➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
3 tháng sau, tổ trinh sát chốt tại phà Mỹ Thuận phát hiện một thanh niên đi xe đạp trông rất quen với dáng vẻ đáng ngờ. Phải chăng hắn là Võ Quốc Hải, đồng bọn thường gọi là Hải Xộp- một tên cướp cũng khét tiếng không kém Sơn “lụi”- mà 3 tháng trước, trinh sát đã tóm hụt hắn ở Sóc Trăng?
>> Kỳ 1: Tội ác đằng sau xác chết không đầu trôi sông
Các trinh sát liền bám theo. Đến trước trụ sở Công an huyện Bình Minh, bất ngờ anh ta đi thẳng vào làm các trinh sát chưng hửng.
Đại tá Phan Vĩnh Lạc kể lại vụ án với tác giả.
- Tôi là Nguyễn Văn Ba - đàn em của tên cướp khét tiếng Sơn “lụi”- xin đầu thú- người thanh niên nói với đồng chí trực ban hình sự công an huyện.
Khi đồng chí trực ban làm xong thủ tục tiếp nhận đầu thú thì các trinh sát cũng đã trao đổi xong nhận định của mình với các đồng chí lãnh đạo chuyên án SH89 đang thường trực tại Công an huyện Bình Minh. Theo các anh, nhiều khả năng kẻ đầu thú chính là Hải Xộp.
Sau khi giao nhiệm vụ cho các tổ, nhóm trinh sát, Trưởng Ban chuyên án Nguyễn Văn Ban và Phó Ban chuyên án Nguyên Văn Tân siết chặt tay nhau như để phối hợp ăn ý trong cuộc hỏi cung 2 đối tượng vô cùng quan trọng sẽ diễn ra theo sự sắp xếp của Ban chuyên án.
Đại tá Phan Vĩnh Lạc kể lại vụ án với tác giả.
Thực ra cuộc hỏi cung này mục đích là để làm lung lay tâm trí kẻ tự nộp mình đang ngồi làm tường trình ở dưới gác, đó là kẻ tự xưng tên Nguyễn Văn Ba - đàn em của Sơn “lụi”. Và rõ ràng là khi cuộc hỏi cung ở trên gác diễn ra thì Nguyễn Văn Ba không chú tâm mấy đến việc viết tường trình.
Hắn cố ý nghiêng tai để nghe “kẻ phản bội” nào đó đang khai với công an những điều tệ hại về mình. Hắn toát mồ hôi hột khi nghe rõ mồn một lời khẳng định “sẽ nhận ra Hải Xộp nếu gặp mặt”. Hắn càng tái mặt khi Đội trưởng Đội trọng án Phan Vĩnh Lạc vỗ vai:
- Sao bần thần người như thế Hải Xộp? Anh nghĩ cách đội lốt tên người khác có thể qua mặt được chúng tôi sao? Những lời khai của anh đều đổ tội cho Sơn “lụi”, nhưng chúng tôi có đủ tài liệu để chứng minh anh là một tên cướp cũng không thua kém Sơn “lụi”.
Anh đừng có giả vờ ngây thơ nữa. Anh cần người nhận mặt anh là Hải Xộp hay để tôi nói về anh khi anh còn là chiến sĩ Công an huyện Vị Thanh, hay xa hơn nữa là lúc anh làm du kích xã Vĩnh Điền ở Kiên Giang, hay sau đó là “đại ca” băng cướp Chín Rồng…
- Tôi biết tội, giờ tôi phải làm gì, thưa ông?
- Thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội là cách tốt nhất. Anh đầu thú đương nhiên được giảm nhẹ tội nhưng rất tiếc là động cơ đầu thú của anh lại không trong sáng. Anh lại đội lốt danh xưng người khác để trốn tránh tội lỗi của mình. Nhưng dẫu sao anh không để chúng tôi phải tiếp tục vất vả truy bắt cũng là tình tiết chúng tôi sẽ đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho anh. Anh khai rõ về cuộc đời mình, về những hành vi phạm pháp mà anh đã gây ra.
Đặt xấp giấy và cây bút trước mặt Hải Xộp, vị Trưởng Ban chuyên án Nguyễn Văn Ban rời bàn hỏi cung và nhắc anh chiến sĩ cảnh sát bảo vệ canh giữ Hải Xộp cẩn thận.
