nguyenquynh010906
New member
Đau mắt đỏ: Cách chăm sóc và phòng lây lan
Mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là loại bệnh khiến cho tấm màng bao phủ bên ngoài tròng trắng của mắt và một phần tròng đen đỏ và sưng lên.
Bệnh viêm kết mạc thường xảy ra do ảnh hưởng của vi khuẩn hoặc vi rút gây ra, hoặc do tác động của chất độc, và một số bệnh tiềm ẩn khác về mắt mà mắt thường không thể nhận thấy được.
Ảnh: Getty images
Mắt đỏ có dễ lây lan qua tiếp xúc?
Các vi khuẩn và vi rút gây ra bệnh mắt đỏ có thể lây lan nhanh cực độ. Nó rất dễ lan truyền nhờ những tiếp xúc qua tay trần quẹt vào mắt, dùng chung các đồ dùng cá nhân (như khăn) với những người đã mắc bệnh. Bệnh cũng có thể lây lan trong không khí khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi. Vì thế, nếu con bạn bị đau mắt bạn hãy để bé ở nhà cho đến khi khỏi bệnh để tránh lây lan cho người khác và đừng để con bạn tiếp xúc quá gần với những người đã bị đau mắt đỏ, ngay cả đối với bản thân bạn. Dị ứng đỏ mắt do phấn hoa, thú nuôi, mỹ phẩm hoặc nước hoa sẽ không bị lây lan.
Các triệu chứng thường gặp:
Mắt đỏ hoặc bị xung huyết. Mắt đỏ và xung huyết là những triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm kết mạc. Mắt đỏ thường không quá nghiêm trọng, tầm nhìn của bệnh nhân sẽ không bị ảnh hưởng hoặc bị mù mắt nếu được điều trị kịp thời trong thời gian ngắn.
Mí mắt sưng phồng. Triệu chứng kế đến của bệnh mắt đỏ thường làm ảnh hưởng đến cả hai mắt. Vi-rút mắt đỏ hay mắt dị ứng với các chất xúc tác làm mắt đỏ bắt đầu từ mắt này và lây lan sang mắt kia sau một vài ngày. Mí mắt thường sưng phồng lên vì bị nhiễm khuẩn.
Chảy nhiều nước mắt. Mắt đỏ và dị ứng mắt đỏ thường là nguyên nhân làm cho nước mắt chảy nhiều hơn bình thường. Mắt rất ngứa và rát.
Nhiều nhử (ghèn). Khi bị mắt đỏ,mắt sẽ bị ra liên tục rất nhiều nhử mắt, nhử mắt thường có màu vàng xanh.
Khô cứng mi mắt. Mỗi sáng thức dậy, nếu bạn bị mắt đỏ bạn sẽ khó mà mở mắt một cách nhẹ nhàng. Trong suốt thời gian ngủ mí mắt sẽ bị khô cứng bởi nước mắt và nhử mắt bị tích tụ lại xung quanh.
Nhạy cảm với ánh sáng. Bệnh mắt đỏ thường là nguyên nhân làm cho mắt không thể chịu được những tia sáng chói, hay còn gọi là chứng sợ ánh sáng. Những đứa trẻ bị mắt đỏ thường bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi chứng này, một số trường hợp bé có thể cảm thấy đau và bạn cần đưa bé đến bác sĩ.
Mắt bị cộm. Bệnh nhân bị mắt đỏ có thể sẽ có cảm giác giống như một vật gì đó đang kẹt trong mắt mình. Hoặc trẻ nhỏ cứ có cảm giác như một hạt cát rớt vào trong mắt. Mí mắt nhiễm khuẩn và sưng lên ở bề mặt bên trong đã tạo nên cảm giác này.
Mắt đỏ hay là một bệnh gì khác?
Mắt đỏ đôi khi còn là dấu hiệu của một số bệnh khác ẩn chứa bên trong cơ thể. Hầu hết là dấu hiệu của bệnh thấp khớp. Trong một số trường hợp, mắt đỏ là triệu chứng của bệnh Kawasaki, thường xảy ra ở những em bé sơ sinh và trẻ nhỏ, hoặc bệnh viêm loét ruột kết.
Xử lý bệnh đau mắt đỏ
Ảnh: inmages
Vi-rut và vi khuẩn gây đỏ mắt có thể bị tiêu diệt bởi các loại thuốc nhỏ mắt antibiotic và một số loại thuốc sát trùng khác. Thường bệnh đau mắt sẽ tự hết, chu kỳ sống của vi rút trong mắt khiến cho mắt bị đỏ là từ 4 – 7 ngày. Những triệu chứng mắt đỏ do dị ứng với các tác nhân bên ngoài sẽ tự hết khi các chất đó được tẩy rửa sạch khỏi mắt.
Giảm đau
Để giảm khó chịu khi bị mắt đỏ và ngăn chặn sự ảnh hưởng của vi khuẩn lên mắt, bạn có thể dùng một chiếc khăn ấm hoặc khăn lạnh đắp lên mắt. Dùng mỗi chiếc khăn khác nhau cho mỗi bên mắt để giữ vệ sinh và tránh cho vi khuẩn lây lan. Sử dụng khăn sạch mỗi lần lau, sau khi lau khăn xong phải giặt ngay bằng xà bông hoặc vứt bỏ đối với các loại khăn giấy. Nhỏ thuốc để làm sạch nhữ mắt cả bên trong lẫn bên ngoài mí mắt. Nếu bị dị ứng mắt, hãy lưu ý ghi nhớ những chất gây dị ứng cho mắt dể tránh bị đỏ mắt những lần sau.
Cách ly bao lâu?
Nếu bạn hay bé bị đau mắt đỏ, hãy ở nhà trong khoảng thời gian 2 ngày để đợi cho đến khi vi khuẩn không còn sức lây lan nữa và nên cách ly ngay khi bạn nhận thấy những triệu chứng đầu tiên của bệnh.
Ngăn ngừa
Nếu bạn hoặc bé có triệu chứng của bệnh, hãy đừng đưa tay lên dụi vào mắt, rửa tay thường xuyên, sử dụng thuốc đủ liều. Không dùng khăn chung và không để khăn hoặc đồ dùng cá nhân bừa bãi. Hãy vứt bỏ các loại mỹ phẩm hay nước hoa và xà bông làm cho mắt bạn dị ứng.
Bệnh viêm kết mạc thường xảy ra do ảnh hưởng của vi khuẩn hoặc vi rút gây ra, hoặc do tác động của chất độc, và một số bệnh tiềm ẩn khác về mắt mà mắt thường không thể nhận thấy được.
Ảnh: Getty images
Mắt đỏ có dễ lây lan qua tiếp xúc?
Các vi khuẩn và vi rút gây ra bệnh mắt đỏ có thể lây lan nhanh cực độ. Nó rất dễ lan truyền nhờ những tiếp xúc qua tay trần quẹt vào mắt, dùng chung các đồ dùng cá nhân (như khăn) với những người đã mắc bệnh. Bệnh cũng có thể lây lan trong không khí khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi. Vì thế, nếu con bạn bị đau mắt bạn hãy để bé ở nhà cho đến khi khỏi bệnh để tránh lây lan cho người khác và đừng để con bạn tiếp xúc quá gần với những người đã bị đau mắt đỏ, ngay cả đối với bản thân bạn. Dị ứng đỏ mắt do phấn hoa, thú nuôi, mỹ phẩm hoặc nước hoa sẽ không bị lây lan.
Các triệu chứng thường gặp:
Mắt đỏ hoặc bị xung huyết. Mắt đỏ và xung huyết là những triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm kết mạc. Mắt đỏ thường không quá nghiêm trọng, tầm nhìn của bệnh nhân sẽ không bị ảnh hưởng hoặc bị mù mắt nếu được điều trị kịp thời trong thời gian ngắn.
Mí mắt sưng phồng. Triệu chứng kế đến của bệnh mắt đỏ thường làm ảnh hưởng đến cả hai mắt. Vi-rút mắt đỏ hay mắt dị ứng với các chất xúc tác làm mắt đỏ bắt đầu từ mắt này và lây lan sang mắt kia sau một vài ngày. Mí mắt thường sưng phồng lên vì bị nhiễm khuẩn.
Chảy nhiều nước mắt. Mắt đỏ và dị ứng mắt đỏ thường là nguyên nhân làm cho nước mắt chảy nhiều hơn bình thường. Mắt rất ngứa và rát.
Nhiều nhử (ghèn). Khi bị mắt đỏ,mắt sẽ bị ra liên tục rất nhiều nhử mắt, nhử mắt thường có màu vàng xanh.
Khô cứng mi mắt. Mỗi sáng thức dậy, nếu bạn bị mắt đỏ bạn sẽ khó mà mở mắt một cách nhẹ nhàng. Trong suốt thời gian ngủ mí mắt sẽ bị khô cứng bởi nước mắt và nhử mắt bị tích tụ lại xung quanh.
Nhạy cảm với ánh sáng. Bệnh mắt đỏ thường là nguyên nhân làm cho mắt không thể chịu được những tia sáng chói, hay còn gọi là chứng sợ ánh sáng. Những đứa trẻ bị mắt đỏ thường bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi chứng này, một số trường hợp bé có thể cảm thấy đau và bạn cần đưa bé đến bác sĩ.
Mắt bị cộm. Bệnh nhân bị mắt đỏ có thể sẽ có cảm giác giống như một vật gì đó đang kẹt trong mắt mình. Hoặc trẻ nhỏ cứ có cảm giác như một hạt cát rớt vào trong mắt. Mí mắt nhiễm khuẩn và sưng lên ở bề mặt bên trong đã tạo nên cảm giác này.
Mắt đỏ hay là một bệnh gì khác?
Mắt đỏ đôi khi còn là dấu hiệu của một số bệnh khác ẩn chứa bên trong cơ thể. Hầu hết là dấu hiệu của bệnh thấp khớp. Trong một số trường hợp, mắt đỏ là triệu chứng của bệnh Kawasaki, thường xảy ra ở những em bé sơ sinh và trẻ nhỏ, hoặc bệnh viêm loét ruột kết.
Xử lý bệnh đau mắt đỏ
Ảnh: inmages
Vi-rut và vi khuẩn gây đỏ mắt có thể bị tiêu diệt bởi các loại thuốc nhỏ mắt antibiotic và một số loại thuốc sát trùng khác. Thường bệnh đau mắt sẽ tự hết, chu kỳ sống của vi rút trong mắt khiến cho mắt bị đỏ là từ 4 – 7 ngày. Những triệu chứng mắt đỏ do dị ứng với các tác nhân bên ngoài sẽ tự hết khi các chất đó được tẩy rửa sạch khỏi mắt.
Giảm đau
Để giảm khó chịu khi bị mắt đỏ và ngăn chặn sự ảnh hưởng của vi khuẩn lên mắt, bạn có thể dùng một chiếc khăn ấm hoặc khăn lạnh đắp lên mắt. Dùng mỗi chiếc khăn khác nhau cho mỗi bên mắt để giữ vệ sinh và tránh cho vi khuẩn lây lan. Sử dụng khăn sạch mỗi lần lau, sau khi lau khăn xong phải giặt ngay bằng xà bông hoặc vứt bỏ đối với các loại khăn giấy. Nhỏ thuốc để làm sạch nhữ mắt cả bên trong lẫn bên ngoài mí mắt. Nếu bị dị ứng mắt, hãy lưu ý ghi nhớ những chất gây dị ứng cho mắt dể tránh bị đỏ mắt những lần sau.
Cách ly bao lâu?
Nếu bạn hay bé bị đau mắt đỏ, hãy ở nhà trong khoảng thời gian 2 ngày để đợi cho đến khi vi khuẩn không còn sức lây lan nữa và nên cách ly ngay khi bạn nhận thấy những triệu chứng đầu tiên của bệnh.
Ngăn ngừa
Nếu bạn hoặc bé có triệu chứng của bệnh, hãy đừng đưa tay lên dụi vào mắt, rửa tay thường xuyên, sử dụng thuốc đủ liều. Không dùng khăn chung và không để khăn hoặc đồ dùng cá nhân bừa bãi. Hãy vứt bỏ các loại mỹ phẩm hay nước hoa và xà bông làm cho mắt bạn dị ứng.