Cách phân biệt, nhận biết trái cây Trung Quốc

Admin

Nhân viên
User ID
1
Tham gia
26 Tháng sáu 2012
Bài viết
1,150
Điểm tương tác
8
Đồng
2,147,483,647
Bài viết sau hướng dẫn các bạn chọn mua trái cây để tránh phải hàng Trung Quốc
Khi người tiêu dùng có xu hướng “tẩy chay” trái cây Trung Quốc (TQ), người bán đánh tráo xuất xứ trái cây TQ thành hàng trong nước hoặc nhập khẩu từ Mỹ, Úc, New Zealand…

Theo bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức - Tp.HCM, trái cây ngoại chiếm khoảng 15% - 20% tổng lượng trái cây về chợ, 50% trong đó là hàng TQ. Trái cây TQ cũng thu hoạch theo thời vụ và về Việt Nam rộ theo mùa.

Hiện đang vào mùa hồng, lựu nên 2 mặt hàng này về nhiều nhất. Riêng táo, lê thì về thường xuyên quanh năm. Do được dùng nhiều chất kích thích, bảo quản nên hầu hết trái cây TQ có kích thước đều đặn, láng bóng và giữ được rất lâu trong môi trường tự nhiên. Để ý kỹ, người tiêu dùng có thể phân biệt trái cây TQ và trái cây xuất xứ từ các nơi khác qua những đặc điểm sau:

Cam: Cam Vinh trái tròn, nhỏ, có màu xanh vàng, vỏ thường bị nám. Cam TQ trái to, có màu vàng tươi, vỏ mỏng, trơn láng, không hạt; múi có mùi úng.

images803111_nhanbiet.jpg
Khách hàng chọn mua trái cây tại siêu thị. (Ảnh: Thanh Nhân)
Quýt: Quýt TQ vào Việt Nam được quảng cáo là quýt nội. Quýt TQ vỏ dày, bóng và khi bóc ra 2 đầu múi thường bị khô, chai. Quýt Việt Nam vỏ mỏng, thường bị nám.

Lựu: Lựu Việt Nam trái nhỏ, hột nhiều, dày, màu da xanh. Lựu TQ to, tròn, vỏ mỏng, màu trắng hồng.

Nho: Nho TQ to tròn, có lớp vỏ màu nhạt, ăn vị chua, mềm, bở và nhiều hạt. Nho Mỹ vỏ sậm hơn, thuôn dài, vị ngọt, giòn, rất ít hoặc không có hạt. Nho Phan Rang (Ninh Thuận) quả nhỏ, chùm ngắn, màu xanh tươi.

Táo: Táo TQ quả tròn, bọc trong lưới xốp, khi bóc ra có hạt mịn như phấn bám trên vỏ (do hóa chất bảo quản bị bay hơi). Táo New Zealand, Mỹ hơi vuông, góc cạnh...

Hầu hết các loại trái cây nhập khẩu đều có chất bảo quản để giữ thời gian dài trong quá trình vận chuyển. Tốt nhất, người tiêu dùng nên sử dụng trái cây trong nước để bảo đảm tươi ngon; mua trái cây đúng mùa (vì trái cây trái vụ thường phải “xử lý” chất kích thích tăng trưởng, bảo quản nhiều hơn).

Để hạn chế hóa chất tồn dư, người tiêu dùng nên ngâm trái cây trong nước muối loãng 30 phút và gọt, bóc vỏ trước khi ăn. Tuyệt đối không ăn trái cây có ruột bị nhũn, màu khác thường và có mùi lạ.

Theo Megafun.vn​
 

Admin

Nhân viên
User ID
1
Tham gia
26 Tháng sáu 2012
Bài viết
1,150
Điểm tương tác
8
Đồng
2,147,483,647
Theo chia sẻ của các tiểu thương ở chợ Thị Nghè, Bà Chiểu, Thái Bình..., hàng nông sản Trung Quốc chiếm một nửa tới hai phần ba lượng bán ra mỗi ngày.

Giới kinh doanh hàng ăn, nhà hàng chuộng loại này hơn bởi ưu điểm màu sắc đẹp, củ quả to tròn, dùng được lâu, có loại giá rẻ hơn hàng Đà Lạt một nửa.

Tuy nhiên, "chất lượng sản phẩm kém, thậm chí chứa nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, để cả tháng trời vẫn không hư hỏng nên chính tôi cũng không dám dùng loại này", chị Tám, tiểu thương chợ Thị Nghè nói. Khách tới mua, chị đều chỉ rõ cho khách biết đâu là hàng Trung Quốc, Đà Lạt để mọi người tự chọn lựa cho thực đơn gia đình.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó giám đốc Công ty quản lý và kinh doanh chợ đầu mối nông sản Thủ Đức lấy ví dụ, hành tây ở Tp. HCM chủ yếu là hàng Trung Quốc vì ở Việt Nam loại này khó trồng, nếu trồng được cho củ nhỏ và mẫu mã không đẹp.

916333_khoa-tayhc.jpg

Bên trái là khoai tây Đà Lạt, vỏ mỏng nên khi đổ đống, các củ va chạm dễ bị tróc vỏ, ruột vàng, mắt khoai nhỏ, giá 30.000 đồng một kg. Khoai Trung Quốc (bên phải), củ to, mắt to, vỏ dày, bị sượng khi nấu chín, giá 25.000 đồng một kg.

916334_ca-rothc.jpg

Cà rốt Đà Lạt (bên trái) da sần, màu cam nhạt, cuống lá còn nguyên, vị ngọt thanh tự nhiên, hiện có giá 22.000 đồng một kg. Ngược lại, cà rốt Trung Quốc (bên phải) da bóng láng, củ to, tròn đều, không cuống, màu cam đậm, vị nhạt, giá 15.000 đồng một kg.

916335_cai-thao-da-lat.jpg

Trong hình là cải thảo Đà Lạt, 15.000 đồng một kg, bắp tròn trịa. Còn bắp Trung Quốc lá xanh đậm, thon dài, rẻ hơn hàng Đà Lạt 3.000 đồng.

916336_sup-lo.jpg

Súp lơ xanh của Đà Lạt (bên trái), còn lá và thân đầy đủ, vị ngọt đậm đà, giá 30.000 đồng một kg. Súp lơ Trung Quốc bị cắt mất thân và bọc trong bao xốp, rẻ hơn 5.000 đồng, chất lượng kém hơn so với hàng Đà Lạt, để cả tháng vẫn trắng tươi, không bị hỏng.

916337_toihc.jpg

Bên trái là tỏi Bắc, vẻ ngoài xấu xí, các tép tỏi nhỏ, khó bóc vỏ, được bán giá 120.000 đồng một kg. Tỏi Trung Quốc (bên phải ) tròn, to, mỡ màng, dễ bóc vỏ, giá 60.000 đồng nhưng không thơm nồng như hàng trong nước.

916338_hc.jpg

Hành Tây trong ảnh là hàng Trung Quốc, củ to, bóng, tròn và củ nào cũng có kích cỡ to đều như vậy. Giá 20.000 đồng một kg.

916339_gunghc.jpg

Bên trái là gừng Việt Nam, lớp vỏ xỉn màu, nhiều rễ và nốt sần sùi, bẻ đôi củ sẽ thấy có đường gân bên trong, giá 30.000 đồng một kg. Còn bên phải là gừng Trung Quốc màu vàng nhạt, lớp vỏ nhẵn nhụi, căng mọng, củ to, đều, ít nốt sần sùi, được vệ sinh rất sạch sẽ, 20.000 đồng một kg. Gừng Trung Quốc đẹp hơn gừng trong nước nhưng mùi thơm thua xa.
Theo Thi Hà
VnE
Megafun.vn
 

Admin

Nhân viên
User ID
1
Tham gia
26 Tháng sáu 2012
Bài viết
1,150
Điểm tương tác
8
Đồng
2,147,483,647
Cách nhận biết gừng Trung Quốc
Thông tin gừng Trung Quốc nhiễm chất trừ sâu cực độc được bán tràn lan tại nhiều chợ Việt Nam khiến các bà nội trợ hoang mang khi chọn mua gừng.

"Mình thường không để ý xuất xứ, nguồn gốc của gừng khi mua. Mấy hôm nay nghe thông tin gừng độc, ra chợ mình có quan sát kỹ hơn trước khi mua nhưng thường hàng nào cũng bán một loại, không biết lấy cơ sở nào mà so sánh chọn lựa", chị Mai ở quận Bình Thạnh, Tp. HCM, lo lắng.

921152_IMG-4799-1369210808_500x0.jpg
Gừng Trung Quốc (bên trái) có kích cỡ to, thân tròn, ít nhánh con, thân mọng nước hơn gừng ta (phải) rất nhiều. (Ảnh: Lê Phương)

Chị Hà, tiểu thương tại chợ quận 2, cho biết chị thường nhập gừng ta về bán vì giá rẻ hơn và người tiêu dùng ưa chuộng hơn. "Hai loại gừng này rất dễ phân biệt với nhau, nhìn bề ngoài là đã biết rồi. Gừng Trung Quốc mẫu mã đẹp nhưng khó để lâu, gừng ta vị thơm đậm đà nên bán lẻ chạy hàng hơn", chị Hà chia sẻ.
921153_IMG-4822-1369210808_500x0.jpg
Gừng ta (Ảnh: Lê Phương)
921154_IMG-4823-1369210809_500x0.jpg
Gừng Trung Quốc (Ảnh: Lê Phương)​

