Hiện nay, tình trạng “loạn” chụp Xquang, chụp cắt lớp diễn ra khá phổ biến không chỉ tại các phòng khám tư mà còn ở một số bệnh viện. Tuy vậy, đối với không ít người bệnh, chuyện mỗi nơi đưa kết quả một kiểu đã khiến họ lâm vào cảnh khốn khổ.
Mất ngủ vì u hão
Bà Phan Thị Hạnh, 80 tuổi, ở phường Liễu Giai, quận Ba Đình không giấu nổi bực bội khi kể về chuyện đi khám bệnh tuần trước: “Mấy hôm trước do hơi khó thở nên tôi đã đến một phòng khám để kiểm tra sức khỏe. Sau khi hỏi han vài câu, bác sĩ chỉ định tôi đi làm một loạt các xét nghiệm máu, điện tâm đồ và chụp Xquang. Sau khi xem kết quả chụp, bác sĩ cho biết tôi có một khối u ở phổi.
Nghe xong tôi rụng rời chân tay, tinh thần suy sụp, mất ăn mất ngủ mấy đêm liền, sinh hoạt đảo lộn. Các con tôi cũng lo lắng không kém. Sau đó, tôi đến bệnh viện Phổi Trung ương để kiểm tra lại. Sau khi mất hơn 1 triệu đồng cùng gần 1 ngày chờ đợi ở bệnh viện để chụp CT và chụp Xquang, tôi thở phào nhẹ nhõm khi đọc kết quả cuối cùng: “Khí phế quản gốc hai bên thông thoáng, không thấy hạch lớn trung thất và rốn phổi hai bên; thành ngực, tim, màng tim, màng phổi hai bên không thấy bất thường”. Để tôi yên tâm, bác sĩ căn dặn: “Không phát hiện thấy u ở phổi. Bác cứ về ăn uống nghỉ ngơi, đi lại bình thường”".
Còn với anh Hoàng Anh - nhân viên ngân hàng tại quận Đống Đa, Hà Nội, mỗi khi nhắc đến kết quả kiểm tra sức khỏe tổng thể tháng trước khiến anh vừa bực vừa buồn cười. Sau khi thử máu, thử nước tiểu, siêu âm và chụp Xquang tại phòng khám trên đường Giải Phóng, anh Hoàng Anh không đợi lấy kết quả ngay mà ghi lại địa chỉ cơ quan để nhân viên phòng khám gửi kết quả rồi quay về làm việc.
Sáng hôm sau, anh Hoàng Anh rất băn khoăn khi thấy mọi người trong phòng cứ nhìn anh tủm tỉm. Không những thế, cô bạn đồng nghiệp trong phòng còn bóng gió: “Thảo nào đến giờ này vẫn chưa chịu lấy vợ. Lộ bí mật rồi nhé”. Thì ra trong kết quả do phòng khám gửi, ngoài phần ghi “Chức năng tim, phổi bình thường” còn có thêm dòng “tử cung và hai phần phụ vẫn hoạt động tốt”. Quá hoảng, anh Hoàng Anh đến phòng khám để “hỏi cho ra nhẽ”. Trước sự bực bội của anh, cô nhân viên phòng khám vừa xoa dịu vừa bịt miệng cười: “Em xin lỗi, đọc tên anh em tưởng là nữ nên vào máy nhầm kết quả của người khác. Để em chỉnh lại”. Đến nước này, anh Hoàng Anh chỉ biết thở dài.
Cứ đi khám là phải chụp
Với quan niệm “có bệnh vái tứ phương” nên hầu hết bệnh nhân khi đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh đều nghe lời bác sĩ răm rắp. Thậm chí khi bệnh nhân thắc mắc “vì sao phải chụp” thì chỉ nhận được câu hỏi lạnh lùng “ở đây ai là bác sĩ”? Nắm được điều này, một số bệnh viện đã tận dụng “triệt để” các kỹ thuật áp dụng trên người bệnh để móc túi bệnh nhân và quỹ BHYT.
Có thể kể đến một số dịch vụ bị lạm dụng nhiều nhất với giá khá cao như cộng hưởng từ (MRI), CT scaner, siêu âm, doppler, điện tâm đồ… Thậm chí, việc chỉ định chụp MRI được coi như quy trình khám và chẩn đoán bệnh không chỉ tại khoa ngoại, khoa nội mà còn được chỉ định ở các khoa hầu như không liên quan gì như phục hồi chức năng, Đông y…
Chụp X-quang, cắt lớp đang bị lạm dụng quá đà. (Ảnh minh họa)
Không những thế, một số phòng khám tư, bệnh viện còn thực hiện chồng chéo các dịch vụ không cần thiết như chụp Xquang nhiều tư thế/siêu âm - doppler/CT/MRI, đã chụp Xquang nhưng vẫn cho chụp CT hoặc MRI hoặc ngược lại, vừa siêu âm vừa cho chụp CT ổ bụng… dù kết quả của các dịch vụ này không có gì khác biệt, không có tác dụng nhiều trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh. Điều đáng nói là đối với các bệnh nhân có thẻ BHYT thường được chỉ định chụp nhiều hơn do phí dịch vụ lấy từ quỹ BHYT.
