Nếu sáng thứ hai, bạn thấy khó khăn để bước ra khỏi giường, hãy tự trách bản thân vì đã ngủ quá nhiều vào ngày cuối tuần.
[TD="class: Image"]Con người luôn cảm thấy khó tỉnh dậy vào sáng thứ hai do họ ngủ "nướng" vào hai ngày cuối tuần, khiến nhịp sinh học thay đổi. Ảnh: Alamy .
Trong hai ngày cuối tuần, con người thường thức giấc muộn để bù cho cả tuần dậy sớm, đồng thời chuẩn bị sức lực cho tuần làm việc, học tập tới. Tuy nhiên, theo nghiên cứu cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ, hành động này không mang lại cảm giác tỉnh táo, thậm chí, nó còn khiến con người thấy mệt mỏi hơn khi đi làm trở lại.
Việc ngủ "nướng" trên giường vào thứ bảy và chủ nhật làm gián đoạn chu kỳ sinh học của con người. Theo tiến sĩ Gregory Carter, chuyên gia về giấc ngủ từ Đại học tây nam Texas, mỗi chu kỳ sinh học kéo dài khoảng 24 giờ, khi bạn ở trên giường lâu hơn bình thường sẽ làm đảo lộn nhịp sinh học hằng ngày của giấc ngủ. Đến thứ hai, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng vì bạn đang cố gắng quay lại đồng hồ sinh học của giấc ngủ như trước.
"Cảm giác trên chỉ diễn ra nếu bạn dậy muộn hơn ngày thường từ hai giờ đồng hồ trở lên. Nếu bạn ngủ thêm một chút trong vòng một giờ thì không có nhiều ảnh hưởng hay gây khó khăn khi tỉnh dậy vào sáng thứ hai", tiến sĩ Gregory Carter nói trên Telegraph.
Tiến sĩ Gregory Carter khuyên, mỗi người nên đi ngủ sớm từ buổi tối hôm trước thay vì dậy muộn vào sáng hôm sau để có thể thức giấc cùng thời điểm vào những ngày trong tuần.
[TD="class: Image"]Con người luôn cảm thấy khó tỉnh dậy vào sáng thứ hai do họ ngủ "nướng" vào hai ngày cuối tuần, khiến nhịp sinh học thay đổi. Ảnh: Alamy .
Trong hai ngày cuối tuần, con người thường thức giấc muộn để bù cho cả tuần dậy sớm, đồng thời chuẩn bị sức lực cho tuần làm việc, học tập tới. Tuy nhiên, theo nghiên cứu cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ, hành động này không mang lại cảm giác tỉnh táo, thậm chí, nó còn khiến con người thấy mệt mỏi hơn khi đi làm trở lại.
Việc ngủ "nướng" trên giường vào thứ bảy và chủ nhật làm gián đoạn chu kỳ sinh học của con người. Theo tiến sĩ Gregory Carter, chuyên gia về giấc ngủ từ Đại học tây nam Texas, mỗi chu kỳ sinh học kéo dài khoảng 24 giờ, khi bạn ở trên giường lâu hơn bình thường sẽ làm đảo lộn nhịp sinh học hằng ngày của giấc ngủ. Đến thứ hai, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng vì bạn đang cố gắng quay lại đồng hồ sinh học của giấc ngủ như trước.
"Cảm giác trên chỉ diễn ra nếu bạn dậy muộn hơn ngày thường từ hai giờ đồng hồ trở lên. Nếu bạn ngủ thêm một chút trong vòng một giờ thì không có nhiều ảnh hưởng hay gây khó khăn khi tỉnh dậy vào sáng thứ hai", tiến sĩ Gregory Carter nói trên Telegraph.
Tiến sĩ Gregory Carter khuyên, mỗi người nên đi ngủ sớm từ buổi tối hôm trước thay vì dậy muộn vào sáng hôm sau để có thể thức giấc cùng thời điểm vào những ngày trong tuần.
Theo VnExpress