[h=1][/h]
Trứng vịt lộn đã được coi là một món ngon, vị thuốc bổ, để tạo nên công dụng này phải có gia vị là rau răm và gừng tươi thái chỉ, ăn với trứng vịt lộn vừa luộc xong còn nóng, chấm với chút muối rang hay bột canh cho vừa miệng.
Trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng. Rau răm có tác dụng trừ hàn, tiêu thực, sáng mắt, sát trùng, mạnh chân gối, ấm bụng, chống đầy bụng khó tiêu…
Ảnh minh họa
Gừng tươi có tác dụng kích thích tiêu hóa, mạnh tim, giải độc thức ăn, chống suy giảm tình dục… Theo quan niệm của y học cổ truyền, món trứng vịt lộn ăn cùng gia vị là một bài thuốc, dùng chữa các chứng thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý…
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong một quả trứng vịt lộn có 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipid, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Ngoài ra, còn có nhiều vitamin A, một số ít sắt, glucid, vitamin B1 và C…
Tuy nhiên việc sử dụng nhất thiết phải đúng liều lượng và đúng cách thì mới đem lại hiệu quả.
Ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày và ăn liên tục có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… và tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút (gout).
Mặt khác, ăn nhiều rau răm sống sẽ sinh nóng rét, giảm khả năng tình dục ở nam giới.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rau răm chứa một số tinh dầu và vài chất ức chế dục tính. Phụ nữ trong giai đoạn kinh kỳ ăn nhiều rau răm sống dễ sinh rong huyết. Phụ nữ đang mang thai cũng không nên ăn nhiều rau răm vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Số lượng trứng vịt lộn sử dụng hợp lý nhất: trẻ em: chỉ nên ăn tối đa một quả/ngày; người lớn: ăn tối đa hai quả/ngày. Khi ăn nên kèm gia vị. Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi.
Nên ăn vào buổi sáng sớm có kèm món ăn bổ sung. Một liệu trình tối thiểu 15 ngày. Với trường hợp người lớn muốn bồi bổ sức khỏe tối đa nên dùng khoảng 60-90 ngày.
Tuy nhiên, trong thời gian bồi dưỡng bằng trứng vịt lộn, cần kết hợp ăn uống đủ chất (nhất là rau, quả tươi sạch) làm việc, học tập đều có tiến bộ. Bỏ hẳn thuốc lá, thuốc lào, hạn chế bia rượu.
Thường xuyên tập luyện thể dục vừa sức.
Trường hợp sử dụng món trứng vịt lộn để cải thiện sức khoẻ lâu dài, cần hạn chế ăn các loại gan gia súc, gia cầm… hoặc uống thuốc có sinh tố A hàm lượng trên 1.000UI. Trứng vịt lộn trước khi sử dụng phải được rửa sạch, luộc chín.
Trứng vịt lộn đã được coi là một món ngon, vị thuốc bổ, để tạo nên công dụng này phải có gia vị là rau răm và gừng tươi thái chỉ, ăn với trứng vịt lộn vừa luộc xong còn nóng, chấm với chút muối rang hay bột canh cho vừa miệng.
Trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng. Rau răm có tác dụng trừ hàn, tiêu thực, sáng mắt, sát trùng, mạnh chân gối, ấm bụng, chống đầy bụng khó tiêu…
Ảnh minh họa
Gừng tươi có tác dụng kích thích tiêu hóa, mạnh tim, giải độc thức ăn, chống suy giảm tình dục… Theo quan niệm của y học cổ truyền, món trứng vịt lộn ăn cùng gia vị là một bài thuốc, dùng chữa các chứng thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý…
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong một quả trứng vịt lộn có 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipid, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Ngoài ra, còn có nhiều vitamin A, một số ít sắt, glucid, vitamin B1 và C…
Tuy nhiên việc sử dụng nhất thiết phải đúng liều lượng và đúng cách thì mới đem lại hiệu quả.
Ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày và ăn liên tục có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… và tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút (gout).
Mặt khác, ăn nhiều rau răm sống sẽ sinh nóng rét, giảm khả năng tình dục ở nam giới.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rau răm chứa một số tinh dầu và vài chất ức chế dục tính. Phụ nữ trong giai đoạn kinh kỳ ăn nhiều rau răm sống dễ sinh rong huyết. Phụ nữ đang mang thai cũng không nên ăn nhiều rau răm vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Số lượng trứng vịt lộn sử dụng hợp lý nhất: trẻ em: chỉ nên ăn tối đa một quả/ngày; người lớn: ăn tối đa hai quả/ngày. Khi ăn nên kèm gia vị. Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi.
Nên ăn vào buổi sáng sớm có kèm món ăn bổ sung. Một liệu trình tối thiểu 15 ngày. Với trường hợp người lớn muốn bồi bổ sức khỏe tối đa nên dùng khoảng 60-90 ngày.
Tuy nhiên, trong thời gian bồi dưỡng bằng trứng vịt lộn, cần kết hợp ăn uống đủ chất (nhất là rau, quả tươi sạch) làm việc, học tập đều có tiến bộ. Bỏ hẳn thuốc lá, thuốc lào, hạn chế bia rượu.
Thường xuyên tập luyện thể dục vừa sức.
Trường hợp sử dụng món trứng vịt lộn để cải thiện sức khoẻ lâu dài, cần hạn chế ăn các loại gan gia súc, gia cầm… hoặc uống thuốc có sinh tố A hàm lượng trên 1.000UI. Trứng vịt lộn trước khi sử dụng phải được rửa sạch, luộc chín.
Theo SK&ĐS