[h=2][/h]
Ngay trong khi còn nằm trong bụng mẹ, mầm răng của thai nhi bắt đầu hình thành khoảng từ cuối quý hai và quý ba của thai kỳ. Cùng với hình thành cung hàm, mầm răng được hình thành tồn tại suốt trong khi thai nằm trong bụng mẹ. Mầm răng chủ yếu là canxi. Trong thời kỳ này mầm răng tích luỹ dần canxi để 4 hoặc 5 tháng sau khi sinh, răng sữa bắt đầu xuất hiện trong đó hai răng cửa của hàm trên xuất hiện trước. Nếu thiếu chất canxi, răng sẽ mọc chậm hoặc không mọc. Trong thời kỳ còn là bào thai hoặc trong thời kỳ trẻ mọc răng sữa, nếu uống kháng sinh dòng tetraxyclin hoặc chế phẩm của tetraxyclin như doxicilin, thuốc sẽ ngấm vào mầm răng làm cho răng đổi thành màu thâm, nếu dùng quá nhiều thì răng sẽ bị xỉn.
Trong thời kỳ mang thai mà mẹ không được cung cấp đủ canxi thì không những mầm răng phát triển không tốt, sau sinh đứa trẻ sẽ chậm mọc răng, chất lượng răng không tốt, dễ sún, giòn hay bị vỡ. Điều này không những ảnh hưởng dến sức nhai, khả năng khiến trẻ tiêu hóa chậm lên cân. Bên cạnh đó, răng không mọc hoặc mọc không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển các xương ở mặt, đặc biệt là xương hàm, thậm chí làm biến dạng khuôn mặt, ảnh hưởng đến sự hài hòa và thẩm mỹ của khuôn mặt. Vì vậy trong khi có thai, thai phụ phải được cung cấp đầy đủ một lượng canxi từ 1.500-2.000mg để bảo đảm cho thai nhi phát triển về bộ xương cũng như về mầm răng. Nếu chửa nhiều thai thì liều lượng canxi phải tăng nhiều hơn trong thời kỳ thai nghén và cho con bú để **p ứng nhu cầu phát triển của tất cả các thai. Nếu không được cung cấp đầy đủ, để phục vụ nhu cầu cho thai nhi phát triển và nuôi con bằng sữa mẹ, theo lẽ tự nhiên, cơ thể tự điều chỉnh bằng cách lấy bớt canxi từ cơ thể người mẹ để cung cấp cho thai nhi. Hậu quả là người mẹ bị thiếu canxi, gây nên tình trạng loãng xương, có khi gây dính cột sống, dễ bị gãy xương.
Vậy việc bổ sung canxi cho người mẹ khi mang thai và nuôi con như thế nào? Đây là một việc hết sức linh hoạt, phụ thuộc vào điều kiện sinh hoạt và kinh tế của từng người.
Trước hết khi có thai, người phụ nữ phải được ăn không những đủ chất mà còn phải tăng cường số lượng nhiều hơn ngày thường một ít, nhưng cơ bản là phải tăng cường về chất lượng, trong đó có thêm các thành phần có chất canxi như xương hầm, tôm, cua, cá, nghĩa là những thức ăn có nhiều chất canxi. Nếu có điều kiện nên đến các trung tâm y tế để được hướng dẫn uống bổ sung thêm các thuốc canxi làm sao để cung cấp đủ cho thai phụ có một thai, tổng liều canxi suốt trong thời kỳ mang thai phải đủ từ 1.500-2.000mg. Nếu có điều kiện các bà mẹ nên uống thêm các loại sữa dành cho các “bà bầu”, trong thành phần của sữa ngoài các chất dinh dưỡng còn có bổ sung thêm canxi.
Trong thời gian cho con bú, người mẹ cũng phải được cung cấp nhiều canxi để qua sữa mẹ, bảo đảm cho trẻ có đủ canxi phát triển bộ xương cũng như mầm răng để mọc răng sữa và răng trường thành. Ngoài thức ăn bình thường có nhiều chất canxi như đã nói trên, đặc biệt là cá biển, có thể cho trẻ ăn thêm tôm, cua cá để cung cấp thêm canxi cho trẻ nhỏ. Hãy nhớ phải theo dõi sự phát triển của răng như mọc răng, răng sún, sâu răng ở trẻ em, răng mọc lẫy, bất kỳ những hiện tượng không bình thường nào về răng để đưa các cháu đến khám bác sĩ để xử trí hoặc tư vấn kịp thời cho người mẹ nuôi con được tốt hơn.
Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá nhiều canxi, chỉ cần một lượng vừa đủ để duy trì sự phát triển của thai nhi và người mẹ. Nếu sử dụng quá nhiều, canxi sẽ lắng đọng ở bánh rau, làm giảm chất lượng bánh rau, giảm sự trao đổi chất dinh dưỡng sẽ làm cho thai kém phát triển, nhẹ cân khi sinh. Còn người mẹ nếu uống quá nhiều canxi thì có thể bị sỏi đường tiết niệu đặc biệt là sỏi thận. Vậy trong khi có thai có nên uống viên canxi sủi không? Viên canxi sủi có hàm lượng rất lớn, nếu uống kéo dài, quá nhiều dĩ nhiên dư thừa canxi là một điều rất không tốt. Vấn đề là nếu có triệu chứng thiếu canxi: chuột rút, co quắp ngón tay thì có thể uống vài hôm, sau đó thì cần phải được khám xét cẩn thận) nếu cần thiết phải được khám xét cẩn thận (nếu cần phải được xét nghiệm định lượng canxi trong máu để có cơ sở bổ sung canxi một cách thích hợp).
Để bảo đảm cho một thai nhi phát triển và hoàn thiện trước khi ra đời cũng như cho một trẻ phát triển hài hòa, các bà mẹ cần được đăng ký, quản lý thai nghén, theo dõi và chăm sóc tốt trước khi đẻ. Nếu được chăm sóc quản lý thai nghén tốt, các thầy thuốc sẽ hướng dẫn cho bạn cách ăn uống, chọn lựa thức ăn giàu canxi và trong trường hợp cần thiết sẽ được hướng dẫn uống bổ sung canxi.
Xem bài: Thực phẩm giàu canxi
Ngay trong khi còn nằm trong bụng mẹ, mầm răng của thai nhi bắt đầu hình thành khoảng từ cuối quý hai và quý ba của thai kỳ. Cùng với hình thành cung hàm, mầm răng được hình thành tồn tại suốt trong khi thai nằm trong bụng mẹ. Mầm răng chủ yếu là canxi. Trong thời kỳ này mầm răng tích luỹ dần canxi để 4 hoặc 5 tháng sau khi sinh, răng sữa bắt đầu xuất hiện trong đó hai răng cửa của hàm trên xuất hiện trước. Nếu thiếu chất canxi, răng sẽ mọc chậm hoặc không mọc. Trong thời kỳ còn là bào thai hoặc trong thời kỳ trẻ mọc răng sữa, nếu uống kháng sinh dòng tetraxyclin hoặc chế phẩm của tetraxyclin như doxicilin, thuốc sẽ ngấm vào mầm răng làm cho răng đổi thành màu thâm, nếu dùng quá nhiều thì răng sẽ bị xỉn.
Trong thời kỳ mang thai mà mẹ không được cung cấp đủ canxi thì không những mầm răng phát triển không tốt, sau sinh đứa trẻ sẽ chậm mọc răng, chất lượng răng không tốt, dễ sún, giòn hay bị vỡ. Điều này không những ảnh hưởng dến sức nhai, khả năng khiến trẻ tiêu hóa chậm lên cân. Bên cạnh đó, răng không mọc hoặc mọc không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển các xương ở mặt, đặc biệt là xương hàm, thậm chí làm biến dạng khuôn mặt, ảnh hưởng đến sự hài hòa và thẩm mỹ của khuôn mặt. Vì vậy trong khi có thai, thai phụ phải được cung cấp đầy đủ một lượng canxi từ 1.500-2.000mg để bảo đảm cho thai nhi phát triển về bộ xương cũng như về mầm răng. Nếu chửa nhiều thai thì liều lượng canxi phải tăng nhiều hơn trong thời kỳ thai nghén và cho con bú để **p ứng nhu cầu phát triển của tất cả các thai. Nếu không được cung cấp đầy đủ, để phục vụ nhu cầu cho thai nhi phát triển và nuôi con bằng sữa mẹ, theo lẽ tự nhiên, cơ thể tự điều chỉnh bằng cách lấy bớt canxi từ cơ thể người mẹ để cung cấp cho thai nhi. Hậu quả là người mẹ bị thiếu canxi, gây nên tình trạng loãng xương, có khi gây dính cột sống, dễ bị gãy xương.
Vậy việc bổ sung canxi cho người mẹ khi mang thai và nuôi con như thế nào? Đây là một việc hết sức linh hoạt, phụ thuộc vào điều kiện sinh hoạt và kinh tế của từng người.
Trước hết khi có thai, người phụ nữ phải được ăn không những đủ chất mà còn phải tăng cường số lượng nhiều hơn ngày thường một ít, nhưng cơ bản là phải tăng cường về chất lượng, trong đó có thêm các thành phần có chất canxi như xương hầm, tôm, cua, cá, nghĩa là những thức ăn có nhiều chất canxi. Nếu có điều kiện nên đến các trung tâm y tế để được hướng dẫn uống bổ sung thêm các thuốc canxi làm sao để cung cấp đủ cho thai phụ có một thai, tổng liều canxi suốt trong thời kỳ mang thai phải đủ từ 1.500-2.000mg. Nếu có điều kiện các bà mẹ nên uống thêm các loại sữa dành cho các “bà bầu”, trong thành phần của sữa ngoài các chất dinh dưỡng còn có bổ sung thêm canxi.
Trong thời gian cho con bú, người mẹ cũng phải được cung cấp nhiều canxi để qua sữa mẹ, bảo đảm cho trẻ có đủ canxi phát triển bộ xương cũng như mầm răng để mọc răng sữa và răng trường thành. Ngoài thức ăn bình thường có nhiều chất canxi như đã nói trên, đặc biệt là cá biển, có thể cho trẻ ăn thêm tôm, cua cá để cung cấp thêm canxi cho trẻ nhỏ. Hãy nhớ phải theo dõi sự phát triển của răng như mọc răng, răng sún, sâu răng ở trẻ em, răng mọc lẫy, bất kỳ những hiện tượng không bình thường nào về răng để đưa các cháu đến khám bác sĩ để xử trí hoặc tư vấn kịp thời cho người mẹ nuôi con được tốt hơn.
Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá nhiều canxi, chỉ cần một lượng vừa đủ để duy trì sự phát triển của thai nhi và người mẹ. Nếu sử dụng quá nhiều, canxi sẽ lắng đọng ở bánh rau, làm giảm chất lượng bánh rau, giảm sự trao đổi chất dinh dưỡng sẽ làm cho thai kém phát triển, nhẹ cân khi sinh. Còn người mẹ nếu uống quá nhiều canxi thì có thể bị sỏi đường tiết niệu đặc biệt là sỏi thận. Vậy trong khi có thai có nên uống viên canxi sủi không? Viên canxi sủi có hàm lượng rất lớn, nếu uống kéo dài, quá nhiều dĩ nhiên dư thừa canxi là một điều rất không tốt. Vấn đề là nếu có triệu chứng thiếu canxi: chuột rút, co quắp ngón tay thì có thể uống vài hôm, sau đó thì cần phải được khám xét cẩn thận) nếu cần thiết phải được khám xét cẩn thận (nếu cần phải được xét nghiệm định lượng canxi trong máu để có cơ sở bổ sung canxi một cách thích hợp).
Để bảo đảm cho một thai nhi phát triển và hoàn thiện trước khi ra đời cũng như cho một trẻ phát triển hài hòa, các bà mẹ cần được đăng ký, quản lý thai nghén, theo dõi và chăm sóc tốt trước khi đẻ. Nếu được chăm sóc quản lý thai nghén tốt, các thầy thuốc sẽ hướng dẫn cho bạn cách ăn uống, chọn lựa thức ăn giàu canxi và trong trường hợp cần thiết sẽ được hướng dẫn uống bổ sung canxi.
BS. Nguyễn Vương, SK&DS
Xem bài: Thực phẩm giàu canxi