Cho dù với bất cứ lý do nào, hễ bệnh nhân kêu bị ho, khan giọng sẽ được chỉ định đi... nội soi họng, đau đầu là chụp CT sọ não, khó thở là chụp CT, Xquang phổi, đi điện tim, điện não đồ, đau bụng là... siêu âm, chụp CT ổ bụng. Thậm chí có những trường hợp bệnh nhân bị tai nạn khi vừa được đưa tới phòng khám, bác sĩ chỉ nhìn qua là chỉ định chụp CT scan não ngay dù phí chụp lên tới gần 1 triệu đồng/1 lần chụp.
Nhiều trường hợp không cần chụp Xquang, bác sĩ điều trị vẫn có thể chẩn đoán được bệnh nhưng do để có thêm thu nhập từ các phòng khám, họ sẵn sàng yêu cầu bệnh nhân đi chụp rồi mới đọc kết quả. Chưa kể đến việc nếu bệnh nhân đã làm xét nghiệm, chụp chiếu ở nơi này, nhưng khi đến bệnh viện khác khám và điều trị vẫn phải “khám lại từ đầu”.
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Hiếu - bệnh viện E: “Việc các bác sĩ chưa thăm khám kỹ càng cho bệnh nhân đã chỉ định cho họ đi chụp Xquang, chụp CT hoặc không cần đến chẩn đoán hình ảnh mới xác định được bệnh nhưng vẫn chỉ định bệnh nhân thực hiện là hành vi thiếu y đức. Mặc dù hầu hết các máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh mới hiện nay được thiết kế tương đối an toàn cho bệnh nhân, chẩn đoán tương đối chính xác tình trạng bệnh, song với máy chụp Xquang thế hệ cũ có thể có những tác hại nhất định.
Thời gian gần đây, việc lạm dụng chụp CT 64 lớp cắt để chẩn đoán ung thư hoặc cho chụp toàn thân để tầm soát bệnh có chiều hướng gia tăng, được nhiều người dân chọn lựa. Tuy vậy kết quả của việc chụp CT 64 không thể chẩn đoán ung thư mà để có kết quả xác thực phải dùng kỹ thuật chẩn đoán sinh học phân tử và một số kỹ thuật khác. Việc chụp CT toàn thân thường được chỉ định để chẩn đoán đa chấn thương, hoặc với bệnh nhân có bệnh lý toàn thân như ung thư hạch, ung thư gan...
(Còn nữa)
Mất ngủ vì u hão
Bà Phan Thị Hạnh, 80 tuổi, ở phường Liễu Giai, quận Ba Đình không giấu nổi bực bội khi kể về chuyện đi khám bệnh tuần trước: “Mấy hôm trước do hơi khó thở nên tôi đã đến một phòng khám để kiểm tra sức khỏe. Sau khi hỏi han vài câu, bác sĩ chỉ định tôi đi làm một loạt các xét nghiệm máu, điện tâm đồ và chụp Xquang. Sau khi xem kết quả chụp, bác sĩ cho biết tôi có một khối u ở phổi.
Nghe xong tôi rụng rời chân tay, tinh thần suy sụp, mất ăn mất ngủ mấy đêm liền, sinh hoạt đảo lộn. Các con tôi cũng lo lắng không kém. Sau đó, tôi đến bệnh viện Phổi Trung ương để kiểm tra lại. Sau khi mất hơn 1 triệu đồng cùng gần 1 ngày chờ đợi ở bệnh viện để chụp CT và chụp Xquang, tôi thở phào nhẹ nhõm khi đọc kết quả cuối cùng: “Khí phế quản gốc hai bên thông thoáng, không thấy hạch lớn trung thất và rốn phổi hai bên; thành ngực, tim, màng tim, màng phổi hai bên không thấy bất thường”. Để tôi yên tâm, bác sĩ căn dặn: “Không phát hiện thấy u ở phổi. Bác cứ về ăn uống nghỉ ngơi, đi lại bình thường”".
Còn với anh Hoàng Anh - nhân viên ngân hàng tại quận Đống Đa, Hà Nội, mỗi khi nhắc đến kết quả kiểm tra sức khỏe tổng thể tháng trước khiến anh vừa bực vừa buồn cười. Sau khi thử máu, thử nước tiểu, siêu âm và chụp Xquang tại phòng khám trên đường Giải Phóng, anh Hoàng Anh không đợi lấy kết quả ngay mà ghi lại địa chỉ cơ quan để nhân viên phòng khám gửi kết quả rồi quay về làm việc.
