Mang thai là điều rất bình thường đối với chị em phụ nữ, nhưng nếu bạn không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì các nguy cơ đối với mẹ và thai nhi là vẫn khá cao. Theo các bác sỹ, trước khi quyết định mang thai bạn cần khoảng thời gian 6 tháng để chuẩn bị. Vậy trong 6 tháng đó, bạn cần chuẩn bị những gì?
Hãy đi khám sức khỏe để chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn mang thai của bạn
[h=2]Đi gặp bác sĩ[/h] Đây là việc đầu tiên bạn cần làm trong chuỗi kế hoạch những việc phải làm trước khi bầu bí. Bạn nên đến gặp bác sĩ để trao đổi trực tiếp về kế hoạch sinh con, nhận tư vấn cũng như làm những xét nghiệm cần thiết để biết tình trạng cơ thể hiện tại.
Cách tốt nhất là bạn nên đi cùng ‘ông xã’ đến phòng khám để cả hai đều nhận được sự tư vấn và cũng để chàng chuẩn bị tốt nhất trước khi bạn thụ thai.
[h=2]Kiểm tra một lần, hai lần, ba lần…[/h] Bạn đừng băn khoăn vì sao chúng tôi khuyên bạn nên đi khám nhiều lần như vậy. Tất cả chỉ vì sức khỏe của em bé trong tương lai của bạn thôi. Trong 6 tháng trước khi mang thai, bạn nên đến gặp bác sĩ ít nhất 3 lần để làm các xét nghiệm kỹ lưỡng, tìm ra những chất còn thiếu trong cơ thể để kịp thời bổ sung. Bên cạnh đó cũng đừng quên tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Rubella, Sởi, Quai bị… nếu bạn chưa có kháng thể.
[h=2]Tạm dừng các kế hoạch du lịch[/h] Nếu vợ chồng bạn có kế hoạch chuẩn bị mang thai trong thời gian tới thì nên hoãn các dự định đi chơi xa trong hè này. Bạn đừng tỏ ra tiếc nuối vì không thể cùng gia đình và bạn bè đi ngao du sơn thủy trong suốt những tháng tới vì hành trình làm mẹ là cả một chặng đường khó khăn. Bạn càng chuẩn bị tốt sớm bao nhiêu thì sau này, bạn càng đỡ vất vả bấy nhiêu.
[h=2]Ngừng uống thuốc tránh thai[/h] Lời khuyên từ các bác sỹ là bạn nên dừng ngay việc uống thuốc tránh thai trước khi quyết định bầu bí khoảng 4 tháng và chuyển sang các biện pháp tránh thai khác. Đồng thời, thời gian này, bạn cũng nên kiểm tra kỹ lưỡng vòng kinh của mình để biết được thời gian rụng trứng – thời gian dễ dàng thụ thai nhất.
[h=2]Tìm hiểu về nguồn gốc gia đình[/h] Việc làm này tưởng trừng như hơi thừa nhưng nó thực sự khá cần thiết trước khi bạn mang thai. Bạn và chồng nên cùng tìm hiểu về nguồn gốc cả hai bên gia đình xem các thế hệ trước có mắc bệnh di truyền nguy hiểm nào không. Nếu có, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để tìm cách loại bỏ những yếu tố di truyền với thai nhi.
[h=2]Điều chỉnh trọng lượng cơ thể[/h] Người mẹ quá béo hoặc quá gầy đều ảnh hưởng không tốt với thai nhi trong tương lai. Vì vậy, trước khi có kế hoạch mang thai, bạn nên chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt nhất với số cân nặng vừa phải. Nếu bạn đang quá gầy, bạn nên tranh thủ thời gian còn rảnh rỗi bồi bổ cơ thể 2-3 kg nữa. Vì mang thai là khoảng thơi gian khá vất vả cộng với thời kì ốm nghén còn có thể làm bạn [url="http://phunuvn.net/forums/tang-giam-can-3-vong-dep.138/"]giảm cân[/url]. Mẹ quá gầy còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như chất lượng sữa sau này.
Còn nếu bạn quá béo, bạn cũng nên lập một kế hoạch giảm số lượng cân cần thiết vì theo các nghiên cứu mới đây, người béo phì thường khó thụ thai và trong thời gian bầu bí bạn sẽ dễ gặp các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch, tiền sản giật.
[h=2]Từ bỏ các thói quen xấu[/h] Bạn thích uống cà phê, thích đi tiệc tùng… đã đến lúc bạn phải hoãn những thú vui đó vì tương lai em bé của mình. Trong thời gian thụ thai và mang thai, bạn nên tuyệt đối tránh sử dụng rượu, thuốc lá và cà phê. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, phụ nữ trong thời gian trước và đầu mang thai nếu hút thuốc, uống rượu hoặc chịu tác động của khói thuốc quá nhiều sẽ làm gia tăng nguy cơ sảy thai, mang thai dị tật, sinh con sớm…
[h=2]Bổ sung vitamin và dưỡng chất[/h] Việc bổ sung vitamin cần được thực hiện trước khi mang thai từ 3-6 tháng. Những loại vitamin và dưỡng chất cần được bổ sung là axit folic, sắt, canxi.
[h=2]Học cách giảm stress khi bầu bí[/h] Trước khi mang thai, bạn có bao việc để lo, nào là sắp xếp lại công việc, chuẩn bị tài chính, chăm sóc cơ thể… Nếu không lên kế hoạch khoa học, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng stress. Theo các chuyên gia, stress không chỉ làm bạn cảm thấy ức chế mà còn ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và chất lượng phôi thai.
Căng thẳng trong thời gian mang thai còn ảnh hưởng xấu đến tính cách cũng như sự phát triển của trẻ trong tương lai. Vì vậy, bạn cần phải học cách kiềm chế và tìm những phương pháp giảm stress hiệu quả trước khi mang thai.
[h=2]Tạm dừng mua sắm cho mình[/h] Trong thời gian mang thai, cơ thể cũng như vóc dáng bạn sẽ thay đổi rất nhiều. Những bộ quần áo bây giờ bạn sắm sẽ không thể phù hợp khi bầu bí. Chính vì vậy, trước khi mang bầu 3 tháng, bạn nên dừng việc mua quần áo và có chăng bạn nên chuẩn bị kế hoạch mua sắm những trang phục cần thiết phục vụ cho bà bầu.
Vậy các bạn hãy chuẩn bị thật chu đáo trước khi mang thai nhé, những kinh nghiệm nói trên là rất hữu ích giúp cho bạn trong suốt cả chặng đường 40 tuần trước mắt đó.
Hãy đi khám sức khỏe để chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn mang thai của bạn
[h=2]Đi gặp bác sĩ[/h] Đây là việc đầu tiên bạn cần làm trong chuỗi kế hoạch những việc phải làm trước khi bầu bí. Bạn nên đến gặp bác sĩ để trao đổi trực tiếp về kế hoạch sinh con, nhận tư vấn cũng như làm những xét nghiệm cần thiết để biết tình trạng cơ thể hiện tại.
Cách tốt nhất là bạn nên đi cùng ‘ông xã’ đến phòng khám để cả hai đều nhận được sự tư vấn và cũng để chàng chuẩn bị tốt nhất trước khi bạn thụ thai.
[h=2]Kiểm tra một lần, hai lần, ba lần…[/h] Bạn đừng băn khoăn vì sao chúng tôi khuyên bạn nên đi khám nhiều lần như vậy. Tất cả chỉ vì sức khỏe của em bé trong tương lai của bạn thôi. Trong 6 tháng trước khi mang thai, bạn nên đến gặp bác sĩ ít nhất 3 lần để làm các xét nghiệm kỹ lưỡng, tìm ra những chất còn thiếu trong cơ thể để kịp thời bổ sung. Bên cạnh đó cũng đừng quên tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Rubella, Sởi, Quai bị… nếu bạn chưa có kháng thể.
[h=2]Tạm dừng các kế hoạch du lịch[/h] Nếu vợ chồng bạn có kế hoạch chuẩn bị mang thai trong thời gian tới thì nên hoãn các dự định đi chơi xa trong hè này. Bạn đừng tỏ ra tiếc nuối vì không thể cùng gia đình và bạn bè đi ngao du sơn thủy trong suốt những tháng tới vì hành trình làm mẹ là cả một chặng đường khó khăn. Bạn càng chuẩn bị tốt sớm bao nhiêu thì sau này, bạn càng đỡ vất vả bấy nhiêu.
[h=2]Ngừng uống thuốc tránh thai[/h] Lời khuyên từ các bác sỹ là bạn nên dừng ngay việc uống thuốc tránh thai trước khi quyết định bầu bí khoảng 4 tháng và chuyển sang các biện pháp tránh thai khác. Đồng thời, thời gian này, bạn cũng nên kiểm tra kỹ lưỡng vòng kinh của mình để biết được thời gian rụng trứng – thời gian dễ dàng thụ thai nhất.
[h=2]Tìm hiểu về nguồn gốc gia đình[/h] Việc làm này tưởng trừng như hơi thừa nhưng nó thực sự khá cần thiết trước khi bạn mang thai. Bạn và chồng nên cùng tìm hiểu về nguồn gốc cả hai bên gia đình xem các thế hệ trước có mắc bệnh di truyền nguy hiểm nào không. Nếu có, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để tìm cách loại bỏ những yếu tố di truyền với thai nhi.
[h=2]Điều chỉnh trọng lượng cơ thể[/h] Người mẹ quá béo hoặc quá gầy đều ảnh hưởng không tốt với thai nhi trong tương lai. Vì vậy, trước khi có kế hoạch mang thai, bạn nên chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt nhất với số cân nặng vừa phải. Nếu bạn đang quá gầy, bạn nên tranh thủ thời gian còn rảnh rỗi bồi bổ cơ thể 2-3 kg nữa. Vì mang thai là khoảng thơi gian khá vất vả cộng với thời kì ốm nghén còn có thể làm bạn [url="http://phunuvn.net/forums/tang-giam-can-3-vong-dep.138/"]giảm cân[/url]. Mẹ quá gầy còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như chất lượng sữa sau này.
Còn nếu bạn quá béo, bạn cũng nên lập một kế hoạch giảm số lượng cân cần thiết vì theo các nghiên cứu mới đây, người béo phì thường khó thụ thai và trong thời gian bầu bí bạn sẽ dễ gặp các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch, tiền sản giật.
[h=2]Từ bỏ các thói quen xấu[/h] Bạn thích uống cà phê, thích đi tiệc tùng… đã đến lúc bạn phải hoãn những thú vui đó vì tương lai em bé của mình. Trong thời gian thụ thai và mang thai, bạn nên tuyệt đối tránh sử dụng rượu, thuốc lá và cà phê. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, phụ nữ trong thời gian trước và đầu mang thai nếu hút thuốc, uống rượu hoặc chịu tác động của khói thuốc quá nhiều sẽ làm gia tăng nguy cơ sảy thai, mang thai dị tật, sinh con sớm…
[h=2]Bổ sung vitamin và dưỡng chất[/h] Việc bổ sung vitamin cần được thực hiện trước khi mang thai từ 3-6 tháng. Những loại vitamin và dưỡng chất cần được bổ sung là axit folic, sắt, canxi.
[h=2]Học cách giảm stress khi bầu bí[/h] Trước khi mang thai, bạn có bao việc để lo, nào là sắp xếp lại công việc, chuẩn bị tài chính, chăm sóc cơ thể… Nếu không lên kế hoạch khoa học, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng stress. Theo các chuyên gia, stress không chỉ làm bạn cảm thấy ức chế mà còn ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và chất lượng phôi thai.
Căng thẳng trong thời gian mang thai còn ảnh hưởng xấu đến tính cách cũng như sự phát triển của trẻ trong tương lai. Vì vậy, bạn cần phải học cách kiềm chế và tìm những phương pháp giảm stress hiệu quả trước khi mang thai.
[h=2]Tạm dừng mua sắm cho mình[/h] Trong thời gian mang thai, cơ thể cũng như vóc dáng bạn sẽ thay đổi rất nhiều. Những bộ quần áo bây giờ bạn sắm sẽ không thể phù hợp khi bầu bí. Chính vì vậy, trước khi mang bầu 3 tháng, bạn nên dừng việc mua quần áo và có chăng bạn nên chuẩn bị kế hoạch mua sắm những trang phục cần thiết phục vụ cho bà bầu.
Vậy các bạn hãy chuẩn bị thật chu đáo trước khi mang thai nhé, những kinh nghiệm nói trên là rất hữu ích giúp cho bạn trong suốt cả chặng đường 40 tuần trước mắt đó.