Gần một tiếng đồng hồ sau, vị Trưởng Ban chuyên án quay lại bàn hỏi cung cùng Phó Ban chuyên án Nguyễn Văn Tân. Ông tỏ vẻ hài lòng sau khi lướt qua những dòng tường trình khá thành khẩn của Hải Xộp.
Hắn dấn thân vào con đường cướp bóc sau khi bị sa thải khỏi ngành công an. Sau những chuyến thử sức, hắn vẫn chưa thật sự chứng tỏ được bản lĩnh nên cuối năm 1984, hắn gia nhập băng cướp Sơn “lụi”. Sau vài phi vụ làm ăn, cái tính bất phục dưới quyền kẻ khác xui hắn tuyên bố chia tay Sơn “lụi” và tự chiêu dụ 10 tên đàn em thành lập băng cướp Chín Rồng và tự phong là “đại ca Chín Rồng”.
Nhiều vụ cướp trên các tuyến sông Hậu đều có vai trò điều khiển và trực tiếp hành sự của Hải Xộp. Tuy Hải Xộp cố khuếch trương thanh thế và tuyên bố huênh hoang trên sông nước miền Tây, song uy danh của hắn vẫn xếp sau Sơn “lụi” một bậc xa.
Từ ngày Hải Xộp tuyên bố bất phục và ra đi, Sơn “lụi” cũng cay lắm, nhiều tên đàn em nóng máy xúi Sơn “lụi” cho Hải Xộp đi “mò tôm” nhưng Sơn “lụi” bảo: “Mấy thằng bay không biết cái đếch gì cả. Giết nó thì mình được cái gì, chỉ thêm dẫn lối cho bọn “cá” (ý chỉ công an) nó lần tìm mình, rồi cả bọn vô khám, chi bằng cứ để nó hoạt động tăng thêm mục tiêu làm cho bọn “cá” chẳng biết đâu mà lần có phải hay hơn không”.
Kể từ đó, chúng không quan tâm đến Hải Xộp nữa. Trong khi đó dù bất phục Sơn “lụi” nhưng đôi lúc Hải Xộp cùng đàn em lại hợp tác khi cần thiết. Đó là phi vụ vào chiều 15/4/1989. Hải Xộp cùng đàn em chạy xuồng từ An Giang về Cần Thơ thì gặp Sơn “lụi’ cùng đồng bọn đang “lang thang” trên sông Hậu thuộc khu vực bến Ninh Kiều.
Một cuộc nhậu tưng bừng diễn ra với những lời chúc tụng cho một cuộc hợp tác làm ăn lớn. Và ngay chập tối hôm ấy, cả 2 phe phối hợp một trận đánh cướp trên sông, thu chiến lợi phẩm là 5 chỉ vàng, 2 cái đồng hồ và một số tài sản của một nhà ghe. Và sau trận cướp đó, các nạn nhân chỉ biết băng cướp Sơn “lụi” là tác giả, không biết Hải Xộp là ai.
Một thời gian dài sau này, Sơn “lụi” vẫn chưa sa lưới, trong khi đàn em của Hải Xộp và của Sơn “lụi” đã lần lượt “xộ khám” khiến Hải Xộp lo sốt vó. Hắn cố công nhớ lại tên của một đàn em Sơn “lụi” mà hắn cho là có thể ẩn mình an toàn đó là tên Nguyễn Văn Ba- kẻ đã xúi Sơn “lụi” cho hắn đi “mò tôm” mà sau này hắn mới biết sự thật ấy.
Biết rõ thời điểm này công an đang ráo riết truy lùng Sơn “lụi” và nghĩ công an chưa biết rõ về mình nên Hải Xộp đội lốt tên Nguyễn Văn Ba để ra đầu thú mong được hưởng khoan hồng, đồng thời vạch tội Sơn “lụi” để lập công hòng “rửa tội” của mình. Nhưng mưu mô xảo quyệt của hắn đã bị các trinh sát và những nhà chỉ huy điều tra lão luyện lật tẩy.
Hải Xộp có tên đầy đủ là Nguyễn Văn Hải, xuất thân từ một gia đình nông dân có truyền thống cách mạng. Năm 1973, hắn vào du kích xã Vĩnh Điền (Kiên Giang). Sau giải phóng. Hắn công tác tại Công an huyện Vị Thanh (Cần Thơ). Sau đó, chuyển về Ban An ninh nội chính miền Nam. Năm 1978, khi đổi tiền, hắn bị một gia đình ở Quận 5 (Tp. HCM) mua chuộc nhờ đổi dùm tiền nên bị kỷ luật sa thải khỏi ngành công an.
(* Tên các đối tượng đã thay đổi)
Kỳ cuối: Kẻ cầm đầu sa lưới bởi sự gan dạ của một cô gái
Theo Thanh Nghị
Báo Vĩnh Long/Megafun.vn
>> Kỳ 1: Tội ác đằng sau xác chết không đầu trôi sông
Các trinh sát liền bám theo. Đến trước trụ sở Công an huyện Bình Minh, bất ngờ anh ta đi thẳng vào làm các trinh sát chưng hửng.
Đại tá Phan Vĩnh Lạc kể lại vụ án với tác giả.
- Tôi là Nguyễn Văn Ba - đàn em của tên cướp khét tiếng Sơn “lụi”- xin đầu thú- người thanh niên nói với đồng chí trực ban hình sự công an huyện.
Khi đồng chí trực ban làm xong thủ tục tiếp nhận đầu thú thì các trinh sát cũng đã trao đổi xong nhận định của mình với các đồng chí lãnh đạo chuyên án SH89 đang thường trực tại Công an huyện Bình Minh. Theo các anh, nhiều khả năng kẻ đầu thú chính là Hải Xộp.
Sau khi giao nhiệm vụ cho các tổ, nhóm trinh sát, Trưởng Ban chuyên án Nguyễn Văn Ban và Phó Ban chuyên án Nguyên Văn Tân siết chặt tay nhau như để phối hợp ăn ý trong cuộc hỏi cung 2 đối tượng vô cùng quan trọng sẽ diễn ra theo sự sắp xếp của Ban chuyên án.
Đại tá Phan Vĩnh Lạc kể lại vụ án với tác giả.
Thực ra cuộc hỏi cung này mục đích là để làm lung lay tâm trí kẻ tự nộp mình đang ngồi làm tường trình ở dưới gác, đó là kẻ tự xưng tên Nguyễn Văn Ba - đàn em của Sơn “lụi”. Và rõ ràng là khi cuộc hỏi cung ở trên gác diễn ra thì Nguyễn Văn Ba không chú tâm mấy đến việc viết tường trình.
Hắn cố ý nghiêng tai để nghe “kẻ phản bội” nào đó đang khai với công an những điều tệ hại về mình. Hắn toát mồ hôi hột khi nghe rõ mồn một lời khẳng định “sẽ nhận ra Hải Xộp nếu gặp mặt”. Hắn càng tái mặt khi Đội trưởng Đội trọng án Phan Vĩnh Lạc vỗ vai:
- Sao bần thần người như thế Hải Xộp? Anh nghĩ cách đội lốt tên người khác có thể qua mặt được chúng tôi sao? Những lời khai của anh đều đổ tội cho Sơn “lụi”, nhưng chúng tôi có đủ tài liệu để chứng minh anh là một tên cướp cũng không thua kém Sơn “lụi”.
Anh đừng có giả vờ ngây thơ nữa. Anh cần người nhận mặt anh là Hải Xộp hay để tôi nói về anh khi anh còn là chiến sĩ Công an huyện Vị Thanh, hay xa hơn nữa là lúc anh làm du kích xã Vĩnh Điền ở Kiên Giang, hay sau đó là “đại ca” băng cướp Chín Rồng…
- Tôi biết tội, giờ tôi phải làm gì, thưa ông?
- Thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội là cách tốt nhất. Anh đầu thú đương nhiên được giảm nhẹ tội nhưng rất tiếc là động cơ đầu thú của anh lại không trong sáng. Anh lại đội lốt danh xưng người khác để trốn tránh tội lỗi của mình. Nhưng dẫu sao anh không để chúng tôi phải tiếp tục vất vả truy bắt cũng là tình tiết chúng tôi sẽ đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho anh. Anh khai rõ về cuộc đời mình, về những hành vi phạm pháp mà anh đã gây ra.
Đặt xấp giấy và cây bút trước mặt Hải Xộp, vị Trưởng Ban chuyên án Nguyễn Văn Ban rời bàn hỏi cung và nhắc anh chiến sĩ cảnh sát bảo vệ canh giữ Hải Xộp cẩn thận.
Gần một tiếng đồng hồ sau, vị Trưởng Ban chuyên án quay lại bàn hỏi cung cùng Phó Ban chuyên án Nguyễn Văn Tân. Ông tỏ vẻ hài lòng sau khi lướt qua những dòng tường trình khá thành khẩn của Hải Xộp.
Hắn dấn thân vào con đường cướp bóc sau khi bị sa thải khỏi ngành công an. Sau những chuyến thử sức, hắn vẫn chưa thật sự chứng tỏ được bản lĩnh nên cuối năm 1984, hắn gia nhập băng cướp Sơn “lụi”. Sau vài phi vụ làm ăn, cái tính bất phục dưới quyền kẻ khác xui hắn tuyên bố chia tay Sơn “lụi” và tự chiêu dụ 10 tên đàn em thành lập băng cướp Chín Rồng và tự phong là “đại ca Chín Rồng”.
Nhiều vụ cướp trên các tuyến sông Hậu đều có vai trò điều khiển và trực tiếp hành sự của Hải Xộp. Tuy Hải Xộp cố khuếch trương thanh thế và tuyên bố huênh hoang trên sông nước miền Tây, song uy danh của hắn vẫn xếp sau Sơn “lụi” một bậc xa.
Từ ngày Hải Xộp tuyên bố bất phục và ra đi, Sơn “lụi” cũng cay lắm, nhiều tên đàn em nóng máy xúi Sơn “lụi” cho Hải Xộp đi “mò tôm” nhưng Sơn “lụi” bảo: “Mấy thằng bay không biết cái đếch gì cả. Giết nó thì mình được cái gì, chỉ thêm dẫn lối cho bọn “cá” (ý chỉ công an) nó lần tìm mình, rồi cả bọn vô khám, chi bằng cứ để nó hoạt động tăng thêm mục tiêu làm cho bọn “cá” chẳng biết đâu mà lần có phải hay hơn không”.
Kể từ đó, chúng không quan tâm đến Hải Xộp nữa. Trong khi đó dù bất phục Sơn “lụi” nhưng đôi lúc Hải Xộp cùng đàn em lại hợp tác khi cần thiết. Đó là phi vụ vào chiều 15/4/1989. Hải Xộp cùng đàn em chạy xuồng từ An Giang về Cần Thơ thì gặp Sơn “lụi’ cùng đồng bọn đang “lang thang” trên sông Hậu thuộc khu vực bến Ninh Kiều.
Một cuộc nhậu tưng bừng diễn ra với những lời chúc tụng cho một cuộc hợp tác làm ăn lớn. Và ngay chập tối hôm ấy, cả 2 phe phối hợp một trận đánh cướp trên sông, thu chiến lợi phẩm là 5 chỉ vàng, 2 cái đồng hồ và một số tài sản của một nhà ghe. Và sau trận cướp đó, các nạn nhân chỉ biết băng cướp Sơn “lụi” là tác giả, không biết Hải Xộp là ai.
Một thời gian dài sau này, Sơn “lụi” vẫn chưa sa lưới, trong khi đàn em của Hải Xộp và của Sơn “lụi” đã lần lượt “xộ khám” khiến Hải Xộp lo sốt vó. Hắn cố công nhớ lại tên của một đàn em Sơn “lụi” mà hắn cho là có thể ẩn mình an toàn đó là tên Nguyễn Văn Ba- kẻ đã xúi Sơn “lụi” cho hắn đi “mò tôm” mà sau này hắn mới biết sự thật ấy.
Biết rõ thời điểm này công an đang ráo riết truy lùng Sơn “lụi” và nghĩ công an chưa biết rõ về mình nên Hải Xộp đội lốt tên Nguyễn Văn Ba để ra đầu thú mong được hưởng khoan hồng, đồng thời vạch tội Sơn “lụi” để lập công hòng “rửa tội” của mình. Nhưng mưu mô xảo quyệt của hắn đã bị các trinh sát và những nhà chỉ huy điều tra lão luyện lật tẩy.
Hải Xộp có tên đầy đủ là Nguyễn Văn Hải, xuất thân từ một gia đình nông dân có truyền thống cách mạng. Năm 1973, hắn vào du kích xã Vĩnh Điền (Kiên Giang). Sau giải phóng. Hắn công tác tại Công an huyện Vị Thanh (Cần Thơ). Sau đó, chuyển về Ban An ninh nội chính miền Nam. Năm 1978, khi đổi tiền, hắn bị một gia đình ở Quận 5 (Tp. HCM) mua chuộc nhờ đổi dùm tiền nên bị kỷ luật sa thải khỏi ngành công an.
(* Tên các đối tượng đã thay đổi)
Kỳ cuối: Kẻ cầm đầu sa lưới bởi sự gan dạ của một cô gái
Theo Thanh Nghị
Báo Vĩnh Long/Megafun.vn