[h=1][/h] [h=2]Nhiều lần đấu súng với cảnh sát và vượt vòng vây, vượt ngục đã làm nên tên tuổi Điền Khắc Kim lừng lẫy giang hồ. Nhưng cuối đời hắn là một chuỗi bi kịch của một tên cướp lừng danh nhưng cô độc.[/h]
Theo ông N.H., một người làm báo từ trước năm 1975 mà chúng tôi đã nói ở bài trước thì: không phải là một tay dao búa sừng sỏ, không có đàn em, Điền Khắc Kim không được các tay anh chị Sài Gòn trước năm 1975 nể phục. Tuy nhiên, những phi vụ Điền Khắc Kim làm được thì luôn khiến tất cả các tay số má trong giới giang hồ phải gật gù.
Nhưng rồi, lừng lẫy đến mấy, “tướng cướp cô đơn” cũng sống mãi chuỗi ngày dài chui rúc và cái chết đã đến trong bất hạnh, lạnh lẽo.
Những vụ đào thoát siêu đẳng
"Hoặc là có cánh, hoặc là biết độn thổ mới thoát khỏi nơi này” – Lời nhận xét của những tay nằm ở khám Chí Hòa như thế chưa bao giờ là quá lời đối với kiến trúc và sự bảo vệ của trại giam này từ xưa đến nay. Lịch sử mới chỉ ghi nhận 2 trường hợp hi hữu khi tử tù đào thoát khỏi nhà giam này: một là của các chiến sĩ Cách Mạng vào thời điểm Nhật đảo chính Pháp, ngày 9/3/1945 và một là của Phước “tám ngón”, kẻ giết người máu lạnh đã 2 lần nhận án tử hình. Đối với Điền Khắc Kim, đó lại là một câu chuyện khác.
Gương mặt thư sinh của "tướng cướp cô đơn" Điền Khắc Kim
"Thời còn ở Chí Hòa, Điền Khắc Kim chỉ bị án 20 năm, không phải là tử tù nên việc giam giữ không thể cẩn mật như của Phước “tám ngón”. Sau cuộc đọ súng vào tháng 12/1971, Điền Khắc Kim bị bắn đứt ruột làm 3 đoạn nên hắn được ưu ái ở chung với các tù nhân có mức án thấp, hoặc sắp mãn hạn để làm các công việc nhẹ nhàng trong trại giam", ông N.H kể lại.
Đêm 23/4/1972, khoảng 200 phạm nhân đã được Kim xúi giục nổi loạn. Khi tiếng la hét, còi báo động và cả tiếng súng làm hỗn loạn, Kim đã trổ tài bằng cách thu gọn người, đu dưới gầm một chiếc xe Jeep của tay trung tá cai ngục, sau đó được tên này đưa ra ngoài một cách an toàn.
Vượt ngục Chí Hòa thành công, tên tuổi vai vế giang hồ của tên cướp “cô độc” này được nâng lên một bậc, có thể nói là sánh ngang với các đại ca giang hồ trước đó như: Đại “Cathay”, Huỳnh Tỳ, Bạch Hải Đường hay Tín Mã Nàm.
Lực lượng cảnh sát Sài gòn bất lực với "tướng cướp cô đơn" Điền Khắc Kim
Sau vụ việc nổi tiếng đột nhập vào dinh cơ của bà Fredetic J.Ca., cướp và đưa nữ chủ nhân vào khách sạn để giở trò đồi bại, Điền Khắc Kim bị truy đuổi gắt gao. Một cuộc đọ súng với lực lượng cảnh sát chế độ cũ đã tặng hắn một vết đạn vào bụng. Hắn tẩu thoát được, và bằng cái tên Lê Văn Minh, hắn chạy vào một bệnh viện để cấp cứu. Điền Khắc Kim bị bắt ngay trên giường bệnh khi vết thương còn chưa kịp lành. Rạng sáng 26/10/1971, Điền Khắc Kim phá còng sắt, trốn khỏi bệnh viện sau khi giữ chân tay cảnh sát bảo vệ giường bệnh của hắn bằng chính chiếc còng hắn vừa tháo ra.