Theo chị Hà, chỉ cần nhìn vào bề mặt củ gừng là thấy ngay sự khác biệt. Gừng trong nước có củ nhỏ, da sần sùi, chia làm nhiều nhánh, nhiều đường vân, có bám đất xung quanh. Gừng Trung Quốc thường không dính đất, củ to, tròn, da trơn láng, mịn màng, thân mọng nước, ít đường vân, rất dễ bóc vỏ. Gừng ta có vị thơm đậm, cay nồng, gừng Trung Quốc không có mùi vị. Phần lõi gừng, gừng ta có nhiều xơ, đường vân tròn rõ nét. Lõi gừng Trung Quốc ít xơ, đường vân nhợt hơn.​
921155_IMG-4852-1369211545_500x0.jpg
Lõi gừng Trung Quốc (bên trái) mọng nước hơn gừng ta (phải). (Ảnh: Lê Phương)
921156_IMG-4843-1369211546_500x0.jpg
Lõi gừng Trung Quốc ít xơ, đường vân nhợt hơn. (Ảnh: Lê Phương)
921157_IMG-4856-1369211546_500x0.jpg
Gừng ta có phần lõi nhiều xơ, đường vân tròn rõ nét, thơm nồng đặc trưng. (Ảnh: Lê Phương)

Anh Hạnh, tiểu thương tại chợ Văn Thánh, quận Bình Thạnh, Tp. HCM cho biết mấy ngày nay, khi mua gừng người tiêu dùng thường gặng hỏi rất kỹ càng. "Gừng Việt nếu càng to, càng trơn láng, sạch sẽ thì càng khó bán vì nhiều chị em người e ngại là hàng Trung Quốc", tiểu thương này cho biết.

Tại chợ đầu mối Hóc Môn, mỗi tháng khoảng 185 tấn gừng Trung Quốc tiêu thụ ra thị trường, tức 6 tấn một ngày. Đại diện ban quản lý chợ cho biết gần đây lượng hàng tiêu thụ vẫn không giảm, hoạt động mua bán vẫn diễn ra bình thường. Nhiều thùng hàng tại chợ ghi rõ nguồn gốc xuất xứ là Sơn Đông, Trung Quốc - nơi phát hiện gừng sử dụng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép 3-6 lần.

Giá gừng Trung Quốc 20.000 đồng một kg, gừng Việt Nam rẻ hơn với khoảng 16.000 đồng mỗi kg. Sau thông tin gừng Trung Quốc độc, giá gừng ta tăng lên xấp xỉ hàng ngoại. Tiểu thương chợ đầu mối Hóc Môn cho biết khách mua gừng Trung Quốc đa phần là để chế biến, nấu nướng tại những nơi sử dụng số lượng nhiều như nhà hàng, quán ăn vì nó trơn láng, sạch sẽ, dễ lột vỏ, gột rửa.
Theo Lê Phương - Lệ Quyên
VnE
Megafun.vn
 

Admin

Nhân viên
User ID
1
Tham gia
26 Tháng sáu 2012
Bài viết
1,150
Điểm tương tác
8
Đồng
2,147,483,647
Nho Trung Quốc màu vỏ nhạt, có phấn trắng bên ngoài. Nho Mỹ thật trái to vừa phải, màu vỏ sậm hơn.

Ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, cho biết: Tình trạng nho Trung Quốc giả thành nho Mỹ là có thật.

Có hàng chục người bày bán loại nho này dưới nhãn nho Mỹ, tại Hậu Giang. Đa phần người bán từ nơi khác đến, giá nho Trung Quốc chỉ bằng một nửa giá bán nho Mỹ thật.

Theo ông Đức, có thể dễ dàng phân biệt nho Trung Quốc với nho Mỹ bằng mắt thường, kể cả bằng vị giác.

images769918_nho1.jpg
Nho Trung Quốc màu vỏ nhạt, có phấn trắng bên ngoài.​

Cụ thể, nho Trung Quốc có màu vỏ hơi nhạt, lớp phấn trắng bên ngoài, ăn có vị chua và nhiều hạt. Trong khi đó nho Mỹ thật trái to vừa phải, màu vỏ sậm hơn, ăn có vị ngọt đậm đà. Phần lớn nho Mỹ thật chỉ có 1-2 hạt trong trái, giá luôn bán ở mức cao hơn 100.000 đồng một kg.

Không chỉ xuất hiện ở Hậu Giang, nho Trung Quốc giả Mỹ hiện cũng được bán nhiều ở các tuyến đường thành phố Cần Thơ như Nguyễn Văn Linh, 3/2, Nguyễn Văn Cừ… Giá 20.000-40.000 đồng một kg, tùy loại lớn nhỏ. Nhiều người tiêu dùng đã ngộ nhận đây là nho Mỹ thật nên mua hàng.

Hiện các cơ quan chức năng đã lấy mẫu nho Trung Quốc giả Mỹ để giám định chất lượng. Tại Hậu Giang, theo ông Đức, dự kiến ngày 15/8 sẽ có kết quả kiểm định cụ thể chất lượng nho, dư lượng thuốc trừ sâu và hóa chất bảo quản cũng như nguồn gốc xuất xứ…
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom