Trứng rất tốt cho sức khỏe, đấy là khi ăn đúng và đủ. Tuy nhiên, cũng có một số đối tượng nên hạn chế ăn trứng vì có thể ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Ăn trứng nào?
- Trứng gà: Trứng gà là loại trứng phổ biến nhất và cũng được tiêu thụ nhiều nhất. Trong trứng gà có hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng quý cho sức khỏe như: phôtpho, kẽm, kali, canxi và các loại vitamin đa dạng như vitamin A, D, E, B1, B2, D. Đặc biệt trong một quả trứng gà cũng có chứa tới 8 loại amino axit cơ bản cần thiết cho sức khỏe.
- Trứng vịt: Với kích thước gấp 30% so với trứng gà nhưng lượng calo trong trứng vịt cao gấp đôi trứng gà. Các amino axit trong hai loại trứng này tương tự nhau nhưng ở trứng vịt có chứa nhiều hơn về số lượng.
So với trứng gà thì trứng vịt có hàm lượng các chất như sau: Tinh bột, khoáng chất tương đương; lượng protein cao hơn; chất béo bão hòa và không bão hòa cao hơn; thành phần cholesterol cao hơn. Điều này lý giải vì sao những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn trứng vịt.
- Trứng cút: Mặc dù có kích cỡ nhỏ hơn nhiều so với trứng gà và trứng vịt nhưng trứng cút lại giàu dưỡng chất, ít chất béo hơn so với trứng gà và trứng vịt. Bên cạnh đó, trong trứng cút còn có chứa những loại amino axit, khoáng chất, vitamin tương tự như trứng gà và trứng vịt.
Ăn trứng luộc là bổ dưỡng nhất (Ảnh minh họa)
Trứng cút rất thích hợp cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi (là đối tượng dễ có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm). Hơn thế nữa, trứng cút còn rất có lợi trong quá trình phát triển trí não của bé.
Ăn bao nhiêu là đủ?
Lượng trứng ăn trong một tuần còn tùy theo từng nhóm đối tượng.
- Trẻ em: Trẻ nên ăn trứng gà vì trứng vịt chậm tiêu hơn, sẽ làm cho trẻ no lâu.
Bé 0-6 tháng tuổi chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 1-2 lần/tuần. Bé 1-2 tuổi ăn 2 quả/tuần. Trẻ 2 tuổi trở lên có thể ăn 3 quả/tuần.
Các bậc cha mẹ có thể cho bé ăn khoảng 3-4 quả trứng cút mỗi ngày mà không lo bé bị dị ứng.
- Người lớn: Người lớn chỉ nên ăn 3-4 quả/tuần dù là trứng gà hoặc trứng vịt. Ăn quá nhiều cơ thể sẽ không hấp thu hết chất dinh dưỡng, khi bị đào thải ra ngoài sẽ rất lãng phí.
- Phụ nữ mang thai: Người đang mang thai ăn nhiều trứng gà quá cũng không tốt, bởi nó sẽ gây ra những rắc rối về đường ruột. Cho nên người mang thai chỉ nên ăn nhiều nhất là 3 quả/tuần.
Những người nên hạn chế ăn trứng
Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất nhưng không phải ai cũng nên ăn trứng vì cholesterol trong trứng sẽ có thể ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu. Những nhóm đối tượng sau nên hạn chế ăn trứng:
- Những người bị mắc bệnh gan
- Người bị tăng mỡ máu
- Người bị bệnh tim mạch
- Người bị cao huyết áp
- Người bị tiểu đường
Những người hay bị dị ứng cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì trong trứng cũng có chất gây dị ứng.
Lưu ý khi ăn trứng
- Chỉ ăn trứng đã nấu chín kỹ: Trứng gà, trứng vịt hay trứng cút đi chăng nữa thì khi chưa nấu chín kĩ (như trứng chần, trứng tráng sơ qua...) sẽ có hàm lượng dinh dưỡng thấp và khiến cơ thể khó tiêu hóa. Hơn nữa, trứng chưa chín kĩ sẽ khiến cơ thể dễ mắc những loại vi khuẩn gây hại tồn tại sẵn trong trứng, ví dụ như vi khuẩn salmonella.
- Ăn trứng luộc là bổ dưỡng nhất: Trứng luộc có khả năng bảo toàn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn cả so với các loại trứng được chế biến kiểu khác.
- Ăn trứng chậm rãi: Ăn trứng chậm rãi mới đảm bảo hấp thụ dinh dưỡng và tiêu hóa tốt, tránh bị nghẹn khi ăn.
Ăn trứng nào?
- Trứng gà: Trứng gà là loại trứng phổ biến nhất và cũng được tiêu thụ nhiều nhất. Trong trứng gà có hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng quý cho sức khỏe như: phôtpho, kẽm, kali, canxi và các loại vitamin đa dạng như vitamin A, D, E, B1, B2, D. Đặc biệt trong một quả trứng gà cũng có chứa tới 8 loại amino axit cơ bản cần thiết cho sức khỏe.
- Trứng vịt: Với kích thước gấp 30% so với trứng gà nhưng lượng calo trong trứng vịt cao gấp đôi trứng gà. Các amino axit trong hai loại trứng này tương tự nhau nhưng ở trứng vịt có chứa nhiều hơn về số lượng.
So với trứng gà thì trứng vịt có hàm lượng các chất như sau: Tinh bột, khoáng chất tương đương; lượng protein cao hơn; chất béo bão hòa và không bão hòa cao hơn; thành phần cholesterol cao hơn. Điều này lý giải vì sao những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn trứng vịt.
- Trứng cút: Mặc dù có kích cỡ nhỏ hơn nhiều so với trứng gà và trứng vịt nhưng trứng cút lại giàu dưỡng chất, ít chất béo hơn so với trứng gà và trứng vịt. Bên cạnh đó, trong trứng cút còn có chứa những loại amino axit, khoáng chất, vitamin tương tự như trứng gà và trứng vịt.
Ăn trứng luộc là bổ dưỡng nhất (Ảnh minh họa)
Trứng cút rất thích hợp cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi (là đối tượng dễ có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm). Hơn thế nữa, trứng cút còn rất có lợi trong quá trình phát triển trí não của bé.
Ăn bao nhiêu là đủ?
Lượng trứng ăn trong một tuần còn tùy theo từng nhóm đối tượng.
- Trẻ em: Trẻ nên ăn trứng gà vì trứng vịt chậm tiêu hơn, sẽ làm cho trẻ no lâu.
Bé 0-6 tháng tuổi chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 1-2 lần/tuần. Bé 1-2 tuổi ăn 2 quả/tuần. Trẻ 2 tuổi trở lên có thể ăn 3 quả/tuần.
Các bậc cha mẹ có thể cho bé ăn khoảng 3-4 quả trứng cút mỗi ngày mà không lo bé bị dị ứng.
- Người lớn: Người lớn chỉ nên ăn 3-4 quả/tuần dù là trứng gà hoặc trứng vịt. Ăn quá nhiều cơ thể sẽ không hấp thu hết chất dinh dưỡng, khi bị đào thải ra ngoài sẽ rất lãng phí.
- Phụ nữ mang thai: Người đang mang thai ăn nhiều trứng gà quá cũng không tốt, bởi nó sẽ gây ra những rắc rối về đường ruột. Cho nên người mang thai chỉ nên ăn nhiều nhất là 3 quả/tuần.
Những người nên hạn chế ăn trứng
Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất nhưng không phải ai cũng nên ăn trứng vì cholesterol trong trứng sẽ có thể ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu. Những nhóm đối tượng sau nên hạn chế ăn trứng:
- Những người bị mắc bệnh gan
- Người bị tăng mỡ máu
- Người bị bệnh tim mạch
- Người bị cao huyết áp
- Người bị tiểu đường
Những người hay bị dị ứng cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì trong trứng cũng có chất gây dị ứng.
Lưu ý khi ăn trứng
- Chỉ ăn trứng đã nấu chín kỹ: Trứng gà, trứng vịt hay trứng cút đi chăng nữa thì khi chưa nấu chín kĩ (như trứng chần, trứng tráng sơ qua...) sẽ có hàm lượng dinh dưỡng thấp và khiến cơ thể khó tiêu hóa. Hơn nữa, trứng chưa chín kĩ sẽ khiến cơ thể dễ mắc những loại vi khuẩn gây hại tồn tại sẵn trong trứng, ví dụ như vi khuẩn salmonella.
- Ăn trứng luộc là bổ dưỡng nhất: Trứng luộc có khả năng bảo toàn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn cả so với các loại trứng được chế biến kiểu khác.
- Ăn trứng chậm rãi: Ăn trứng chậm rãi mới đảm bảo hấp thụ dinh dưỡng và tiêu hóa tốt, tránh bị nghẹn khi ăn.
Theo TTVN