Vì nhiều lý do trẻ không thể bú trực tiếp sữa mẹ trong khi đây lại là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Trong trường hợp này, bà mẹ cần lưu ý khi vắt sữa bằng tay cho trẻ.Vì sao mẹ phải tự vắt sữa?
Có nhiều trường hợp bà mẹ phải vắt sữa để nuôi con. Đó là khi người mẹ không thể tiếp xúc với bé thường xuyên do trẻ bị ốm, trẻ sinh non đang cần chăm sóc đặc biệt, hoặc mẹ quá bận bịu với công việc đột xuất nào đó... nhưng vẫn muốn cho trẻ uống sữa mẹ thay vì các sản phẩm sữa khác.
Cũng có trường hợp người mẹ phải tự vắt sữa do cảm thấy khó chịu và không thoải mái khi ngực quá căng, bị tắc tuyến sữa...
Nên vắt bằng máy hay bằng tay?
Bà mẹ có thể tự vắt sữa bằng tay hoặc sử dụng máy hút sữa. Có nhiều loại máy hút sữa với kích cỡ và kiểu dáng khác nhau thích hợp với ngực của nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, trước khi dùng, tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia. Khi sử dụng, cần đảm bảo bình chứa và máy hút luôn được vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng trước khi sử dụng.
Ngoài ra, thông thường nhiều người mẹ cảm thấy việc vắt sữa bằng tay dễ dàng và thoải mái hơn dùng máy hút, nhất là vào những ngày đầu tiên khi sinh em bé. Việc sử dụng cách nào là tùy thuộc vào thói quen và tình trạng của bạn.
Lưu ý khi vắt sữa bằng tay
- Trước khi vắt, hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm, massage ngực một chút trước khi tiến hành vắt.
- Đặt tay để vắt sữa ở phần quầng đen xung quanh đỉnh vú.
- Bóp nhẹ nhàng. Cố gắng không để các ngón tay trượt trên da. Lần đầu tiên vắt sữa, chỉ có vài giọt xuất hiện. Sau đó, sữa sẽ chảy thành dòng mạnh và bạn có thể vắt dễ dàng vào các lần tiếp theo. (Hình dưới)
- Nếu sữa không chảy, di chuyển bàn tay gần đỉnh hoặc xa hơn để tìm vị trí tốt nhất. Massage ngực thêm một lúc và thử lại.
Lưu trữ và sử dụng sữa thế nào?
Sữa sau khi vắt cần chứa trong một bình khử trùng. Thời hạn lưu trữ sữa như sau:
- Trong tủ lạnh tối đa 2 ngày.
- Lưu trữ được 2 tuần trong ngăn ** tủ lạnh.
Cho bé uống sữa ngay sau khi rã đông. Sữa mẹ sau khi rã đông vẫn còn chất lượng tốt hơn so với sữa bột, sữa đặc khác. Không tái đông lạnh sữa lần nữa khi nó đã tan.
Trước khi cho trẻ uống, nên ngâm bình sữa trong nước ấm để tăng nhiệt độ sữa bằng nhiệt độ cơ thể người. Không nên hâm nóng sữa bằng lò vi sóng.
Nếu em bé của bạn đang được chăm sóc trong bệnh viện vì sinh non hoặc bị bệnh, bạn có thể liên hệ với nhân viên y tế để lưu trữ sữa của mình dành cho bé uống.
Cũng có trường hợp người mẹ phải tự vắt sữa do cảm thấy khó chịu và không thoải mái khi ngực quá căng, bị tắc tuyến sữa...
Nên vắt bằng máy hay bằng tay?
Bà mẹ có thể tự vắt sữa bằng tay hoặc sử dụng máy hút sữa. Có nhiều loại máy hút sữa với kích cỡ và kiểu dáng khác nhau thích hợp với ngực của nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, trước khi dùng, tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia. Khi sử dụng, cần đảm bảo bình chứa và máy hút luôn được vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng trước khi sử dụng.
Ngoài ra, thông thường nhiều người mẹ cảm thấy việc vắt sữa bằng tay dễ dàng và thoải mái hơn dùng máy hút, nhất là vào những ngày đầu tiên khi sinh em bé. Việc sử dụng cách nào là tùy thuộc vào thói quen và tình trạng của bạn.
- Trước khi vắt, hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm, massage ngực một chút trước khi tiến hành vắt.
- Đặt tay để vắt sữa ở phần quầng đen xung quanh đỉnh vú.
- Bóp nhẹ nhàng. Cố gắng không để các ngón tay trượt trên da. Lần đầu tiên vắt sữa, chỉ có vài giọt xuất hiện. Sau đó, sữa sẽ chảy thành dòng mạnh và bạn có thể vắt dễ dàng vào các lần tiếp theo. (Hình dưới)
- Nếu sữa không chảy, di chuyển bàn tay gần đỉnh hoặc xa hơn để tìm vị trí tốt nhất. Massage ngực thêm một lúc và thử lại.
Lưu trữ và sử dụng sữa thế nào?
Sữa sau khi vắt cần chứa trong một bình khử trùng. Thời hạn lưu trữ sữa như sau:
- Trong tủ lạnh tối đa 2 ngày.
- Lưu trữ được 2 tuần trong ngăn ** tủ lạnh.
Cho bé uống sữa ngay sau khi rã đông. Sữa mẹ sau khi rã đông vẫn còn chất lượng tốt hơn so với sữa bột, sữa đặc khác. Không tái đông lạnh sữa lần nữa khi nó đã tan.
Trước khi cho trẻ uống, nên ngâm bình sữa trong nước ấm để tăng nhiệt độ sữa bằng nhiệt độ cơ thể người. Không nên hâm nóng sữa bằng lò vi sóng.
Nếu em bé của bạn đang được chăm sóc trong bệnh viện vì sinh non hoặc bị bệnh, bạn có thể liên hệ với nhân viên y tế để lưu trữ sữa của mình dành cho bé uống.
BS. Bùi Phương. SK&DS