp nhà mình trộm vía háu ăn. Hôm vừa rồi cũng thế, mặc dù bú đã no căng bụng ra rồi nhưng vì ham quá nên cu cậu cứ cố ngậm ti đòi bú tiếp, nhất định không chịu nhả ra. Đang bú say sưa thì cu cậu bị sặc, ho lên một tiếng rồi phun hết sữa ra thành vòi, sữa trào ra cả mũi. Lúc ấy cả bà nội và bà ngoại đều không có ở bên, mình và ông xã sợ quá không biết làm cách nào vì lần đầu gặp phải tình huống này nên vội vã giục chồng bắt taxi đưa Bắp đến bệnh viện. Đến nơi, các bác sĩ thăm khám và bảo đây là trường hợp nhẹ, vì nếu bé mà bị sặc sữa nặng thì thường đi đến bệnh viện là không kịp. Vì thế các cha mẹ phải “dắt lưng” ít “vốn” để phòng lúc con bị sặc sữa còn biết cách sơ cứu. Sau vụ nhớ đời đó, mình có học được bài sơ cứu khi bé bị sặc sữa từ các bác sĩ, mình chia sẻ ra đây để các mẹ cùng biết nhé.
Bác sĩ có dặn mình là ngay khi bé có biểu hiện sặc sữa như ho, sặc sụa,… ngay lập tức cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần xử trí như sau:
Vỗ lưng, ấn ngực: Một tay đỡ ngực bé, dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ (chỗ giữa hai xương bả vai) nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống dị vật ra ngoài (như hình minh họa). Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức. Lặp lại đến 10 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục.
Phương pháp vỗ lưng, ấn ngực
Thông đường thở: Dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng trẻ, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi càng nhanh càng tốt. Hút miệng trước, mũi sau. Nếu để chậm, sữa sẽ vào trong khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp.
Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với thổi ngạt: Ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau đó phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Các mẹ đang nuôi con nhỏ hãy nhớ nằm lòng bài học này nhé vì có khi chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể để lại những hậu quả cực kỳ to lớn. Mẹ nào có những phương pháp hay thì chia sẻ thêm cùng mình và các mẹ khác nhé!
Sau khi sinh Bắp, mình có rất nhiều sữa nhờ những mẹo nhỏ của hai bà mẹ truyền lại. Vì thế mà mỗi lần cho Bắp bú, mình thường phải kẹp đầu ti để ngăn không cho sữa chảy ra quá nhiều sợ Bắp bú không kịp lại sặc. Chứng kiến mấy vụ trẻ con bị sặc sữa dẫn đến tử vong ở nhà hàng xóm và trên báo chí nên mình sợ lắm. Lúc nào cũng tâm tâm niệm niệm phải cho con bú đúng cách để Bắp không bị sặc.
Học cách cho bé bú sữa ở cữ vừa đủ
Ấy vậy mà nhiều khi cũng không lường hết được các tình huống xảy ra. Bắp nhà mình trộm vía háu ăn. Hôm vừa rồi cũng thế, mặc dù bú đã no căng bụng ra rồi nhưng vì ham quá nên cu cậu cứ cố ngậm ti đòi bú tiếp, nhất định không chịu nhả ra. Đang bú say sưa thì cu cậu bị sặc, ho lên một tiếng rồi phun hết sữa ra thành vòi, sữa trào ra cả mũi. Lúc ấy cả bà nội và bà ngoại đều không có ở bên, mình và ông xã sợ quá không biết làm cách nào vì lần đầu gặp phải tình huống này nên vội vã giục chồng bắt taxi đưa Bắp đến bệnh viện. Đến nơi, các bác sĩ thăm khám và bảo đây là trường hợp nhẹ, vì nếu bé mà bị sặc sữa nặng thì thường đi đến bệnh viện là không kịp. Vì thế các cha mẹ phải “dắt lưng” ít “vốn” để phòng lúc con bị sặc sữa còn biết cách sơ cứu. Sau vụ nhớ đời đó, mình có học được bài sơ cứu khi bé bị sặc sữa từ các bác sĩ, mình chia sẻ ra đây để các mẹ cùng biết nhé.
Bác sĩ có dặn mình là ngay khi bé có biểu hiện sặc sữa như ho, sặc sụa,… ngay lập tức cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần xử trí như sau:
Vỗ lưng, ấn ngực: Một tay đỡ ngực bé, dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ (chỗ giữa hai xương bả vai) nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống dị vật ra ngoài (như hình minh họa). Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức. Lặp lại đến 10 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục.
Phương pháp vỗ lưng, ấn ngực
Thông đường thở: Dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng trẻ, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi càng nhanh càng tốt. Hút miệng trước, mũi sau. Nếu để chậm, sữa sẽ vào trong khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp.
Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với thổi ngạt: Ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau đó phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Các mẹ đang nuôi con nhỏ hãy nhớ nằm lòng bài học này nhé vì có khi chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể để lại những hậu quả cực kỳ to lớn. Mẹ nào có những phương pháp hay thì chia sẻ thêm cùng mình và các mẹ khác nhé!