[h=1][/h]
Một giáo sư từ Đại học Princeton (Mỹ) đã nghiên cứu và tìm ra một loại dụng cụ tránh thai khẩn cấp có tỉ lệ an toàn xấp xỉ 100%, đạt hiệu quả vượt trội so với thuốc tránh thai khẩn cấp hiện nay.
Các nhà khoa học đã tính toán được rằng biện pháp tránh thai này mang lại hiệu quả gần như 100%, có thể sử dụng 5 ngày sau khi đã quan hệ tình dục. Trong khi đó, thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có độ rủi ro là 3% và chỉ ngăn chặn thụ thai trong vòng 72 giờ.
Giáo sư James Trussell, làm việc tại Đại học Princeton (Mỹ), cho biết các bác sĩ và y tá chỉ mất khoảng 5-10 phút để đặt các “cuộn dây” vào tử cung người phụ nữ. Chi phí cho một lần đặt vòng dự tính 120 USD (hơn 2,5 triệu đồng). Trong thời gian tới, các nhà khoa học sẽ tính toán sản xuất với chi phí thấp để đến tay người nghèo.
Dụng cụ tránh thai mới chỉ có nguy cơ 0,09% thất bại
Các cuộn dây, được gọi là dụng cụ tử cung (IUD), với kích thước phù hợp lứa tuổi và được trang bị bên trong tử cung tối đa là 5 năm. Dụng cụ này hoạt động bằng cách tiết ra chất đồng làm thay đổi các chất dịch tử cung, không cho tinh trùng thụ tinh với trứng hoặc ngăn chặn trứng đã thụ tinh đi "lang thang" dọc theo ống dẫn trứng và cấy trong bụng mẹ.
Các bác sĩ đã tiến hành 42 nghiên cứu liên quan đến 7.034 phụ nữ để so sánh hiệu quả của cuộn dây tránh thai so với thuốc tránh thai khẩn cấp hiện hành. Kết quả cho thấy cuộn dây đồng có tỉ lệ thất bại trung bình là 0,09%, trong khi thuốc tránh thai khẩn cấp có rủi ro dao động từ 1-3%.
Giáo sư Trussell, người phát minh dụng cụ tránh thai này, hy vọng rằng phát minh sẽ giúp giảm thiểu tình trạng mang thai ngoài ý muốn và các hệ lụy khác.
Một giáo sư từ Đại học Princeton (Mỹ) đã nghiên cứu và tìm ra một loại dụng cụ tránh thai khẩn cấp có tỉ lệ an toàn xấp xỉ 100%, đạt hiệu quả vượt trội so với thuốc tránh thai khẩn cấp hiện nay.
Các nhà khoa học đã tính toán được rằng biện pháp tránh thai này mang lại hiệu quả gần như 100%, có thể sử dụng 5 ngày sau khi đã quan hệ tình dục. Trong khi đó, thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có độ rủi ro là 3% và chỉ ngăn chặn thụ thai trong vòng 72 giờ.
Giáo sư James Trussell, làm việc tại Đại học Princeton (Mỹ), cho biết các bác sĩ và y tá chỉ mất khoảng 5-10 phút để đặt các “cuộn dây” vào tử cung người phụ nữ. Chi phí cho một lần đặt vòng dự tính 120 USD (hơn 2,5 triệu đồng). Trong thời gian tới, các nhà khoa học sẽ tính toán sản xuất với chi phí thấp để đến tay người nghèo.
Dụng cụ tránh thai mới chỉ có nguy cơ 0,09% thất bại
Các cuộn dây, được gọi là dụng cụ tử cung (IUD), với kích thước phù hợp lứa tuổi và được trang bị bên trong tử cung tối đa là 5 năm. Dụng cụ này hoạt động bằng cách tiết ra chất đồng làm thay đổi các chất dịch tử cung, không cho tinh trùng thụ tinh với trứng hoặc ngăn chặn trứng đã thụ tinh đi "lang thang" dọc theo ống dẫn trứng và cấy trong bụng mẹ.
Các bác sĩ đã tiến hành 42 nghiên cứu liên quan đến 7.034 phụ nữ để so sánh hiệu quả của cuộn dây tránh thai so với thuốc tránh thai khẩn cấp hiện hành. Kết quả cho thấy cuộn dây đồng có tỉ lệ thất bại trung bình là 0,09%, trong khi thuốc tránh thai khẩn cấp có rủi ro dao động từ 1-3%.
Giáo sư Trussell, người phát minh dụng cụ tránh thai này, hy vọng rằng phát minh sẽ giúp giảm thiểu tình trạng mang thai ngoài ý muốn và các hệ lụy khác.
Theo Hoa Lê
NLĐ
NLĐ