Theo một người tù giấu tên từng ở chung trại Côn Đảo với Điền Khắc Kim, thì Kim đã từng kể lại vụ việc ấy bằng một giọng rất tự hào. Khi nằm chữa trị tại bệnh viện, bị còng tay vào thành giường, Kim buồn chán, cả ngày nằm ngủ. Gã cảnh sát canh Kim đã canh giữ cả ngày nên nửa đêm khuya gục xuống ngủ say như chết. Thấy thời cơ đến, Kim chỉ mất vài giây để mở khóa còng. Thoát còng, Kim định chuồn, nhưng thấy tay cảnh sát ngủ say quá, chợt nảy ý nghĩ còng tay hắn vô thành giường trước khi đi (!!!). Vụ bỏ trốn này được báo chí Sài Gòn thời ấy tung hê lên tận mây xanh.
Một góc Sài Gòn giai đoạn trước năm 1975
Sau lần vượt khỏi Chí Hòa, Điền Khắc Kim tiếp tục gây án và lại bị bắt. Hắn được đưa qua trại giam Gia Định và bị biệt giam tại đây. Vết thương ở bụng tái phát, khiến Kim rất yếu, nhưng viên chức trại giam vẫn luôn đề cao cảnh giác. Như thường lệ mỗi buổi trưa, hắn được đưa ra trước khu vực trung tâm để tắm nắng khoảng 15 phút. Lợi dụng sự bất cẩn của những người coi ngục, bằng một thao tác nhà nghề, Điền Khắc Kim mở khóa. Nhanh như một con sóc, hắn nhảy tót lên mái nhà, nhẹ nhàng di chuyển về phía trường học hướng ra chợ Bà Chiểu. Tưởng chừng cuộc đào tẩu sẽ diễn ra suôn sẻ, bất ngờ hắn bị phát hiện.
Khi nhân viên công lực bao vây khu vực hắn đang lẩn trốn, đột nhiên không hiểu từ đâu, trong tay hắn khi ấy lại xuất hiện 2 khẩu súng ngắn. Hắn bắn trả lực lượng truy đuổi khiến hai viên cai ngục bị thương rồi cũng chỉ chịu bó tay lúc hết đạn. Tất nhiên, sau khi bị bắt, Kim được đám cai ngục tặng cho một trận nhừ tử.
Khoảng tháng 3/1973, hắn được đưa ra nhà lao Côn Đảo cùng với nhiều tay giang hồ có máu mặt của Sài Gòn lúc bấy giờ cho đến ngày giải phóng. Sau 1975, Kim được đưa về cải tạo ở trại Vị Thanh, trong đất liền cùng với các giang hồ khét tiếng như Lâm “chín ngón”, Của “Gia Định”…
Như một thói quen cố hữu, kế hoạch vuợt ngục lại hình thành trong đầu tên “tướng cướp cô đơn”, Đêm khuya, mọi người ngủ say Kim và một tay đàn em thân tín kết nghĩa với nhau trong thời gian ở trại phá mái rồi ra ngoài. Cả hai men theo đường mòn, ra đến đường lộ, chúng thoải mái đón xe về Sài Gòn.
Phi vụ cuối cùng của “tướng cướp cô đơn”
Địa bàn mà Điền Khắc Kim hoạt động sau ngày giải phóng là khu vực chợ Dân Sinh (quận 1, TP.HCM). Dáng dấp thư sinh, ăn mặc bảnh bao như dân trí thức là vỏ bọc che đậy để hắn thuận tiện trong khi hành sự. Nhiều vụ cướp vũ trang táo bạo xảy ra giữa ban ngày, tên cướp ngạo mạn dùng súng uy hiếp nạn nhân lấy đi những tài sản có giá trị như xe máy , tiền vàng bạc... và không hề để lại dấu vết. Nạn nhân hầu hết là người nước ngoài và con cái của họ. Các phi vụ do tên cướp khét tiếng Điền Khắc Kim gây ra. Cuối năm 1978, Điền Khắc Kim lại bị bắt lần nữa.
Cùng với tay giang hồ lừng lẫy như: Huỳnh Tỳ (một trong “tứ đại thiên vương” - Đại - Tỳ - Cái - Thế), Điền Khắc Kim được đưa đi học tập cải tạo tại trại Tống Lê Chân, Bình Phước.
