Nhiều người sẽ đặt một câu hỏi chung rằng: sinh con tự nhiên có nguy hiểm không? Xin trả lời rằng, về cơ bản sinh con tự nhiên là an toàn. Nó chỉ trở nên nguy hiểm nếu người mẹ quên hoặc bỏ qua những khuyến cáo trong việc chăm sóc sức khỏe, hay từ chối sự can thiệp của bác sĩ khi tiến trình “lâm bồn” không như dự định ban đầu.
[h=2]Sinh con trong nước[/h] Sinh con dưới nước ấm từ 30 – 38 [SUP]0[/SUP]C là phương pháp được áp dụng phổ biến ở châu Âu và còn khá hạn chế ở Việt Nam, song nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ thấy nó cực kỳ ưu việt so với sinh con theo phương pháp truyền thống. Trọng lực của nước sẽ giúp các cơ chân thả lỏng, điều hòa hơi thở giúp giảm bớt căng thẳng cho phụ nữ trong khi sinh.
Bên cạnh đó việc sinh ra trong nước sẽ giúp em bé “chui” ra dễ dàng hơn, môi trường nước cũng gần với môi trường dung dịch nước ối khi bé trong bụng mẹ, tuy nhiên trong bụng mẹ phổi của bé không mở, bé không hô hấp bằng phổi, chính vì vậy sinh ra trong nước sẽ tạo bước đệm để bé làm quen dần với môi trường không khí bên ngoài. Với những bé bị nghẽn thở, nước sẽ giúp phổi bé mở và giúp bé tự hít thở không khí. Dĩ nhiên bạn vẫn phải có bác sĩ sản khoa bên cạnh để hỗ trợ và chỉ dẫn.
Tuy nhiên những thai phụ mắc những chứng bệnh dưới đây thì không nên áp dụng phương pháp này:
Nữ hộ sinh sẽ trấn an tinh thần tốt cho bạn vì mang thai và sinh con vốn là một quá trình tự nhiên trong cuộc sống. Và nếu bạn thực sự có một cơ thể khỏe mạnh thì việc sinh nở không đến mức cần thiết phải cần đến những phương pháp quá hiện đại từ phòng sinh.
[h=2]Áp dụng cách thở để giảm đau cho tiến trình chuyển dạ (Sophrologic Delivery)[/h] Thở lần lượt theo 4 phương pháp: thở nông, thở sâu, thở hổn hển và thở nhẹ thư giãn. Kinh nghiệm của hầu hết phụ nữ vượt cạn an toàn và sinh con theo cách tự nhiên là đã thực hành thở theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa. Sophrologic Delivery được xem là phương pháp mới mẻ trong việc thực hành thở, thư giãn, yoga, thiền, bạn nên luyện tập và vận dụng chúng vào công cuộc “vượt cạn”.
[h=2]Kỹ thuật Lamaze[/h] Lamaze là một phương pháp làm giảm đau trong quá trình sinh con nhờ vào việc sử dụng chương trình hoat động tâm lý và thể chất. Nó bao gồm các kỹ thuật thở, thư giãn và liên tưởng. Kỹ thuật này cần phải được thực hành đầy đủ trong suốt thai kì vì khó mà đạt được chỉ trong một thời gian ngắn lúc chuyển dạ.
[h=2]Kỹ thuật Bradley[/h] Kỹ thuật này nhấn mạnh sự tham gia tích cực của người cha với vai trò là bà đỡ. Biện pháp này tập trung vào chế độ dinh dưỡng tốt và tập thể dục trong thai kì, cũng như việc thư giãn và thở sâu giúp bà bầu đối phó với những cơn co bóp dạ con. Tiến sĩ Robert A.Bradley tạo ra Phương pháp Bradley bởi vì ông tin rằng phụ nữ sinh ra là để sinh con theo cách tự nhiên.
[h=2]Sinh không đau với thủ thuật gây tê màng cứng[/h] Sinh không đau là một phương pháp dùng thủ thuật gây tê ngoài màng cứng tuỷ sống. Thủ thuật gây tê này làm thai phụ mất cảm giác từ thắt lưng trở xuống do đó sẽ có quá trình chuyển dạ không đau. Một vài nghiên cứu trước đây cho rằng, biện pháp gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng tới khả năng rặn đẻ và hậu quả là phải cần đến thủ thuật mổ đẻ.