Sáng hôm sau, anh Hoàng Anh rất băn khoăn khi thấy mọi người trong phòng cứ nhìn anh tủm tỉm. Không những thế, cô bạn đồng nghiệp trong phòng còn bóng gió: “Thảo nào đến giờ này vẫn chưa chịu lấy vợ. Lộ bí mật rồi nhé”. Thì ra trong kết quả do phòng khám gửi, ngoài phần ghi “Chức năng tim, phổi bình thường” còn có thêm dòng “tử cung và hai phần phụ vẫn hoạt động tốt”. Quá hoảng, anh Hoàng Anh đến phòng khám để “hỏi cho ra nhẽ”. Trước sự bực bội của anh, cô nhân viên phòng khám vừa xoa dịu vừa bịt miệng cười: “Em xin lỗi, đọc tên anh em tưởng là nữ nên vào máy nhầm kết quả của người khác. Để em chỉnh lại”. Đến nước này, anh Hoàng Anh chỉ biết thở dài.
Cứ đi khám là phải chụp
Với quan niệm “có bệnh vái tứ phương” nên hầu hết bệnh nhân khi đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh đều nghe lời bác sĩ răm rắp. Thậm chí khi bệnh nhân thắc mắc “vì sao phải chụp” thì chỉ nhận được câu hỏi lạnh lùng “ở đây ai là bác sĩ”? Nắm được điều này, một số bệnh viện đã tận dụng “triệt để” các kỹ thuật áp dụng trên người bệnh để móc túi bệnh nhân và quỹ BHYT.
Có thể kể đến một số dịch vụ bị lạm dụng nhiều nhất với giá khá cao như cộng hưởng từ (MRI), CT scaner, siêu âm, doppler, điện tâm đồ… Thậm chí, việc chỉ định chụp MRI được coi như quy trình khám và chẩn đoán bệnh không chỉ tại khoa ngoại, khoa nội mà còn được chỉ định ở các khoa hầu như không liên quan gì như phục hồi chức năng, Đông y…
Chụp X-quang, cắt lớp đang bị lạm dụng quá đà. (Ảnh minh họa)
Không những thế, một số phòng khám tư, bệnh viện còn thực hiện chồng chéo các dịch vụ không cần thiết như chụp Xquang nhiều tư thế/siêu âm - doppler/CT/MRI, đã chụp Xquang nhưng vẫn cho chụp CT hoặc MRI hoặc ngược lại, vừa siêu âm vừa cho chụp CT ổ bụng… dù kết quả của các dịch vụ này không có gì khác biệt, không có tác dụng nhiều trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh. Điều đáng nói là đối với các bệnh nhân có thẻ BHYT thường được chỉ định chụp nhiều hơn do phí dịch vụ lấy từ quỹ BHYT.
Cho dù với bất cứ lý do nào, hễ bệnh nhân kêu bị ho, khan giọng sẽ được chỉ định đi... nội soi họng, đau đầu là chụp CT sọ não, khó thở là chụp CT, Xquang phổi, đi điện tim, điện não đồ, đau bụng là... siêu âm, chụp CT ổ bụng. Thậm chí có những trường hợp bệnh nhân bị tai nạn khi vừa được đưa tới phòng khám, bác sĩ chỉ nhìn qua là chỉ định chụp CT scan não ngay dù phí chụp lên tới gần 1 triệu đồng/1 lần chụp.
Nhiều trường hợp không cần chụp Xquang, bác sĩ điều trị vẫn có thể chẩn đoán được bệnh nhưng do để có thêm thu nhập từ các phòng khám, họ sẵn sàng yêu cầu bệnh nhân đi chụp rồi mới đọc kết quả. Chưa kể đến việc nếu bệnh nhân đã làm xét nghiệm, chụp chiếu ở nơi này, nhưng khi đến bệnh viện khác khám và điều trị vẫn phải “khám lại từ đầu”.
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Hiếu - bệnh viện E: “Việc các bác sĩ chưa thăm khám kỹ càng cho bệnh nhân đã chỉ định cho họ đi chụp Xquang, chụp CT hoặc không cần đến chẩn đoán hình ảnh mới xác định được bệnh nhưng vẫn chỉ định bệnh nhân thực hiện là hành vi thiếu y đức. Mặc dù hầu hết các máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh mới hiện nay được thiết kế tương đối an toàn cho bệnh nhân, chẩn đoán tương đối chính xác tình trạng bệnh, song với máy chụp Xquang thế hệ cũ có thể có những tác hại nhất định.
Thời gian gần đây, việc lạm dụng chụp CT 64 lớp cắt để chẩn đoán ung thư hoặc cho chụp toàn thân để tầm soát bệnh có chiều hướng gia tăng, được nhiều người dân chọn lựa. Tuy vậy kết quả của việc chụp CT 64 không thể chẩn đoán ung thư mà để có kết quả xác thực phải dùng kỹ thuật chẩn đoán sinh học phân tử và một số kỹ thuật khác. Việc chụp CT toàn thân thường được chỉ định để chẩn đoán đa chấn thương, hoặc với bệnh nhân có bệnh lý toàn thân như ung thư hạch, ung thư gan...
(Còn nữa)
Theo Huệ Linh
ANTĐ
ANTĐ