Trên thực tế, Điền Khắc Kim chưa bao giờ được các tay anh chị trong giới giang hồ nể nang dù thành tích của y thuộc loại “vô tiền khoáng hậu”. Những tay giang hồ này chê Kim không dám đâm chém, dưới trướng lại không có đệ tử, nên gọi hắn là “tướng cướp cô đơn”. Thời còn ở trại giam Gia Định, có lần sau khi xưng danh, Kim còn bị Lâm “chín ngón” dùng bút đâm cho một nhát trí mạng lên trán. Do đó, khi đến trại Tống Lê Chân, Kim thấy chẳng cần thiết phải xưng danh làm gì. Y cứ lủi thủi một mình, cắt tóc ngắn lại, có ai hỏi, y chỉ trả lời cộc lốc: "Tên là Minh, nhà ở Gò Vấp".
Đã có rất nhiều lần Kim muốn vượt trại Tống Lê Chân nhưng bất thành. Nhưng sau đó, Kim được chuyển tới nông trường cao su Dầu Tiếng, Tây Ninh và lại…trốn trại. Trở về Sài Gòn, tên “tướng cướp cô đơn” chẳng còn giữ được cái danh tiếng lừng lẫy thuở nào, hắn trở thành một tên trộm cắp vặt. Đầu tháng 4/1984, Kim thực hiện phi vụ ra tay với… một chiếc xe đạp hớ hênh ở quận 3, TP.HCM tại một cửa hàng sách cũ. Rồi hắn bị bắt ngay sau đó. Bị giam ít tháng, Kim đành phải về quận 8 sinh sống.
Điền Khắc Kim với mái tóc được cắt ngắn
Thế nhưng, cuối tháng 9/1985 hắn lại tiếp tục thực hiện một vụ cướp có súng ngay tại chân cầu chữ Y, như thường lệ, hắn liều lĩnh dùng súng bắn thẳng vào lực lượng công an TP.HCM. Súng kẹt đạn và tướng cướp cô đơn Điền Khắc Kim lại trở về mái nhà xưa: trại giam Chí Hòa.
Đoạn kết buồn
Tháng 11/1985, cơ quan công an TP.HCM khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Điền Khắc Kim về hành vi “cướp tài sản có vũ trang” và tạm giam tại Chí Hòa.
Trở lại nơi từng làm nên tên tuổi lẫy lừng, Điền Khắc Kim vẫn nuôi ý định lập lại kỳ tích trốn khỏi Chí Hòa thêm lần nữa. Nhưng Kim đã hết thời. Sức khỏe càng lúc càng cạn kiệt, vết thương cũ ở bụng tái phát kèm theo bệnh lao phổi trầm trọng khiến hắn gầy mòn, ốm yếu. Điền Khắc Kim đã nhận ra rằng: cả cuộc đời hắn chỉ là một hành trình tội lỗi, sai lầm. Hắn đã sống rất vô nghĩa. Ngày 27/11/1986, tại trại giam Chí Hòa, “tướng cướp cô đơn” Điền Khắc Kim đã trút hơi thở cuối cùng.
Em gái của Kim sau này trở thành nữ tướng cướp đường sông Tuyết ‘đen’ và cũng có một kết thúc rất đáng buồn. Cha của Điền Khắc Kim là lính chế độ cũ, hiền lành và bất hạnh vì có những đứa con không chịu nghe ông dạy bảo. Sau ngày giải phóng, ông đạp xe ba gác sống đời lương thiện cho đến khi mất.
Đau buồn cho Điền Khắc Kim, cho đến khi chết, hắn vẫn là người cô độc. Kim có cha mẹ, anh em, 2 người vợ và 7 người con nhưng không có ai đến để nhận xác. Xác của Kim được đưa về Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân) để hỏa táng. Gần 10 năm nương nhờ trong một ngôi chùa ở Bình Hưng Hòa, Kim mới được đem về thờ tại nhà ở con hẻm nhỏ ở quận Gò Vấp.
Điền Khắc Kim và 2 con trai
Khép lại một cuộc đời bí ẩn, Điền Khắc Kim đã chết theo một cách không thể nào tệ hại hơn. Đáng lẽ, cuộc đời của “tướng cướp cô đơn” này đã có thể bớt đen tối và nỗi cô độc nếu y chịu hướng thiện và dám từ bỏ con đường tội lỗi.
Lăng Nhu
Theo Bưu Điện Việt Nam
Theo ông N.H., một người làm báo từ trước năm 1975 mà chúng tôi đã nói ở bài trước thì: không phải là một tay dao búa sừng sỏ, không có đàn em, Điền Khắc Kim không được các tay anh chị Sài Gòn trước năm 1975 nể phục. Tuy nhiên, những phi vụ Điền Khắc Kim làm được thì luôn khiến tất cả các tay số má trong giới giang hồ phải gật gù.
Nhưng rồi, lừng lẫy đến mấy, “tướng cướp cô đơn” cũng sống mãi chuỗi ngày dài chui rúc và cái chết đã đến trong bất hạnh, lạnh lẽo.
Những vụ đào thoát siêu đẳng
"Hoặc là có cánh, hoặc là biết độn thổ mới thoát khỏi nơi này” – Lời nhận xét của những tay nằm ở khám Chí Hòa như thế chưa bao giờ là quá lời đối với kiến trúc và sự bảo vệ của trại giam này từ xưa đến nay. Lịch sử mới chỉ ghi nhận 2 trường hợp hi hữu khi tử tù đào thoát khỏi nhà giam này: một là của các chiến sĩ Cách Mạng vào thời điểm Nhật đảo chính Pháp, ngày 9/3/1945 và một là của Phước “tám ngón”, kẻ giết người máu lạnh đã 2 lần nhận án tử hình. Đối với Điền Khắc Kim, đó lại là một câu chuyện khác.
Gương mặt thư sinh của "tướng cướp cô đơn" Điền Khắc Kim
"Thời còn ở Chí Hòa, Điền Khắc Kim chỉ bị án 20 năm, không phải là tử tù nên việc giam giữ không thể cẩn mật như của Phước “tám ngón”. Sau cuộc đọ súng vào tháng 12/1971, Điền Khắc Kim bị bắn đứt ruột làm 3 đoạn nên hắn được ưu ái ở chung với các tù nhân có mức án thấp, hoặc sắp mãn hạn để làm các công việc nhẹ nhàng trong trại giam", ông N.H kể lại.
Đêm 23/4/1972, khoảng 200 phạm nhân đã được Kim xúi giục nổi loạn. Khi tiếng la hét, còi báo động và cả tiếng súng làm hỗn loạn, Kim đã trổ tài bằng cách thu gọn người, đu dưới gầm một chiếc xe Jeep của tay trung tá cai ngục, sau đó được tên này đưa ra ngoài một cách an toàn.
Vượt ngục Chí Hòa thành công, tên tuổi vai vế giang hồ của tên cướp “cô độc” này được nâng lên một bậc, có thể nói là sánh ngang với các đại ca giang hồ trước đó như: Đại “Cathay”, Huỳnh Tỳ, Bạch Hải Đường hay Tín Mã Nàm.
Lực lượng cảnh sát Sài gòn bất lực với "tướng cướp cô đơn" Điền Khắc Kim
Sau vụ việc nổi tiếng đột nhập vào dinh cơ của bà Fredetic J.Ca., cướp và đưa nữ chủ nhân vào khách sạn để giở trò đồi bại, Điền Khắc Kim bị truy đuổi gắt gao. Một cuộc đọ súng với lực lượng cảnh sát chế độ cũ đã tặng hắn một vết đạn vào bụng. Hắn tẩu thoát được, và bằng cái tên Lê Văn Minh, hắn chạy vào một bệnh viện để cấp cứu. Điền Khắc Kim bị bắt ngay trên giường bệnh khi vết thương còn chưa kịp lành. Rạng sáng 26/10/1971, Điền Khắc Kim phá còng sắt, trốn khỏi bệnh viện sau khi giữ chân tay cảnh sát bảo vệ giường bệnh của hắn bằng chính chiếc còng hắn vừa tháo ra.
Theo một người tù giấu tên từng ở chung trại Côn Đảo với Điền Khắc Kim, thì Kim đã từng kể lại vụ việc ấy bằng một giọng rất tự hào. Khi nằm chữa trị tại bệnh viện, bị còng tay vào thành giường, Kim buồn chán, cả ngày nằm ngủ. Gã cảnh sát canh Kim đã canh giữ cả ngày nên nửa đêm khuya gục xuống ngủ say như chết. Thấy thời cơ đến, Kim chỉ mất vài giây để mở khóa còng. Thoát còng, Kim định chuồn, nhưng thấy tay cảnh sát ngủ say quá, chợt nảy ý nghĩ còng tay hắn vô thành giường trước khi đi (!!!). Vụ bỏ trốn này được báo chí Sài Gòn thời ấy tung hê lên tận mây xanh.
Một góc Sài Gòn giai đoạn trước năm 1975
Sau lần vượt khỏi Chí Hòa, Điền Khắc Kim tiếp tục gây án và lại bị bắt. Hắn được đưa qua trại giam Gia Định và bị biệt giam tại đây. Vết thương ở bụng tái phát, khiến Kim rất yếu, nhưng viên chức trại giam vẫn luôn đề cao cảnh giác. Như thường lệ mỗi buổi trưa, hắn được đưa ra trước khu vực trung tâm để tắm nắng khoảng 15 phút. Lợi dụng sự bất cẩn của những người coi ngục, bằng một thao tác nhà nghề, Điền Khắc Kim mở khóa. Nhanh như một con sóc, hắn nhảy tót lên mái nhà, nhẹ nhàng di chuyển về phía trường học hướng ra chợ Bà Chiểu. Tưởng chừng cuộc đào tẩu sẽ diễn ra suôn sẻ, bất ngờ hắn bị phát hiện.
Khi nhân viên công lực bao vây khu vực hắn đang lẩn trốn, đột nhiên không hiểu từ đâu, trong tay hắn khi ấy lại xuất hiện 2 khẩu súng ngắn. Hắn bắn trả lực lượng truy đuổi khiến hai viên cai ngục bị thương rồi cũng chỉ chịu bó tay lúc hết đạn. Tất nhiên, sau khi bị bắt, Kim được đám cai ngục tặng cho một trận nhừ tử.
Khoảng tháng 3/1973, hắn được đưa ra nhà lao Côn Đảo cùng với nhiều tay giang hồ có máu mặt của Sài Gòn lúc bấy giờ cho đến ngày giải phóng. Sau 1975, Kim được đưa về cải tạo ở trại Vị Thanh, trong đất liền cùng với các giang hồ khét tiếng như Lâm “chín ngón”, Của “Gia Định”…
Như một thói quen cố hữu, kế hoạch vuợt ngục lại hình thành trong đầu tên “tướng cướp cô đơn”, Đêm khuya, mọi người ngủ say Kim và một tay đàn em thân tín kết nghĩa với nhau trong thời gian ở trại phá mái rồi ra ngoài. Cả hai men theo đường mòn, ra đến đường lộ, chúng thoải mái đón xe về Sài Gòn.
Phi vụ cuối cùng của “tướng cướp cô đơn”
Địa bàn mà Điền Khắc Kim hoạt động sau ngày giải phóng là khu vực chợ Dân Sinh (quận 1, TP.HCM). Dáng dấp thư sinh, ăn mặc bảnh bao như dân trí thức là vỏ bọc che đậy để hắn thuận tiện trong khi hành sự. Nhiều vụ cướp vũ trang táo bạo xảy ra giữa ban ngày, tên cướp ngạo mạn dùng súng uy hiếp nạn nhân lấy đi những tài sản có giá trị như xe máy , tiền vàng bạc... và không hề để lại dấu vết. Nạn nhân hầu hết là người nước ngoài và con cái của họ. Các phi vụ do tên cướp khét tiếng Điền Khắc Kim gây ra. Cuối năm 1978, Điền Khắc Kim lại bị bắt lần nữa.
Cùng với tay giang hồ lừng lẫy như: Huỳnh Tỳ (một trong “tứ đại thiên vương” - Đại - Tỳ - Cái - Thế), Điền Khắc Kim được đưa đi học tập cải tạo tại trại Tống Lê Chân, Bình Phước.
Trên thực tế, Điền Khắc Kim chưa bao giờ được các tay anh chị trong giới giang hồ nể nang dù thành tích của y thuộc loại “vô tiền khoáng hậu”. Những tay giang hồ này chê Kim không dám đâm chém, dưới trướng lại không có đệ tử, nên gọi hắn là “tướng cướp cô đơn”. Thời còn ở trại giam Gia Định, có lần sau khi xưng danh, Kim còn bị Lâm “chín ngón” dùng bút đâm cho một nhát trí mạng lên trán. Do đó, khi đến trại Tống Lê Chân, Kim thấy chẳng cần thiết phải xưng danh làm gì. Y cứ lủi thủi một mình, cắt tóc ngắn lại, có ai hỏi, y chỉ trả lời cộc lốc: "Tên là Minh, nhà ở Gò Vấp".
Đã có rất nhiều lần Kim muốn vượt trại Tống Lê Chân nhưng bất thành. Nhưng sau đó, Kim được chuyển tới nông trường cao su Dầu Tiếng, Tây Ninh và lại…trốn trại. Trở về Sài Gòn, tên “tướng cướp cô đơn” chẳng còn giữ được cái danh tiếng lừng lẫy thuở nào, hắn trở thành một tên trộm cắp vặt. Đầu tháng 4/1984, Kim thực hiện phi vụ ra tay với… một chiếc xe đạp hớ hênh ở quận 3, TP.HCM tại một cửa hàng sách cũ. Rồi hắn bị bắt ngay sau đó. Bị giam ít tháng, Kim đành phải về quận 8 sinh sống.
Điền Khắc Kim với mái tóc được cắt ngắn
Thế nhưng, cuối tháng 9/1985 hắn lại tiếp tục thực hiện một vụ cướp có súng ngay tại chân cầu chữ Y, như thường lệ, hắn liều lĩnh dùng súng bắn thẳng vào lực lượng công an TP.HCM. Súng kẹt đạn và tướng cướp cô đơn Điền Khắc Kim lại trở về mái nhà xưa: trại giam Chí Hòa.
Đoạn kết buồn
Tháng 11/1985, cơ quan công an TP.HCM khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Điền Khắc Kim về hành vi “cướp tài sản có vũ trang” và tạm giam tại Chí Hòa.
Trở lại nơi từng làm nên tên tuổi lẫy lừng, Điền Khắc Kim vẫn nuôi ý định lập lại kỳ tích trốn khỏi Chí Hòa thêm lần nữa. Nhưng Kim đã hết thời. Sức khỏe càng lúc càng cạn kiệt, vết thương cũ ở bụng tái phát kèm theo bệnh lao phổi trầm trọng khiến hắn gầy mòn, ốm yếu. Điền Khắc Kim đã nhận ra rằng: cả cuộc đời hắn chỉ là một hành trình tội lỗi, sai lầm. Hắn đã sống rất vô nghĩa. Ngày 27/11/1986, tại trại giam Chí Hòa, “tướng cướp cô đơn” Điền Khắc Kim đã trút hơi thở cuối cùng.
Em gái của Kim sau này trở thành nữ tướng cướp đường sông Tuyết ‘đen’ và cũng có một kết thúc rất đáng buồn. Cha của Điền Khắc Kim là lính chế độ cũ, hiền lành và bất hạnh vì có những đứa con không chịu nghe ông dạy bảo. Sau ngày giải phóng, ông đạp xe ba gác sống đời lương thiện cho đến khi mất.
Đau buồn cho Điền Khắc Kim, cho đến khi chết, hắn vẫn là người cô độc. Kim có cha mẹ, anh em, 2 người vợ và 7 người con nhưng không có ai đến để nhận xác. Xác của Kim được đưa về Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân) để hỏa táng. Gần 10 năm nương nhờ trong một ngôi chùa ở Bình Hưng Hòa, Kim mới được đem về thờ tại nhà ở con hẻm nhỏ ở quận Gò Vấp.
Điền Khắc Kim và 2 con trai
Khép lại một cuộc đời bí ẩn, Điền Khắc Kim đã chết theo một cách không thể nào tệ hại hơn. Đáng lẽ, cuộc đời của “tướng cướp cô đơn” này đã có thể bớt đen tối và nỗi cô độc nếu y chịu hướng thiện và dám từ bỏ con đường tội lỗi.
Lăng Nhu
Theo Bưu Điện Việt Nam