Ngoài ra, thủ pháp này còn có thể làm chậm các cơn co thắt và ảnh hưởng đến tiến độ của ca đẻ, tuy nhiên kết quả cho thấy chỉ có 18% số người được gây tê ngoài màng cứng lúc bắt đầu chuyển dạ phải qua mổ đẻ, thấp hơn 3% so với số người được giảm đau thông thường. Đáng chú ý là thời gian trung bình từ lúc gây tê cho đến khi cổ tử cung mở hoàn toàn là 295 phút, trong khi ở những hợp bình thường là 385 phút.
[h=2]Thủ thuật thôi miên[/h] Sinh con bằng phép thôi miên được giảng dạy trong các lớp học trên toàn thế giới. Theo HypnoBirthing Institute, trong vòng 2 tiếng rưỡi trên lớp, các bà mẹ mang thai học các kỹ thuật thư giãn để giảm bớt lo lắng, căng thẳng và đau đớn, để họ có thể tỉnh táo để sinh nở thành công trong trạng thái cơ thể và tâm trí thư giãn.
[h=2]Sử dụng kỹ thuật châm cứu[/h] Châm cứu vốn là một kỹ thuật cổ xưa đã được sử dụng ở Trung Quốc suốt gần 2.000 năm để ngăn chặn các cơn đau và tăng cường sức khỏe con người. Thầy thuốc sẽ châm những chiếc kim nhỏ khắp cơ thể bạn trong một thời gian nhất định. Châm cứu được cho là cân bằng “khí” và năng lượng của con người. Nhiều thai phụ sử dụng phương pháp châm cứu trong quá trình sinh nở để giảm đau, duy trì năng lượng, giữ cho huyết áp thấp hơn.
[h=2]Sinh con không sợ hãi[/h] Tiến sĩ sản khoa Grantly Dick-Read đã mất từ năm 1959, nhưng phương pháp giúp chế ngự cơn sợ hãi trong cơn sinh nở của ông luôn sống mãi. Ông cho rằng sợ hãi và căng thẳng gây nên đau đớn khi “lâm bồn” xảy ra đối với gần 95% phụ nữ sinh con. Vì thế cách thức để giúp họ “vượt cạn” nhẹ nhàng hơn là hãy trò chuyện, trấn an, thông cảm, khích lệ…để họ vượt qua nỗi sợ hãi mà hoàn thành thiên chức cao cả nhất của người phụ nữ.
[h=2]Sinh con trong nước[/h] Sinh con dưới nước ấm từ 30 – 38 [SUP]0[/SUP]C là phương pháp được áp dụng phổ biến ở châu Âu và còn khá hạn chế ở Việt Nam, song nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ thấy nó cực kỳ ưu việt so với sinh con theo phương pháp truyền thống. Trọng lực của nước sẽ giúp các cơ chân thả lỏng, điều hòa hơi thở giúp giảm bớt căng thẳng cho phụ nữ trong khi sinh.
Bên cạnh đó việc sinh ra trong nước sẽ giúp em bé “chui” ra dễ dàng hơn, môi trường nước cũng gần với môi trường dung dịch nước ối khi bé trong bụng mẹ, tuy nhiên trong bụng mẹ phổi của bé không mở, bé không hô hấp bằng phổi, chính vì vậy sinh ra trong nước sẽ tạo bước đệm để bé làm quen dần với môi trường không khí bên ngoài. Với những bé bị nghẽn thở, nước sẽ giúp phổi bé mở và giúp bé tự hít thở không khí. Dĩ nhiên bạn vẫn phải có bác sĩ sản khoa bên cạnh để hỗ trợ và chỉ dẫn.
Tuy nhiên những thai phụ mắc những chứng bệnh dưới đây thì không nên áp dụng phương pháp này:
- Thai phụ bị mắc bệnh tim.
- Tâm lý không ổn định trước khi sinh.
- Bào thai quá lớn.
- Thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng hoặc các bệnh liên quan đến vùng kín.
Nữ hộ sinh sẽ trấn an tinh thần tốt cho bạn vì mang thai và sinh con vốn là một quá trình tự nhiên trong cuộc sống. Và nếu bạn thực sự có một cơ thể khỏe mạnh thì việc sinh nở không đến mức cần thiết phải cần đến những phương pháp quá hiện đại từ phòng sinh.
[h=2]Áp dụng cách thở để giảm đau cho tiến trình chuyển dạ (Sophrologic Delivery)[/h] Thở lần lượt theo 4 phương pháp: thở nông, thở sâu, thở hổn hển và thở nhẹ thư giãn. Kinh nghiệm của hầu hết phụ nữ vượt cạn an toàn và sinh con theo cách tự nhiên là đã thực hành thở theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa. Sophrologic Delivery được xem là phương pháp mới mẻ trong việc thực hành thở, thư giãn, yoga, thiền, bạn nên luyện tập và vận dụng chúng vào công cuộc “vượt cạn”.
[h=2]Kỹ thuật Lamaze[/h] Lamaze là một phương pháp làm giảm đau trong quá trình sinh con nhờ vào việc sử dụng chương trình hoat động tâm lý và thể chất. Nó bao gồm các kỹ thuật thở, thư giãn và liên tưởng. Kỹ thuật này cần phải được thực hành đầy đủ trong suốt thai kì vì khó mà đạt được chỉ trong một thời gian ngắn lúc chuyển dạ.
[h=2]Kỹ thuật Bradley[/h] Kỹ thuật này nhấn mạnh sự tham gia tích cực của người cha với vai trò là bà đỡ. Biện pháp này tập trung vào chế độ dinh dưỡng tốt và tập thể dục trong thai kì, cũng như việc thư giãn và thở sâu giúp bà bầu đối phó với những cơn co bóp dạ con. Tiến sĩ Robert A.Bradley tạo ra Phương pháp Bradley bởi vì ông tin rằng phụ nữ sinh ra là để sinh con theo cách tự nhiên.
[h=2]Sinh không đau với thủ thuật gây tê màng cứng[/h] Sinh không đau là một phương pháp dùng thủ thuật gây tê ngoài màng cứng tuỷ sống. Thủ thuật gây tê này làm thai phụ mất cảm giác từ thắt lưng trở xuống do đó sẽ có quá trình chuyển dạ không đau. Một vài nghiên cứu trước đây cho rằng, biện pháp gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng tới khả năng rặn đẻ và hậu quả là phải cần đến thủ thuật mổ đẻ.
Ngoài ra, thủ pháp này còn có thể làm chậm các cơn co thắt và ảnh hưởng đến tiến độ của ca đẻ, tuy nhiên kết quả cho thấy chỉ có 18% số người được gây tê ngoài màng cứng lúc bắt đầu chuyển dạ phải qua mổ đẻ, thấp hơn 3% so với số người được giảm đau thông thường. Đáng chú ý là thời gian trung bình từ lúc gây tê cho đến khi cổ tử cung mở hoàn toàn là 295 phút, trong khi ở những hợp bình thường là 385 phút.
[h=2]Thủ thuật thôi miên[/h] Sinh con bằng phép thôi miên được giảng dạy trong các lớp học trên toàn thế giới. Theo HypnoBirthing Institute, trong vòng 2 tiếng rưỡi trên lớp, các bà mẹ mang thai học các kỹ thuật thư giãn để giảm bớt lo lắng, căng thẳng và đau đớn, để họ có thể tỉnh táo để sinh nở thành công trong trạng thái cơ thể và tâm trí thư giãn.
[h=2]Sử dụng kỹ thuật châm cứu[/h] Châm cứu vốn là một kỹ thuật cổ xưa đã được sử dụng ở Trung Quốc suốt gần 2.000 năm để ngăn chặn các cơn đau và tăng cường sức khỏe con người. Thầy thuốc sẽ châm những chiếc kim nhỏ khắp cơ thể bạn trong một thời gian nhất định. Châm cứu được cho là cân bằng “khí” và năng lượng của con người. Nhiều thai phụ sử dụng phương pháp châm cứu trong quá trình sinh nở để giảm đau, duy trì năng lượng, giữ cho huyết áp thấp hơn.
[h=2]Sinh con không sợ hãi[/h] Tiến sĩ sản khoa Grantly Dick-Read đã mất từ năm 1959, nhưng phương pháp giúp chế ngự cơn sợ hãi trong cơn sinh nở của ông luôn sống mãi. Ông cho rằng sợ hãi và căng thẳng gây nên đau đớn khi “lâm bồn” xảy ra đối với gần 95% phụ nữ sinh con. Vì thế cách thức để giúp họ “vượt cạn” nhẹ nhàng hơn là hãy trò chuyện, trấn an, thông cảm, khích lệ…để họ vượt qua nỗi sợ hãi mà hoàn thành thiên chức cao cả nhất của người phụ nữ.