➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
[h=2]Không biết chữ, không biết tên thật của chính mình, Đại Cathay đã bắt đầu cuộc đời tội lỗi bằng những nhát dao lạnh lùng và tàn nhẫn. Cuộc đời “đại ca của các đại ca” Sài Gòn đã bắt đầu bằng nỗi bất hạnh, và kết thúc bằng sự bí ẩn.[/h]
Trò chuyện với phóng viên, ông Chà Và Hương, một võ sư nổi tiếng tại TP.HCM kể: "Nếu còn sống bây giờ chắc Đại cũng khoảng hơn 70 tuổi, quê gốc ở miền Trung, nói giọng lơ lớ vùng Nghĩa Bình. Năm 1959, trong lần tổng động viên thu gom các đối tượng giang hồ của chính quyền chế độ cũ, tôi đã gặp Đại trong “trại tế bần” ở cầu Chữ Y, quận 8".
Lúc ấy, ông đã từng sống chung với Đại, ngày đi đánh đấm, đêm ngủ lề đường và được một chủ quán cơm tên Ba Chó cho ăn hằng ngày. Ông cho rằng, giữa giai đoạn xã hội nhiễu nhương thời trước năm 1970, Đại Cathay là kẻ duy nhất có thể đứng ra thống lĩnh giới giang hồ du đãng.
Trước khi Năm Cam trở thành ông trùm của thế giới ngầm, thì ở Sài Gòn giai đoạn trước 1975, tên tuổi lớn nhất trong giới giang hồ không ai khác ngoài Đại Cathay. Những câu chuyện cuộc đời của tay giang hồ nổi tiếng với sự liều lĩnh, máu mặt và uy quyền này được dân anh chị trước đây và sau này tôn lên thành huyền thoại.
Liều lĩnh từ thuở bé
Cho đến tận bây giờ, không còn ai được biết Đại là con ai, tên thật là gì. Đại Cathay cũng… không biết. Quá nhiều lần bị cảnh sát triệu tập hay bắt giữ, Đại tự khai cho mình hơn chục lai lịch khác nhau. Đại sinh năm 1940, tuổi con rồng. Mẹ của Đại thường được gọi là bà Sáu. Còn cha Đại tên là Lê Văn Cự, vốn cũng là một tay giang hồ ở khu vực chợ Cầu Muối. Khi Đại còn rất nhỏ, ông Cự tham gia kháng chiến, sau đó bỏ vào chiến khu rừng Sác đầu quân vào bộ đội Bình Xuyên của thủ lĩnh Dương Văn Dương.
Đại giống cha như tạc. Gã sống ở đường Đoàn Văn Bơ (quận 4, TP.HCM). Nhà nghèo, cha mẹ chỉ làm nghể chẻ củi thuê cho một vựa củi nằm bên kia Cầu Mống, Đại hiền lành, ít nói, dù khuôn mặt cực kỳ lạnh lùng nhưng tính tình thì vô cùng phóng khoáng. Đại từ nhỏ đã nổi tiếng là rất hào hiệp và lì đòn. Bản tính được kế thừa từ người cha ấy đã giúp Đại nhanh chóng được đám trẻ gần khu vực hắn sống ngưỡng mộ.
Cha bị bắt, bị đày ra Côn Đảo và chết. Mẹ lấy chồng khác, là một tay máu me cờ bạc lại nghiện nặng. Đại thường bị ông dượng hành hạ. Nhà nghèo và chán nản, Đại bỏ học, đi đánh giày, bán báo nuôi thân.
Hồi ấy, Đại làm ăn xung quanh khu vực cầu Công Lý. Tại đó có một rạp chiếu bóng tên là Cathay. Trước cửa rạp hát hay xảy ra những vụ đánh lộn giành khách. Đại lì lợm, luôn sẵn sàng tấn công bất kỳ đối thủ nào dù cho đó có là ai. Như một định mệnh, Đại luôn là kẻ chiến thắng, trở thành thủ lĩnh của đám trẻ du thủ du thực. Năm 1954, Đại 14 tuổi và bị “chết” cái tên Đại Cathay.
Trở thành một tay anh chị từ nhỏ, Đại giao cho đàn em đi đánh giày, bán báo rồi mang tiền về nộp vào cuối ngày. Mỗi buổi sáng, hàng chục thiếu niên cả trai lẫn gái tụ tập quanh Đại Cathay nhận công việc và địa bàn. Theo nhiều giai thoại kể lại, Đại rất hào phóng, chia hết tiền cho đàn em, chỉ giữ lại cho mình một khoản nhỏ, đủ cà phê, thuốc lá cho ngày hôm sau. Đàn em bị ế báo, bị mưa ướt thuốc lá, Đại không chửi bới, đánh đập như những tên chăn dắt khác mà còn lấy của đứa may mắn hơn để cho thêm.
Hình ảnh Đại Cathay thời trẻ
Tên tuổi của Đại Cathay nổi lên quá sớm khiến bót cảnh sát quận Nhì, thường được gọi là bót Dân Sinh, nổi tiếng dữ dằn, phải tống Đại Cathay vào trại tế bần hoặc Trại giáo hóa thiếu nhi phạm pháp ở Thủ Đức.
Thực chất, đây chỉ là nơi nuôi báo cô đám du thủ du thực, chờ chúng đủ tuổi là đẩy vào quân đội. Sau nửa tháng bị giam, nếu có người nhà bảo lãnh, đóng phạt, bọn tiểu yêu sẽ được cho ra. Nếu không, chúng sẽ bị nhốt lại, chờ đủ tuổi là tống vào đội quân lao công phục vụ chiến trường, làm bia đỡ đạn.
Hầu hết đám giang hồ Sài Gòn nổi tiếng sau này đều đã từng qua đủ các trại nói trên. Những lần đi trại, Đại Cathay đã làm quen với những Của Gia Định, Lâm Chín Ngón, Hắc Quảy Quảy… những chiến hữu đắc lực sau này trên chốn giang hồ. Mỗi lần vào trại rồi trốn ra, Đại Cathay càng liều lĩnh hơn, kinh nghiệm hơn. Đại lại hăng máu và lao đầu vào những trận thư hùng. Đánh nhau vốn là thứ năng khiếu nổi trội hơn cả ở Đại.
Năm 1955, Đại Cathay chuyển sang sinh sống ở khu vực Hãng phân Khánh Hội cạnh Nhà máy thuốc lá Bastos. Một lần nữa, sự lì đòn của Đại lại giành phần thắng. Toàn bộ đám nhóc du thủ du thực khu vực Khánh Hội, vốn có hạng trong nghề dao búa, đều bị Đại Cathay quy phục về dưới trướng.
Bắt đầu cuộc đời tội lỗi
Khi Đại Cathay còn là một cậu bé đánh giày thì toàn bộ khu vực Da Heo (gần cầu Ông Lãnh), đều do một tay giang hồ nổi tiếng là Tám Lâu cai quản. Nhiều lần chứng kiến thằng bé đánh giày dẫn quân đi giao chiến, Tám Lâu đâm ra thích Đại. Đi đến các nơi, Đại Cathay đều được Tám Lâu giới thiệu như một tay trẻ tuổi tài cao đầy hứa hẹn với đám giang hồ đàn anh.
Tuy vậy, Tám Lâu vẫn phải e ngại trước uy thế của anh em Bé Bún, một trùm giang hồ quận 4, đóng ở khu vực cạnh Hãng phân nơi Đại Cathay trú ngụ. Một lần tình cờ nghe đàn anh than thở, Đại Cathay đề xuất: “Anh để em cho thằng này đi viện!”. Tám Lâu gạt phắt khiến Đại tự ái. Lúc này đám đàn em của Đại cũng đã lớn, lại lăn lộn nhiều nên cũng khá dày dạn. Nghe lời Đại Cathay, đám này vác dao sang Bến Vân Đồn chém vài tay em của Bé Bún để khiêu khích.
Điên tiết, Bé Bún hô toàn bộ đàn em ồ ạt tấn công sang khu Da Heo hỏi tội Tám Lâu. Quân Bé Bún quá đông, khiến Tám Lâu và đám đàn em hoảng hốt bỏ chạy. Nhưng vừa chạy qua khỏi Cầu Ông Lãnh, băng Bé Bún đã ôm những cái đầu máu chạy ngược trở lại, la hét thảm thiết.
Cầu Ông Lãnh
Đại Cathay đã chỉ huy đàn em của mình bất ngờ “bật” lại băng Bé Bún. Dưới sự chỉ huy của Đại Cathay, đám giang hồ tân binh tả xung hữu đột lăn xả vào chém quân Bé Bún, đuổi thẳng sang cả bên kia cầu Ông Lãnh. Nói là làm, Đại Cathay đã cho Bé Bún mấy nhát dao và phải nằm viện thật, không dám bén mảng sang giành mối ở khu Da Heo nữa.
Sau trận hỗn chiến, Tám Lâu tuyên bố: Đại Cathay có toàn quyền xử lý các vụ việc trong khu Da Heo. Nhưng Đại không muốn thế, hắn chỉ nhận thu tiền bảo kê các sòng bài, ổ đề, ổ nghiện hút trong khu vực. Tiếp đó, Đại nhận bảo kê tất cả các ngành nghề kinh doanh lậu như: xưởng nấu xà phòng, lò mổ, lò rượu...
Kỳ 2: “Đệ nhất giang hồ”
Lăng nhu
Theo Bưu Điện Việt Nam
Trò chuyện với phóng viên, ông Chà Và Hương, một võ sư nổi tiếng tại TP.HCM kể: "Nếu còn sống bây giờ chắc Đại cũng khoảng hơn 70 tuổi, quê gốc ở miền Trung, nói giọng lơ lớ vùng Nghĩa Bình. Năm 1959, trong lần tổng động viên thu gom các đối tượng giang hồ của chính quyền chế độ cũ, tôi đã gặp Đại trong “trại tế bần” ở cầu Chữ Y, quận 8".
Lúc ấy, ông đã từng sống chung với Đại, ngày đi đánh đấm, đêm ngủ lề đường và được một chủ quán cơm tên Ba Chó cho ăn hằng ngày. Ông cho rằng, giữa giai đoạn xã hội nhiễu nhương thời trước năm 1970, Đại Cathay là kẻ duy nhất có thể đứng ra thống lĩnh giới giang hồ du đãng.
Trước khi Năm Cam trở thành ông trùm của thế giới ngầm, thì ở Sài Gòn giai đoạn trước 1975, tên tuổi lớn nhất trong giới giang hồ không ai khác ngoài Đại Cathay. Những câu chuyện cuộc đời của tay giang hồ nổi tiếng với sự liều lĩnh, máu mặt và uy quyền này được dân anh chị trước đây và sau này tôn lên thành huyền thoại.
Liều lĩnh từ thuở bé
Cho đến tận bây giờ, không còn ai được biết Đại là con ai, tên thật là gì. Đại Cathay cũng… không biết. Quá nhiều lần bị cảnh sát triệu tập hay bắt giữ, Đại tự khai cho mình hơn chục lai lịch khác nhau. Đại sinh năm 1940, tuổi con rồng. Mẹ của Đại thường được gọi là bà Sáu. Còn cha Đại tên là Lê Văn Cự, vốn cũng là một tay giang hồ ở khu vực chợ Cầu Muối. Khi Đại còn rất nhỏ, ông Cự tham gia kháng chiến, sau đó bỏ vào chiến khu rừng Sác đầu quân vào bộ đội Bình Xuyên của thủ lĩnh Dương Văn Dương.
Đại giống cha như tạc. Gã sống ở đường Đoàn Văn Bơ (quận 4, TP.HCM). Nhà nghèo, cha mẹ chỉ làm nghể chẻ củi thuê cho một vựa củi nằm bên kia Cầu Mống, Đại hiền lành, ít nói, dù khuôn mặt cực kỳ lạnh lùng nhưng tính tình thì vô cùng phóng khoáng. Đại từ nhỏ đã nổi tiếng là rất hào hiệp và lì đòn. Bản tính được kế thừa từ người cha ấy đã giúp Đại nhanh chóng được đám trẻ gần khu vực hắn sống ngưỡng mộ.
Cha bị bắt, bị đày ra Côn Đảo và chết. Mẹ lấy chồng khác, là một tay máu me cờ bạc lại nghiện nặng. Đại thường bị ông dượng hành hạ. Nhà nghèo và chán nản, Đại bỏ học, đi đánh giày, bán báo nuôi thân.
Hồi ấy, Đại làm ăn xung quanh khu vực cầu Công Lý. Tại đó có một rạp chiếu bóng tên là Cathay. Trước cửa rạp hát hay xảy ra những vụ đánh lộn giành khách. Đại lì lợm, luôn sẵn sàng tấn công bất kỳ đối thủ nào dù cho đó có là ai. Như một định mệnh, Đại luôn là kẻ chiến thắng, trở thành thủ lĩnh của đám trẻ du thủ du thực. Năm 1954, Đại 14 tuổi và bị “chết” cái tên Đại Cathay.
Trở thành một tay anh chị từ nhỏ, Đại giao cho đàn em đi đánh giày, bán báo rồi mang tiền về nộp vào cuối ngày. Mỗi buổi sáng, hàng chục thiếu niên cả trai lẫn gái tụ tập quanh Đại Cathay nhận công việc và địa bàn. Theo nhiều giai thoại kể lại, Đại rất hào phóng, chia hết tiền cho đàn em, chỉ giữ lại cho mình một khoản nhỏ, đủ cà phê, thuốc lá cho ngày hôm sau. Đàn em bị ế báo, bị mưa ướt thuốc lá, Đại không chửi bới, đánh đập như những tên chăn dắt khác mà còn lấy của đứa may mắn hơn để cho thêm.
Hình ảnh Đại Cathay thời trẻ
Tên tuổi của Đại Cathay nổi lên quá sớm khiến bót cảnh sát quận Nhì, thường được gọi là bót Dân Sinh, nổi tiếng dữ dằn, phải tống Đại Cathay vào trại tế bần hoặc Trại giáo hóa thiếu nhi phạm pháp ở Thủ Đức.
Thực chất, đây chỉ là nơi nuôi báo cô đám du thủ du thực, chờ chúng đủ tuổi là đẩy vào quân đội. Sau nửa tháng bị giam, nếu có người nhà bảo lãnh, đóng phạt, bọn tiểu yêu sẽ được cho ra. Nếu không, chúng sẽ bị nhốt lại, chờ đủ tuổi là tống vào đội quân lao công phục vụ chiến trường, làm bia đỡ đạn.
Hầu hết đám giang hồ Sài Gòn nổi tiếng sau này đều đã từng qua đủ các trại nói trên. Những lần đi trại, Đại Cathay đã làm quen với những Của Gia Định, Lâm Chín Ngón, Hắc Quảy Quảy… những chiến hữu đắc lực sau này trên chốn giang hồ. Mỗi lần vào trại rồi trốn ra, Đại Cathay càng liều lĩnh hơn, kinh nghiệm hơn. Đại lại hăng máu và lao đầu vào những trận thư hùng. Đánh nhau vốn là thứ năng khiếu nổi trội hơn cả ở Đại.
Năm 1955, Đại Cathay chuyển sang sinh sống ở khu vực Hãng phân Khánh Hội cạnh Nhà máy thuốc lá Bastos. Một lần nữa, sự lì đòn của Đại lại giành phần thắng. Toàn bộ đám nhóc du thủ du thực khu vực Khánh Hội, vốn có hạng trong nghề dao búa, đều bị Đại Cathay quy phục về dưới trướng.
Bắt đầu cuộc đời tội lỗi
Khi Đại Cathay còn là một cậu bé đánh giày thì toàn bộ khu vực Da Heo (gần cầu Ông Lãnh), đều do một tay giang hồ nổi tiếng là Tám Lâu cai quản. Nhiều lần chứng kiến thằng bé đánh giày dẫn quân đi giao chiến, Tám Lâu đâm ra thích Đại. Đi đến các nơi, Đại Cathay đều được Tám Lâu giới thiệu như một tay trẻ tuổi tài cao đầy hứa hẹn với đám giang hồ đàn anh.
Tuy vậy, Tám Lâu vẫn phải e ngại trước uy thế của anh em Bé Bún, một trùm giang hồ quận 4, đóng ở khu vực cạnh Hãng phân nơi Đại Cathay trú ngụ. Một lần tình cờ nghe đàn anh than thở, Đại Cathay đề xuất: “Anh để em cho thằng này đi viện!”. Tám Lâu gạt phắt khiến Đại tự ái. Lúc này đám đàn em của Đại cũng đã lớn, lại lăn lộn nhiều nên cũng khá dày dạn. Nghe lời Đại Cathay, đám này vác dao sang Bến Vân Đồn chém vài tay em của Bé Bún để khiêu khích.
Điên tiết, Bé Bún hô toàn bộ đàn em ồ ạt tấn công sang khu Da Heo hỏi tội Tám Lâu. Quân Bé Bún quá đông, khiến Tám Lâu và đám đàn em hoảng hốt bỏ chạy. Nhưng vừa chạy qua khỏi Cầu Ông Lãnh, băng Bé Bún đã ôm những cái đầu máu chạy ngược trở lại, la hét thảm thiết.
Cầu Ông Lãnh
Đại Cathay đã chỉ huy đàn em của mình bất ngờ “bật” lại băng Bé Bún. Dưới sự chỉ huy của Đại Cathay, đám giang hồ tân binh tả xung hữu đột lăn xả vào chém quân Bé Bún, đuổi thẳng sang cả bên kia cầu Ông Lãnh. Nói là làm, Đại Cathay đã cho Bé Bún mấy nhát dao và phải nằm viện thật, không dám bén mảng sang giành mối ở khu Da Heo nữa.
Sau trận hỗn chiến, Tám Lâu tuyên bố: Đại Cathay có toàn quyền xử lý các vụ việc trong khu Da Heo. Nhưng Đại không muốn thế, hắn chỉ nhận thu tiền bảo kê các sòng bài, ổ đề, ổ nghiện hút trong khu vực. Tiếp đó, Đại nhận bảo kê tất cả các ngành nghề kinh doanh lậu như: xưởng nấu xà phòng, lò mổ, lò rượu...
Kỳ 2: “Đệ nhất giang hồ”
Lăng nhu
Theo Bưu Điện Việt Nam