Để làn da đẹp hơn khi mang thai

Xinh

Nhớ!
Thành viên VIP
User ID
9
Tham gia
30 Tháng sáu 2012
Bài viết
4,597
Điểm tương tác
12
Tuổi
29
Địa chỉ
Việt Nam
Đồng
270,651
Bí quyết để có làn da đẹp hơn khi mang thai

Nhiều chị em bầu than phiền rằng da họ thường trở lên xấu hơn khi mang thai. Những dấu hiệu xuống sắc phổ biến ở làn da bao gồm: nám da, mụn trứng da, giảm sắc tố da, rạn da… Làm thế nào để hạn chế những vấn đề này cho bà bầu?

Nám da

Hiện tượng này thường biểu hiện rõ nhất ở phụ nữ mang bầu trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ. Nguyên nhân là do các hormone làm sắc tố của da tăng lên đáng kể. Bạn có thể bị nám trên trán, má, môi trên và mũi. Những vùng da bị nám thường có màu đậm hơn các vùng da thường khác. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ dần dần biến mất ngay sau khi em bé được sinh ra.

Giải pháp:


Cách duy nhất để giảm hoặc kiểm soát sự hình thành của nám da trong thời kỳ này là bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì những tia UV có thể dễ dàng làm làn da bạn trở nên xấu đi. Do đó, bạn không nên quên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi nám trong mỗi lần ra ngoài trời. Ngoài ra, chị em cũng có thể đắp thêm một số loại mặt nạ tự nhiên để giúp hạn chế tình trạng này.

Babau1.jpg

Hiện tượng rạn da xảy ra ở 90% phụ nữ mang thai.


Rạn da

Hiện tượng này xảy ra ở 90% phụ nữ mang thai. Ở dưới bụng, bầu ngực của bạn có xuất hiện những vết rạn màu đỏ hoặc hồng chạy dọc từ trên xuống dưới.

Giải pháp:

Bạn có thể luyện tập thể dục để ngăn cản chứng rạn da này. Hoặc cũng có thể dùng mỹ phẩm chứa vitamin E và axit alpha hydroxy ngăn ngừa. Những loại thuốc này không ảnh hưởng tới cơ thể bạn. Nhưng nếu bạn cảm thấy những vết rạn đó không có vấn đề gì thì cũng không nên cố gắng khắc phục nó. Sau khi sinh, nó sẽ chỉ còn là những vết mờ nhẹ nhàng và một thời gian sau sẽ biến mất.

Mụn

Nếu mặt bạn có tiền sử mụn trứng cá thì khi mang thai, chúng sẽ bùng nổ và tấy lên rất khó chịu. Đó là do hormone gia tăng và tuyến bã nhờn hoạt động sẽ kích thích chúng sinh sôi nảy nở. Nhiều chị em trước khi mang bầu không có mụn nhưng đến lúc bầu bí mụn vẫn mọc rất nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi hormone trong cơ thể.

Giải pháp:

Nếu gặp trường hợp như thế này, bạn giữ thói quen sạch sẽ một cách nghiêm túc. Rửa mặt nhẹ nhàng bằng sửa rửa mặt dịu nhẹ vào mỗi buổi sáng, ban đêm trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, không rửa mặt quá nhiều sẽ dẫn tới chứng khô da.

Da sưng húp

Thực tế trong thời gian mang thai của bạn, làn da có thể giữ nước hơn mức bình thường. Vì thế nhiều bà bầu phải đối mặt với thực tế này và có thể khiến da bị sưng húp, có các đốm màu đỏ…

Giải pháp:

Các giải pháp cho vấn đề này là bạn nên nghỉ ngơi hoàn toàn. Sau khi sinh em bé xong, da bị sưng húp sẽ sớm biến mất.
kho-da.jpg
Trong khi một số thai phụ phát triển chứng da dầu, số khác lại phải đối mặt
với một làn da khô cũng khó chịu không kém.

Da khô

Trong khi một số thai phụ phát triển chứng da dầu, số khác lại phải đối mặt với một làn da khô cũng khó chịu không kém. Với trường hợp da khô, thô ráp, bong, thậm chí bị ngứa, thai phụ nên bổ sung thêm nhiều nước và làm căng da.

