Nguyên nhân hiện tượng thai ngoài tử cung?

Xinh

Nhớ!
Thành viên VIP
User ID
9
Tham gia
30 Tháng sáu 2012
Bài viết
4,597
Điểm tương tác
15
Tuổi
29
Địa chỉ
Việt Nam
Đồng
270,651
[h=2][/h]


BS. Lưu Quốc Khả, SK&DS
Thai ngoài tử cung (TNTC) là hiện tượng trứng được thụ tinh nhưng làm tổ ở ngoài buồng tử cung và sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí sẽ đe dọa đến tính mạng người mẹ nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Tại sao có hiện tượng TNTC

Thông thường, trứng sau khi thụ tinh ở một phần ba ngoài của vòi trứng thì di chuyển vào buồng tử cung và làm tổ ở đó. Quá trình thai phát triển, buồng tử cung cũng phát triển để đủ chứa thai, bánh nhau và nước ối ở trong đó (ở thời kỳ thai đủ tháng, các sợi cơ tử cung đã phát triển, tăng chiều dài tới 40 lần so với khi không có thai). Nhưng vì một lý do nào đó, trứng sau khi được thụ tinh lại không di chuyển đến buồng tử cung để làm tổ mà lại dừng lại ở một nơi nào đó ngoài buồng tử cung (ở vòi trứng, ở buồng trứng hay trong ổ bụng…) và điều này sẽ dẫn đến TNTC.



Trong khi các sợi cơ tử cung có thể dài ra tới 40 lần để đáp ứng tình trạng mang thai của buồng tử cung thì buồng trứng và vòi trứng lại không lớn lên như vậy được. Vòi trứng dài khoảng 10cm, trong lòng vòi có chỗ hẹp dưới 1mm, khi trứng làm tổ ở đó và lớn lên sẽ làm vỡ vòi trứng gây chảy máu vào ổ bụng, đe dọa tính mạng người mẹ (khi trứng làm tổ ở buồng trứng cũng gây tình trạng như vậy).

Nguyên nhân dẫn đến TNTC

Người ta thấy: viêm nhiễm đường sinh dục, dị dạng đường sinh dục, các khối u buồng trứng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ TNTC.
Khi âm đạo và buồng tử cung bị viêm nhiễm (có thể do bệnh lây truyền qua đường tình dục, do thực hiện các thủ thuật như nạo hút thai không đúng quy cách, bơm hơi, bơm kháng sinh vào buồng tử cung…), vòi trứng cũng bị viêm làm tổn thương lớp niêm mạc và làm hẹp lòng vòi trứng lại và trứng sẽ khó khăn khi di chuyển về buồng tử cung, hoặc do rối loạn nhu động của vòi trứng nên trứng không những không di chuyển về buồng tử cung mà lại rơi vào bề mặt buồng trứng hoặc rơi vào ổ bụng và làm tổ ở đó.
Các khối u buồng trứng cũng có thể gây nên TNTC do khối u làm vòi trứng căng ra, hẹp lại và hạn chế nhu động nên trứng cũng khó di chuyển về buồng tử cung được.

Hậu quả của TNTC

Trước hết, TNTC khi bị vỡ sẽ gây chảy máu trong ổ bụng và tùy tình trạng của thương tổn cũng như thái độ xử trí của thầy thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Có những trường hợp bệnh nhân đến muộn, đã có choáng, khi phẫu thuật đã phải truyền tới 2-3 lít máu mới cứu được người bệnh. Trong nhiều trường hợp được chẩn đoán sớm (khi chưa rõ), nếu tiến hành phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân, kết quả bệnh nhân không bị mất máu, sức khỏe chóng hồi phục và trong nhiều trường hợp vòi trứng cũng được bảo tồn. Tuy vậy, khi đã có phẫu thuật điều trị TNTC thì khả năng có con của người mẹ sau này ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.

Làm thế nào để hạn chế TNTC

Như trên chúng ta đã biết, viêm nhiễm đường sinh dục có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ bệnh lý TNTC. Vì vậy, để góp phần hạn chế tai biến này các bạn cần lưu ý:

Thực hiện nếp sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng.

Tránh sinh hoạt tình dục bừa bãi, tốt nhất là dùng bao cao su khi giao hợp nếu không muốn có thai.

Hạn chế nạo phá thai. Khi phải nạo hút thai hoặc làm thủ thuật gì đó ở đường sinh dục dưới nên đến các cơ sở chuyên khoa, ở đó có những thầy thuốc có trình độ chuyên khoa sâu, cùng với những trang thiết bị đảm bảo, các yếu tố kỹ thuật, vô trùng, nó sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục sau này.

 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom