Trong việc chăm sóc da hàng ngày, bạn có thể vô tình có những thói quen xấu. Dưới đây là những thói quen chăm sóc da tệ hại mà bạn cần tránh xa.
Tẩy tế bào chết và rửa mặt quá nhiều
Làm sạch da là bước cần thiết nhưng không vì thế mà bạn lạm dụng quy trình này. Rửa mặt tối đa 2 lần một ngày và tẩy tế bào chết 1 – 2 lần/tuần là vừa đủ để đảm bảo làn da bạn được sạch sẽ, thông thoáng.
Rửa mặt quá nhiều có thể làm da bạn bị khô, thiếu độ ẩm, mất đi những dưỡng chất cần thiết. Tẩy tế bào chết quá mức còn có thể khiến da bị dị ứng, mẩn đỏ. Tốt nhất, bạn nên chọn sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ, có chứa thành phần AHA để làm sạch da hiệu quả mà không gây kích ứng.
Dừng lại ở phần cằm
Bạn chăm sóc vùng da mặt với đầy đủ các quy trình từ rửa mặt, nước hoa hồng, dưỡng da… nhưng chỉ dừng lại ở phần cằm mà quên mất rằng những vùng da khác cũng cần được chăm sóc.
Vùng da cổ cũng nhạy cảm không kém gì da mặt. Đặc biệt, đây còn là nơi để lộ dấu hiệu tuổi tác rõ rệt nhất khi bạn bước qua độ tuổi 25.
Ngoài ra, dưỡng ẩm toàn thân cũng là một thói quen tốt bạn cần thiết lập và duy trì. Đừng chỉ chăm sóc “mặt tiền” mà quên mất những phần vô cùng quan trọng khác của cơ thể.
Cạo lông hay waxing sau khi ngâm mình trong bồn
Nếu bạn nghĩ rằng ngâm chân, tay trong nước sẽ khiến da mềm hơn, việc cạo lông hay waxing sẽ trở nên dễ dàng hơn thì bạn lầm rồi. Da khi bị ngâm trong nước sẽ trở nên nhăn nheo, dao cạo sẽ không thể tiếp xúc và lấy đi tận gốc sợi lông, khiến việc làm sạch lông không trọn vẹn. Lông sẽ nhanh chóng mọc lại và rậm rạp hơn.
Nặn mụn
Đây là thói quen xấu nhất ai cũng biết nhưng gần như… ai cũng mắc phải. Nếu bạn không dùng dụng cụ chuyên dụng thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào vùng da bị mụn gây viêm nhiễm nặng nề hơn, kéo dài tuổi thọ của mụn trứng cá.
Nếu tình trạng mụn nhẹ, bạn nên sử dụng các sản phẩm đặc trị với thành phần benzoyl peroxide để điều trị tại nhà. Nếu tình trạng nặng, bạn nên đến gặp các chuyên gia da liễu để có phương pháp điều trị thích hợp.
Không làm sạch dụng cụ trang điểm
Dù bạn có làm sạch da đến đâu cũng sẽ là vô ích nếu bạn không làm sạch dụng cụ trang điểm.
Dụng cụ trang điểm tiếp xúc trực tiếp với da hàng ngày và chúng tích trữ rất nhiều bụi bẩn. Bạn cần làm sạch sơ ngay sau khi sử dụng và có lịch làm sạch sâu hàng tuần để đảm bảo vệ sinh. Dụng cụ trang điểm bẩn là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng mụn, dị ứng và viêm da.
Tin cậy thành phần chống nắng ở sản phẩm trang điểm
Bạn chọn mua các sản phẩm trang điểm có chứa thành phần chống nắng và cho rằng như vậy là đã đủ, bạn không cần phải sử dụng thêm kem chống nắng nữa. Đây cũng là một suy nghĩ sai lầm mà bạn cần thay đổi. Ngay cả kem chống nắng chuyên dụng cũng không thể ngăn cản hoàn toàn tác động của ánh nắng mặt trời nếu bạn phải làm việc ngoài trời trong một thời gian dài.
Vì thế, hãy luôn chắc chắn rằng mình đã thoa kem chống nắng trước khi trang điểm, kể cả khi sản phẩm trang điểm của bạn có chứa thành phần chống nắng. Và đừng quên thoa kem cho cả vùng da cổ, ngực và tay nữa nhé.
Tẩy tế bào chết và rửa mặt quá nhiều
Làm sạch da là bước cần thiết nhưng không vì thế mà bạn lạm dụng quy trình này. Rửa mặt tối đa 2 lần một ngày và tẩy tế bào chết 1 – 2 lần/tuần là vừa đủ để đảm bảo làn da bạn được sạch sẽ, thông thoáng.
Rửa mặt quá nhiều có thể làm da bạn bị khô, thiếu độ ẩm, mất đi những dưỡng chất cần thiết. Tẩy tế bào chết quá mức còn có thể khiến da bị dị ứng, mẩn đỏ. Tốt nhất, bạn nên chọn sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ, có chứa thành phần AHA để làm sạch da hiệu quả mà không gây kích ứng.
Dừng lại ở phần cằm
Bạn chăm sóc vùng da mặt với đầy đủ các quy trình từ rửa mặt, nước hoa hồng, dưỡng da… nhưng chỉ dừng lại ở phần cằm mà quên mất rằng những vùng da khác cũng cần được chăm sóc.
Vùng da cổ cũng nhạy cảm không kém gì da mặt. Đặc biệt, đây còn là nơi để lộ dấu hiệu tuổi tác rõ rệt nhất khi bạn bước qua độ tuổi 25.
Ngoài ra, dưỡng ẩm toàn thân cũng là một thói quen tốt bạn cần thiết lập và duy trì. Đừng chỉ chăm sóc “mặt tiền” mà quên mất những phần vô cùng quan trọng khác của cơ thể.
http://1.bp.************/-ehKunu1EDj8/UjVxcpz5GMI/AAAAAAAAAes/NBy4xT28U4Q/s320/3ct.jpg
Cạo lông hay waxing sau khi ngâm mình trong bồn
Nếu bạn nghĩ rằng ngâm chân, tay trong nước sẽ khiến da mềm hơn, việc cạo lông hay waxing sẽ trở nên dễ dàng hơn thì bạn lầm rồi. Da khi bị ngâm trong nước sẽ trở nên nhăn nheo, dao cạo sẽ không thể tiếp xúc và lấy đi tận gốc sợi lông, khiến việc làm sạch lông không trọn vẹn. Lông sẽ nhanh chóng mọc lại và rậm rạp hơn.
Nặn mụn
Đây là thói quen xấu nhất ai cũng biết nhưng gần như… ai cũng mắc phải. Nếu bạn không dùng dụng cụ chuyên dụng thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào vùng da bị mụn gây viêm nhiễm nặng nề hơn, kéo dài tuổi thọ của mụn trứng cá.
Nếu tình trạng mụn nhẹ, bạn nên sử dụng các sản phẩm đặc trị với thành phần benzoyl peroxide để điều trị tại nhà. Nếu tình trạng nặng, bạn nên đến gặp các chuyên gia da liễu để có phương pháp điều trị thích hợp.
Không làm sạch dụng cụ trang điểm
Dù bạn có làm sạch da đến đâu cũng sẽ là vô ích nếu bạn không làm sạch dụng cụ trang điểm.
Dụng cụ trang điểm tiếp xúc trực tiếp với da hàng ngày và chúng tích trữ rất nhiều bụi bẩn. Bạn cần làm sạch sơ ngay sau khi sử dụng và có lịch làm sạch sâu hàng tuần để đảm bảo vệ sinh. Dụng cụ trang điểm bẩn là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng mụn, dị ứng và viêm da.
Tin cậy thành phần chống nắng ở sản phẩm trang điểm
Bạn chọn mua các sản phẩm trang điểm có chứa thành phần chống nắng và cho rằng như vậy là đã đủ, bạn không cần phải sử dụng thêm kem chống nắng nữa. Đây cũng là một suy nghĩ sai lầm mà bạn cần thay đổi. Ngay cả kem chống nắng chuyên dụng cũng không thể ngăn cản hoàn toàn tác động của ánh nắng mặt trời nếu bạn phải làm việc ngoài trời trong một thời gian dài.
Vì thế, hãy luôn chắc chắn rằng mình đã thoa kem chống nắng trước khi trang điểm, kể cả khi sản phẩm trang điểm của bạn có chứa thành phần chống nắng. Và đừng quên thoa kem cho cả vùng da cổ, ngực và tay nữa nhé.