[h=2]Một số loài rắn trong tự nhiên có thể sinh sản mà không cần con đực, cho thấy hiện tượng “trinh sản” phổ biến hơn người ta vẫn nghĩ.[/h] Sinh sản vô tính thường xảy ra trong các loài động vật không xương sống. Hiện tượng này vốn hiếm khi xuất hiện ở loài có xương sống, nhưng ngày càng có nhiều trường hợp như vậy được phát hiện trong tự nhiên. Chẳng hạn rồng Komodo, loài thằn lằn lớn nhất thế giới, có thể sinh con thông qua sinh sản đơn tính, tức một trứng không thụ tinh vẫn phát triển thành con. Và tình trạng “trinh sản”, không cần sự can thiệp của giống đực như thế, đã ít nhất 2 lần được phát hiện ở cá mập; ở gia cầm như gà, gà tây; ở loài rắn như rắn lục đầu vồ và trăn Mỹ nhiệt đới.
Rắn cái vẫn có thể đẻ con mà không cần con đực nếu phải tồn tại trong cảnh hiu quạnh
- Ảnh: Biology Letters
Những trường hợp trên được quan sát trong điều kiện đối tượng bị nhốt và nuôi nấng bởi bàn tay con người, các nhà khoa học vẫn chưa chứng kiến nó xảy ra nơi hoang dã. Đó là lý do một số người cho rằng sinh sản đơn tính là một dạng hội chứng bị giam cầm, một dạng hiếm hoi không thuộc trào lưu sinh sản chính thống của động vật có xương sống, theo Warren Booth của Đại học Tulsa (Mỹ). Giờ đây, kết quả phân tích gien đã bộc lộ những ví dụ đầu tiên của “trinh sản” trong môi trường hoang dã ở 2 loài rắn lục đầu vồ, là rắn hổ mang (Agkistrodon contortrix) và rắn hổ mang cá (Agkistrodon piscivorus).
Theo chuyên san Biology Letters, các nhà nghiên cứu đã thu thập mẫu gien từ cuộc nghiên cứu dài hơi về 2 loài rắn trên ở bang Connecticut và Georgia. Họ lấy mẫu xét nghiệm từ 22 lứa đẻ của rắn hổ mang và 37 lứa của rắn hổ mang cá. Kết quả phân tích ADN xác nhận có ít nhất một lứa đẻ ở cả hai loài đều là sinh sản đơn tính, với hậu duệ thuần túy là sản phẩm của rắn cái mà không có sự đóng góp di truyền nào từ rắn đực. Chuyên gia Booth cho biết nhóm của ông đã ngạc nhiên như thế nào trước phát hiện chấn động trên, chứng tỏ tình trạng “trinh sản” diễn ra ở mức độ phổ biến trong 2 loài rắn được nghiên cứu, với tỷ lệ dao động từ 2,5 - 5% số lứa đẻ nơi hoang dã.
Rắn lục đầu vồ và nhiều loài sinh vật khác tiến hành sự phân bào giảm nhiễm, tức sự phân chia để hình thành tế bào giới tính, với mỗi tế bào chứa phân nửa vật liệu cần thiết để tạo ra con cái. Trong trường hợp rắn cái, các cặp của tế bào giới tính dường như đã kết hợp với nhau để tạo nên phôi. Và kết quả là chúng sinh ra các hậu duệ chỉ mang vật liệu di truyền từ mẹ. Tuy nhiên, những lứa con này không phải được nhân bản vô tính từ mẹ, do chúng không được tạo ra bằng cách sử dụng một nửa tương đồng của gien rắn cái.
Vậy thì “trinh sản” phổ biến ở mức nào trong tự nhiên, và liệu hiện tượng đó có xảy ra ở người hay không? Chuyên gia Booth giải thích về mặt giống loài, đã có chứng cứ cho thấy loài bò sát là nhóm có thể bị dẫn dắt sang con đường sinh sản đơn tính khi không có hoặc thiếu con đực trong vùng, hay còn gọi là sinh sản đơn tính cưỡng bách, dù đôi khi giới khoa học vẫn không hiểu tại sao lại có những trường hợp “trinh sản” ngẫu nhiên ở một số loài. Tuy nhiên, mọi động vật có vú, trừ động vật đơn huyệt như rái mỏ vịt và thú lông nhím, cần phải diễn ra quá trình ghi dấu bộ gien ở cả cha và mẹ nếu muốn cấu thành phôi thai hoàn chỉnh. Và như vậy, khả năng sinh sản đơn tính ở người là không thể nào xảy ra, trừ phi có sự can thiệp của khoa học.
Rắn cái vẫn có thể đẻ con mà không cần con đực nếu phải tồn tại trong cảnh hiu quạnh
- Ảnh: Biology Letters
Những trường hợp trên được quan sát trong điều kiện đối tượng bị nhốt và nuôi nấng bởi bàn tay con người, các nhà khoa học vẫn chưa chứng kiến nó xảy ra nơi hoang dã. Đó là lý do một số người cho rằng sinh sản đơn tính là một dạng hội chứng bị giam cầm, một dạng hiếm hoi không thuộc trào lưu sinh sản chính thống của động vật có xương sống, theo Warren Booth của Đại học Tulsa (Mỹ). Giờ đây, kết quả phân tích gien đã bộc lộ những ví dụ đầu tiên của “trinh sản” trong môi trường hoang dã ở 2 loài rắn lục đầu vồ, là rắn hổ mang (Agkistrodon contortrix) và rắn hổ mang cá (Agkistrodon piscivorus).
Theo chuyên san Biology Letters, các nhà nghiên cứu đã thu thập mẫu gien từ cuộc nghiên cứu dài hơi về 2 loài rắn trên ở bang Connecticut và Georgia. Họ lấy mẫu xét nghiệm từ 22 lứa đẻ của rắn hổ mang và 37 lứa của rắn hổ mang cá. Kết quả phân tích ADN xác nhận có ít nhất một lứa đẻ ở cả hai loài đều là sinh sản đơn tính, với hậu duệ thuần túy là sản phẩm của rắn cái mà không có sự đóng góp di truyền nào từ rắn đực. Chuyên gia Booth cho biết nhóm của ông đã ngạc nhiên như thế nào trước phát hiện chấn động trên, chứng tỏ tình trạng “trinh sản” diễn ra ở mức độ phổ biến trong 2 loài rắn được nghiên cứu, với tỷ lệ dao động từ 2,5 - 5% số lứa đẻ nơi hoang dã.
Rắn lục đầu vồ và nhiều loài sinh vật khác tiến hành sự phân bào giảm nhiễm, tức sự phân chia để hình thành tế bào giới tính, với mỗi tế bào chứa phân nửa vật liệu cần thiết để tạo ra con cái. Trong trường hợp rắn cái, các cặp của tế bào giới tính dường như đã kết hợp với nhau để tạo nên phôi. Và kết quả là chúng sinh ra các hậu duệ chỉ mang vật liệu di truyền từ mẹ. Tuy nhiên, những lứa con này không phải được nhân bản vô tính từ mẹ, do chúng không được tạo ra bằng cách sử dụng một nửa tương đồng của gien rắn cái.
Vậy thì “trinh sản” phổ biến ở mức nào trong tự nhiên, và liệu hiện tượng đó có xảy ra ở người hay không? Chuyên gia Booth giải thích về mặt giống loài, đã có chứng cứ cho thấy loài bò sát là nhóm có thể bị dẫn dắt sang con đường sinh sản đơn tính khi không có hoặc thiếu con đực trong vùng, hay còn gọi là sinh sản đơn tính cưỡng bách, dù đôi khi giới khoa học vẫn không hiểu tại sao lại có những trường hợp “trinh sản” ngẫu nhiên ở một số loài. Tuy nhiên, mọi động vật có vú, trừ động vật đơn huyệt như rái mỏ vịt và thú lông nhím, cần phải diễn ra quá trình ghi dấu bộ gien ở cả cha và mẹ nếu muốn cấu thành phôi thai hoàn chỉnh. Và như vậy, khả năng sinh sản đơn tính ở người là không thể nào xảy ra, trừ phi có sự can thiệp của khoa học.
Phi Yến