[h=1][/h] Trẻ sơ sinh vừa “chuyển” từ cuộc sống trong bụng mẹ ra ngoài môi trường và sẽ bước vào một giai đoạn có những sự phát triển rất nhanh chóng. Trong những sự phát triển đó, chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh. Dưới đây là một số những vấn đề thường gặp nhất.
[h=2]1. Ngực phát triển[/h] Nếu ngực bé ‘nở nang’ bất thường thì bạn cần bình tĩnh theo dõi, không nên quá lo. Tương tự như dấu hiệu sưng vùng kín (hoặc tiết dịch vùng kín, tiết dịch ở núm vú), ngực phát triển là do sự thay đổi hoóc môn.
Hiện tượng sưng (hoặc tiết dịch ở vú) sẽ tự nhiên biến mất trong vòng một tháng. Nếu dấu hiệu này còn tồn tại sau đó, cần đưa bé đi khám.
[h=2]2. Nhiễm khuẩn rốn[/h] Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 – 7 ngày tuổi (một số trường hợp muộn hơn). Trong thời gian rốn chưa khô rụng, nếu được chăm sóc không tốt, bộ phận này sẽ là “cửa ngõ” để vi khuẩn xâm nhập cơ thể trẻ, gây nhiễm khuẩn.
Vì vậy, các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý, nếu nhận thấy rốn trẻ có những dấu hiệu lạ như: thành bụng phía dưới rốn phù nề, tấy đỏ hoặc vuốt thành bụng (từ xương mu lên rốn) thấy mủ chảy ra… thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.
Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 – 7 ngày tuổi.
[h=2]3. Thóp đóng sai thời điểm[/h] Trẻ sơ sinh, thóp trước có kích thước là 2,5 x 2,5cm (đường nối trung điểm của 2 cạnh đối diện). Sau sinh 2 – 3 tháng, thóp sẽ rộng ra theo sự tăng to của chu vi đầu trẻ, về sau dần thu nhỏ, tháng 12 – 18 thì khép lại. Thóp sau lúc sinh đã gần khép hoặc rất nhỏ bằng đầu móng tay, chậm nhất 4 tháng sau sinh là khép lại.
Thóp (thường chỉ thóp trước) khép lại sớm hay muộn phản ánh quá trình cốt hóa xương đầu của trẻ có bình thường hay không. Khép lại quá sớm hoặc quá muộn đều là biểu hiện của bệnh lý.
[h=2]4. Mảng đỏ trên mặt[/h] Đó là những mảng da đỏ như màu dâu tây xuất hiện ở trán, má, cằm hay một số bộ phận khác trên khuôn mặt bé. Phần lớn các mảng đỏ này sẽ tự nhiên mờ dần rồi mất hẳn khi bé lớn lên.
Nếu mảng đỏ xuất hiện quanh mắt, ảnh hưởng đến thị giác (hoặc mảng màu đỏ lan rộng đến mí mắt hay ở trán) thì có thể bé gặp trục trặc về hệ thần kinh.
[h=2]5. Nghèn mắt[/h] Các mẹ không khỏi lo lắng khi thấy bé sơ sinh bị ghèn mắt. Thực chất, đây là một chứng nhiễm trùng thông thường, do lúc sinh ra mắt bé bị chất lỏng (máu, dịch ối…) chảy vào mắt. Cũng có trường hợp vệ sinh kém gây ra.
Nhiều trường hợp gỉ đùn dính với lông mi bít kín mắt bé, nếu không vệ sinh kịp thời, gỉ khô đóng tảng lại khiến bé rất khó khăn khi mở mắt ra.
[h=2]6. Vàng da[/h] Vàng da sinh lý xảy ra với hầu hết trẻ mới sinh, thường xuất hiện từ ngày thứ 2 sau khi sinh.
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng: cạnh cửa sổ, ngoài hành lang… Trong trường hợp khó nhận biết như da trẻ đỏ hồng hoặc đen, nên dùng đầu ngón tay ấn nhẹ lên da trẻ trong vài giây, sau đó bỏ tay ra.
Nếu trẻ bị vàng da ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng: đặt trẻ gần cửa sổ nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8 giờ đến 8 giờ 30 mỗi sáng).
[h=2]1. Ngực phát triển[/h] Nếu ngực bé ‘nở nang’ bất thường thì bạn cần bình tĩnh theo dõi, không nên quá lo. Tương tự như dấu hiệu sưng vùng kín (hoặc tiết dịch vùng kín, tiết dịch ở núm vú), ngực phát triển là do sự thay đổi hoóc môn.
Hiện tượng sưng (hoặc tiết dịch ở vú) sẽ tự nhiên biến mất trong vòng một tháng. Nếu dấu hiệu này còn tồn tại sau đó, cần đưa bé đi khám.
[h=2]2. Nhiễm khuẩn rốn[/h] Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 – 7 ngày tuổi (một số trường hợp muộn hơn). Trong thời gian rốn chưa khô rụng, nếu được chăm sóc không tốt, bộ phận này sẽ là “cửa ngõ” để vi khuẩn xâm nhập cơ thể trẻ, gây nhiễm khuẩn.
Vì vậy, các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý, nếu nhận thấy rốn trẻ có những dấu hiệu lạ như: thành bụng phía dưới rốn phù nề, tấy đỏ hoặc vuốt thành bụng (từ xương mu lên rốn) thấy mủ chảy ra… thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.
Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 – 7 ngày tuổi.
[h=2]3. Thóp đóng sai thời điểm[/h] Trẻ sơ sinh, thóp trước có kích thước là 2,5 x 2,5cm (đường nối trung điểm của 2 cạnh đối diện). Sau sinh 2 – 3 tháng, thóp sẽ rộng ra theo sự tăng to của chu vi đầu trẻ, về sau dần thu nhỏ, tháng 12 – 18 thì khép lại. Thóp sau lúc sinh đã gần khép hoặc rất nhỏ bằng đầu móng tay, chậm nhất 4 tháng sau sinh là khép lại.
Thóp (thường chỉ thóp trước) khép lại sớm hay muộn phản ánh quá trình cốt hóa xương đầu của trẻ có bình thường hay không. Khép lại quá sớm hoặc quá muộn đều là biểu hiện của bệnh lý.
[h=2]4. Mảng đỏ trên mặt[/h] Đó là những mảng da đỏ như màu dâu tây xuất hiện ở trán, má, cằm hay một số bộ phận khác trên khuôn mặt bé. Phần lớn các mảng đỏ này sẽ tự nhiên mờ dần rồi mất hẳn khi bé lớn lên.
Nếu mảng đỏ xuất hiện quanh mắt, ảnh hưởng đến thị giác (hoặc mảng màu đỏ lan rộng đến mí mắt hay ở trán) thì có thể bé gặp trục trặc về hệ thần kinh.
[h=2]5. Nghèn mắt[/h] Các mẹ không khỏi lo lắng khi thấy bé sơ sinh bị ghèn mắt. Thực chất, đây là một chứng nhiễm trùng thông thường, do lúc sinh ra mắt bé bị chất lỏng (máu, dịch ối…) chảy vào mắt. Cũng có trường hợp vệ sinh kém gây ra.
Nhiều trường hợp gỉ đùn dính với lông mi bít kín mắt bé, nếu không vệ sinh kịp thời, gỉ khô đóng tảng lại khiến bé rất khó khăn khi mở mắt ra.
[h=2]6. Vàng da[/h] Vàng da sinh lý xảy ra với hầu hết trẻ mới sinh, thường xuất hiện từ ngày thứ 2 sau khi sinh.
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng: cạnh cửa sổ, ngoài hành lang… Trong trường hợp khó nhận biết như da trẻ đỏ hồng hoặc đen, nên dùng đầu ngón tay ấn nhẹ lên da trẻ trong vài giây, sau đó bỏ tay ra.
Nếu trẻ bị vàng da ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng: đặt trẻ gần cửa sổ nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8 giờ đến 8 giờ 30 mỗi sáng).