Giải pháp: Sau đây là một vài mẹo nhỏ giúp thai phụ giảm nhẹ triệu chứng khô da:

- Không nên tắm quá 15 phút trong nhiệt độ ấm, buổi sáng chỉ cần rửa mặt bằng nước, không sử dụng sữa rửa mặt.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi ít nhất 2 lần/ ngày, bôi ngay sau khi tắm xong (da vẫn còn ẩm) và trước khi đi ngủ.
- Uống nhiều nước: ít nhất bạn nên uống 8 côc nước/ ngày.
- Thêm các chất béo lành mạnh vào chế độ ăn uống như dầu ôliu, dầu hạt cải, bơ để làn da được bôi trơn từ bên trong. Ngoài ra, ăn cá hồi cũng giúp cải thiện làn da khô.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm trong phòng ngủ.

Da xỉn màu

Là hiện tượng trên da xuất hiện những vết có màu nâu, bẩn và tối màu ở vùng trán, môi trên và má. Đây cũng là một thay đổi bình thường trong giai đoạn bầu bí, sẽ tự biến mất sau khi sinh nở xong do đó cácbà bầu không nên quá lo lắng.

Giải pháp

- Sử dụng một loại kem che khuyết điểm để làm mờ những vết tàn nhang trên da.
- Không sử dụng các chất tẩy trắng, hoặc điều trị bằng phương pháp tia laze.
- Sử dụng kem chống nắng thường xuyên, đội mũ khi ra ngoài nắng, nên ở trong bóng râm càng nhiều càng tốt.
- Thiếu hụt axit folic cũng có thể là một nguyên nhân khác khiến da bị tối màu, do đó, thai phụ nên chú ý bổ sung thêm vitamin và thực phẩm giàu axit folic (rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt).
 

Xinh

Nhớ!
Thành viên VIP
User ID
9
Tham gia
30 Tháng sáu 2012
Bài viết
4,597
Điểm tương tác
12
Tuổi
29
Địa chỉ
Việt Nam
Đồng
270,651
Trả lời: Để làn da đẹp hơn khi mang thai

Chín tháng mang thai, các mẹ có thể sẽ phải ngậm ngùi "chào từ biệt" làn da vốn dĩ mịn màng không tì vết của mình.


Mang thai là một trong những giai đoạn trải nghiệm thú vị nhất mà bất cứ người [url="http://phunuvn.net/"]phụ nữ[/URL] nào cũng mong muốn được trải qua ít nhất là một lần. Tuy nhiên, đôi khi thay đổi vật lý có thể khiến phụ nữ lưỡng lự, thậm chí là lấy làm hối tiếc. Chín tháng mang thai, các mẹ có thể sẽ phải chịu những cơn đau lưng và khó thở. Ngoài ra, nhiều mẹ cũng phải ngậm ngùi "chào từ biệt" làn da vốn dĩ mịn màng không tì vết của mình, bởi rất nhiều phụ nữ khi mang thai sẽ trải qua những thay đổi đáng kể ở làn da.

Những thay đổi da phổ biến nhất trong kì mang thai bao gồm:

- Rạn da: Đây là những vệt màu hồng hoặc hơi đỏ chạy xuống bụng. Vết rạn da xảy ra trong 80-90% các mẹ bầu khi mang thai.

- Nám da, tàn nhang: Sự thay đổi này xuất hiện trên bề mặt của da trong thai kì. Những mảng da bị tối màu, lem luốc xuất hiện trên da, ở bất kì khu vực da nào, thậm chí cả trên mặt. Đó là do sự tăng sắc tố phổ biến trong nội tiết tố do quá trình mang thai gây ra. Các vùng da bị ảnh hưởng nhiều nhất là trán, trên má, mũi và cằm.



images741309_lan_da_dep.jpg



Ảnh minh họa


Mụn và mụn trứng cá: Thời kì này có thể các mẹ bầu rất lấy làm phiền lòng vì thấy xuất hiện quá nhiều mụn trứng cá, làm cho các mẹ mất tự tin đi rất nhiều. Nhưng có một tin vui cho các mẹ bầu là, nhưng mụn trứng cá này sẽ tự động biến mất sau khi quá trình mang thai kết thúc. Mụn trứng cá trong kì mang thai là do sự tiết hormone bổ sung xảy ra trong thời kỳ mang thai gây ra các tuyến dầu dư thừa và có thể gây ra mụn.

