Bạn đã có thai. Ngoài niềm vui chờ đón em bé là nỗi lo về chế độ dinh dưỡng thế nào cho đúng, bởi ăn uống tốt đồng nghĩa với sức khỏe của thai nhi được đảm bảo.
Các thực phẩm cần tránh
Ngừng ngay việc uống rượu, dù cho bạn có nghe ai đó nói một cốc sẽ không gây ảnh hưởng gì. Phụ nữ uống rượu trong kỳ thai nghén có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ của chính mình và cả đứa con trong bụng. Ngoài rượu, bạn cũng không nên lạm dụng các đồ uống có chứa cafein như soda, cà phê, đồ uống tăng lực, trà...
Liên quan đến chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ, bạn cũng cần loại bỏ một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn không thường xuyên nhưng gây nguy hiểm cho trẻ. Dưới đây là một số loại cần tránh:
- Một số sản phẩm từ thịt lợn như chả, patê, gan béo, thịt lợn muối;
- Thịt sống hoặc chưa chín hẳn như sò sống, cá sống (gỏi cá, shusi...) và cá xông khói;
- Gan và các sản phẩm từ gan bởi liều lượng vitamin A có trong gan rất cao có thể gây độc cho bào thai;
- Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành;
- Các món ăn chế biến từ trứng sống (mayonais, kem **nh sôcôla...).
Nhìn chung, phụ nữ mang thai nên ăn các loại thịt và cá đã được nấu chín, trái cây đã rửa sạch. Nếu không chắc chắn về độ an toàn của thực phẩm thì không nên ăn.
Còn với các sản phẩm dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú có bán trên thị trường: nên biết rằng chúng cũng không có gì đặc biệt và một chế độ ăn uống phong phú và cân bằng là đủ cho cả mẹ và bé.
Thuốc bổ: Chỉ được sử dụng khi bác sĩ kê đơn.
Thực phẩm cần ưu tiên
Vitamin B9: Tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ, vitamin B9 có nhiều trong cải xoong, rau diếp xoăn, rau má, dưa tây, đậu Hà Lan... Các loại rau có màu xanh khác (xà lách, bí non, đậu xanh...) hay cà rốt, cà chua, ngô, kiwi và chuối cũng có vitamin B9 nhưng hàm lượng không nhiều bằng các loại rau, quả kể trên.
Vitamin D: Quyết định lượng canxi trong xương, vitamin D còn đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo khoáng cho khung xương của trẻ. Vitamin D phần lớn được cơ thể sản xuất nhờ vào tác động của mặt trời trên da.
Ngoài ra, người ta có thể tìm thấy nó trong các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, các sardin... Tươi hay ướp lạnh, các loại cá này rất tốt cho phụ nữ mang thai và nên ăn ít nhất 2 lần một tuần để có nguồn cung cấp vitamin D đủ cho nhu cầu.
Canxi: Cần thiết cho sự phát triển hệ xương của trẻ, canxi có nhiều trong các loại thực phẩm từ sữa. Ăn/uống 3 lần/ngày để đảm bảo nhu cầu của cả bà mẹ và em bé. Sữa tươi, sữa chua, pho mát... tất cả đều rất tốt. Nếu bạn không thích những loại thực phẩm này, nên hỏi ý kiến bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung.
Sắt: Quan trọng cho quá trình tạo hồng cầu, thiếu sắt có thể gây thiếu máu cho trẻ. Ngược lại, thừa sắt cũng nguy hiểm bởi có thể gây viêm gan. Sắt có nhiều trong các loại thịt, cá.
Cần phải đảm bảo rằng các loại thực phẩm này phải được nấu chín và nấu chín lại. Ngoài ra, các loại hạt như đậu lăng, đậu trắng hay đậu Hà Lan cũng có hàm lượng sắt cao. Một lần nữa nên lưu ý rằng chính bác sĩ mới **nh giá được nhu cầu sắt của bạn và kê đơn thuốc bổ sung sắt nếu cần.
Iốt: Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của tuyến giáp và sự phát triển của não em bé. Iốt có nhiều trong các loại cá biển, các sản phẩm từ sữa và trứng. Ngoài ra, nên chọn sử dụng muối iốt, bột canh iốt khi chế biến thực ăn.
TPO, Ngân Anh
Theo Santé
Theo Santé