- Suy giãn tĩnh mạch: Đây là những tĩnh mạch xanh xuất hiện trên đôi chân của các mẹ trong thời gian mang thai. Chúng xảy ra bởi vì cơ thể của cần cung cấp thêm lưu lượng máu cho em bé. Nếu trong gia đình có người đã từng bị giãn tĩnh mạch thì khả năng mẹ bầu bị suy giãn tĩnh mạch là khó tránh.

Mặc dù những thay đổi ở da trong suốt thời kì mang thai rất có thể trở nên tồi tệ hơn nhưng không có nghĩa là không có cách nào để đối phó với những thay đổi này. Các mẹ bầu hãy tham khảo những cách sau đây nhé:

1. Giữ ẩm da với dầu vitamin E: Để giảm thiểu ảnh hưởng của vết rạn da và giảm ngứa da, dùng dầu hoặc kem dưỡng da có chứa vitamin E để bôi và giữ ẩm cho da.

2. Lựa chọn thực phẩm giàu Vitamin C: Vitamin C tham gia vào việc sản xuất collagen và bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy của các gốc tự do. Các nghiên cứu khoa học phát hiện ra rằng tăng cường vitamin C sẽ giúp da có khả năng chống lại tổn thương oxy hóa tốt hơn. Tăng cường vitamin C cho da bằng cách ăn nhiều trái cây và rau hàng ngày. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin C bao gồm ớt (đỏ / xanh/ vàng), cam, bưởi, dâu tây, chanh, bông cải xanh...

3. Ăn chất béo thiết yếu Omega 3: Ngoài việc giúp tăng cường chức năng não và phát triển em bé, chất béo omega 3 cũng tuyệt vời cho làn da, nhất là trong những tháng ngày bầu bí này.


images741310_lan_da_dep_1.jpg



Ảnh minh họa


Chất béo Omega 3 có thể giúp làm giảm nếp nhăn và tăng độ đàn hồi của da. Các nguồn thực phẩm của omega-3 bao gồm nhiều trong dầu cá và các loại cá như cá hồi và cá ngừ. Thực phẩm tăng cường omega 3 là trứng, bánh mì hoặc nước trái cây, cộng thêm các loại rau màu xanh đậm, hạt lanh và quả óc chó...

Các mẹ bầu cũng cần lưu ý tránh một số cá có thể độc hại do chất gây ô nhiễm như thủy ngân. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải hạn chế tiêu thụ các loại cá như cá mập, cá kiếm, cá ngói, cá thu và cá ngừ nướng.

4. Tiếp xúc với nước: Cho da tiếp xúc nhiều với nước giúp cho làn da khỏe mạnh đàn hồi tốt hơn. Uống nước sẽ làm ẩm da và làm giảm dấu hiệu lão hóa. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể thử vắt chanh tươi vào nước để uống. Đây cũng là một cách hiệu quả để cải thiện sức khỏe tổng thể, tiêu hóa (có thể là bị chậm chạp trong khi mang thai) và cải thiện da. Chanh đóng vai trò như một chất làm se tự nhiên trong cơ thể.

5. Di chuyển, vận động: Để giảm tỷ lệ phát triển giãn tĩnh mạch, điều quan trọng là đi bộ càng nhiều càng tốt để cải thiện lưu lượng máu và máu trở lại tim. Chỉ cần đi bộ thôi nhé, không nhất thiết phải chạy hoặc đi bộ nhanh hoặc đi bộ trên máy chạy bộ trong 30 phút mỗi ngày.

Một lời khuyên khác để thúc đẩy lưu thông khỏe mạnh là đặt một cái gối dưới chân của mình, giữ cho chân cao hơn một chút và tránh tăng cân quá mức khi mang thai.

Ngoài ra các lời khuyên trên đây, nếu muốn các mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ da liễu về việc tẩy tế bào da chết một tuần một lần hoặc dùng các loại kem dưỡng da giữ ẩm phù hợp và tốt nhất cho da.

Bằng cách làm theo các bước đơn giản trên, bạn có thể đạt được làn da khỏe và đẹp khi mang thai và ngay cả sau khi đã sinh em bé!
Theo Afamily
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom