Chị em có thể vô tình khiến mình trở thành vô sinh chỉ vì những lý do rất... tự nhiên như: tự nhiên tắt kinh, kinh nguyệt thất thường hoặc viêm nhiễm kéo dài.
"Không lên" thì thôi
Có kinh từ năm 15 tuổi nhưng đến năm 20 tuổi, chị L.T.T (Nam Định) bỗng nhiên thấy kinh nguyệt có dấu hiệu ít dần và sau đó ngưng hẳn. Cứ nghĩ kinh nguyệt thất thường, chưa ổn định mà thôi nên chị L.T.T. không mấy bận tâm.
Hơn nữa, chị T. còn thản nhiên nghĩ rằng "không có càng đỡ bận tâm, khi nào cần thì uống thuốc cho nó xuất hiện trở lại là được". Bẵng đi mấy năm sau, đến khi lập gia đình và gặp khó khăn trong chuyện quan hệ vợ chồng chị T. mới bắt đầu lo lắng.
Đến khám ở bệnh viện Phụ sản, chị T. mới giật mình khi biết buồng trứng của chị bị teo do bị tắc kinh quá lâu, không được chữa trị kịp thời, khả năng có con của chị là rất thấp.
"Đều đặn" là được
Chị Hoàng T. X. (28 tuổi, Đà Nẵng) lập gia đình được 2 năm. Với tư tưởng "vợ chồng son một con thành bốn" nên vợ chồng chị X. quyết định "ăn chơi" vài năm đã rồi mới tính đến chuyện con cái.
Vậy là, cho dù chu kì kinh nguyệt khá thất thường, có tháng kéo dài 10 ngày mới hết, có tháng chỉ có 1-2 ngày, thậm chí 3-4 tháng mới thấy kinh một lần nhưng chị X. không hề bận tâm. Chị nghĩ, do ăn uống, chế độ sinh hoạt của vợ chồng thì chuyện "đèn đỏ" trồi, sụt là bình thường.
Ảnh minh họa
Có ai khuyên nên đi khám và chữa trị thì chị X. đều tỏ ra rất tự tin: "Khi nào cần sinh em bé thì uống thuốc cho kinh nguyệt đều đặn là được".
Thế nhưng, dù đã uống nhiều thuốc, kinh nguyệt đã đều trở lại hơn 1 năm nay nhưng tin vui thì vẫn... bặt vô âm tín. Chỉ đến khi đi khám ở một phòng khám sản khoa ở Đà Nẵng, chị X. mới biết mình đã bị dính buồng trứng, chứ́c năng của buồng trứng bị suy giảm nghiêm trọng, khả năng thụ thai là rất thấp.
Viêm nhiễm là chuyện... đương nhiên
Ai cũng biết huyết trắng (khí hư) thường tiết ra quanh ngày rụng trứng, có thể kéo dài 3-5 ngày và nó là hiện tượng bình thường. Nhưng trường hợp huyết trắng kéo dài cả tháng như chị Thanh Thúy (27 tuổi, Hà Nội) là điều hết sức không bình thường.
Vì không thấy có mùi hôi nên chị Thanh Thúy chủ quan cho rằng do chị thường xuyên thức khuya nên mới bị vậy. Hàng ngày, chị tích cực dùng các loại thuốc, nước rửa vệ sinh phụ nữ mà chị tự mua ở hiệu thuốc.
Đến khi thường xuyên bị đau bụng dữ dội, chị Thúy mới quyết định đi khám. Trong lúc ngồi chờ những xét nghiệm cuối cùng tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, chị Thúy nước mắt ngắn dài khi những kết luận trước đó của bác sĩ đã khẳng định chị bị viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung lên đến vòi trứng làm tắc hai vòi trứng và đe dọa khả năng làm mẹ của chị.
Theo các chuyên gia tư vấn sức khỏe sinh sản thì yếu tố kinh nguyệt bất thường và viêm nhiễm âm đạo đều có thể dẫn đến hậu quả là vô sinh ở nữ giới.
Về trường hợp của chị L.T.T, sự tắc kinh bất thường có thể liên quan đến nhiều biến cố hoặc do suy buồng trứng và các mạch máu nuôi buồng trứng bị ảnh hưởng. Hiện tượng này diễn ra từ từ như một người mãn kinh cho dù người phụ nữ vẫn còn rất trẻ.
Tuy nhiên, hầu hết các nguyên nhân bất thường ở cơ quan sinh dục đều có thể phát hiện được nhờ siêu âm, xét nghiệm máu để đo nồng độ nội tiết và có những giải pháp điều trị khác nhau. Vấn đề quan trọng nhất là phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Còn trường hợp của chị T.X., có thể nguyên nhân lại chính là do thuốc uống nội tiết. Chị X. cho rằng chỉ cần uống thuốc cho kinh nguyệt đều đặn là có thể mang thai nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm.
Thuốc có thể làm cho người phụ nữ có kinh trở lại, nhưng không có nghĩa là trị được nguyên nhân chính liên quan đến chức năng của buồng trứng. Thậm chí, đa số những thuốc làm cho ra kinh còn ức chế hoạt động của buồng trứng.
Theo một khảo sát tại BV Đa khoa trung ương Cần Thơ trên 408 phụ nữ, công bố vào năm 2010 thì tỷ lệ viêm âm đạo do nhiễm khuẩn là 25,7%, viêm âm đạo do nấm Candida là 10% và viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas vaginalis là 2,7%.
Một trong những yếu tố chính liên quan đến viêm âm đạo chính là thói quen thụt rửa âm đạo, âm hộ bằng dung dịch sát khuẩn không theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Ngày nay, có rất nhiều loại thuốc diệt khuẩn, chống viêm âm đạo được bày bán ở các hiệu thuốc mà không rõ chất lượng và độ an toàn khi sử dụng ra sao.
Vì vậy, để tránh hậu quả đáng tiếc, chị em nên vệ sinh hàng ngày bằng nước sạch. Dung dịch rửa chỉ nên dùng vào những ngày có nguy cơ nhiễm trùng, như trong kỳ kinh nguyệt và theo chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng dung dịch thường xuyên sẽ làm khô âm hộ - âm đạo, đồng thời việc thay đổi môi trường âm hộ sẽ tạo điều kiện cho viêm nhiễm.
"Không lên" thì thôi
Có kinh từ năm 15 tuổi nhưng đến năm 20 tuổi, chị L.T.T (Nam Định) bỗng nhiên thấy kinh nguyệt có dấu hiệu ít dần và sau đó ngưng hẳn. Cứ nghĩ kinh nguyệt thất thường, chưa ổn định mà thôi nên chị L.T.T. không mấy bận tâm.
Hơn nữa, chị T. còn thản nhiên nghĩ rằng "không có càng đỡ bận tâm, khi nào cần thì uống thuốc cho nó xuất hiện trở lại là được". Bẵng đi mấy năm sau, đến khi lập gia đình và gặp khó khăn trong chuyện quan hệ vợ chồng chị T. mới bắt đầu lo lắng.
Đến khám ở bệnh viện Phụ sản, chị T. mới giật mình khi biết buồng trứng của chị bị teo do bị tắc kinh quá lâu, không được chữa trị kịp thời, khả năng có con của chị là rất thấp.
"Đều đặn" là được
Chị Hoàng T. X. (28 tuổi, Đà Nẵng) lập gia đình được 2 năm. Với tư tưởng "vợ chồng son một con thành bốn" nên vợ chồng chị X. quyết định "ăn chơi" vài năm đã rồi mới tính đến chuyện con cái.
Vậy là, cho dù chu kì kinh nguyệt khá thất thường, có tháng kéo dài 10 ngày mới hết, có tháng chỉ có 1-2 ngày, thậm chí 3-4 tháng mới thấy kinh một lần nhưng chị X. không hề bận tâm. Chị nghĩ, do ăn uống, chế độ sinh hoạt của vợ chồng thì chuyện "đèn đỏ" trồi, sụt là bình thường.
Ảnh minh họa
Có ai khuyên nên đi khám và chữa trị thì chị X. đều tỏ ra rất tự tin: "Khi nào cần sinh em bé thì uống thuốc cho kinh nguyệt đều đặn là được".
Thế nhưng, dù đã uống nhiều thuốc, kinh nguyệt đã đều trở lại hơn 1 năm nay nhưng tin vui thì vẫn... bặt vô âm tín. Chỉ đến khi đi khám ở một phòng khám sản khoa ở Đà Nẵng, chị X. mới biết mình đã bị dính buồng trứng, chứ́c năng của buồng trứng bị suy giảm nghiêm trọng, khả năng thụ thai là rất thấp.
Viêm nhiễm là chuyện... đương nhiên
Ai cũng biết huyết trắng (khí hư) thường tiết ra quanh ngày rụng trứng, có thể kéo dài 3-5 ngày và nó là hiện tượng bình thường. Nhưng trường hợp huyết trắng kéo dài cả tháng như chị Thanh Thúy (27 tuổi, Hà Nội) là điều hết sức không bình thường.
Vì không thấy có mùi hôi nên chị Thanh Thúy chủ quan cho rằng do chị thường xuyên thức khuya nên mới bị vậy. Hàng ngày, chị tích cực dùng các loại thuốc, nước rửa vệ sinh phụ nữ mà chị tự mua ở hiệu thuốc.
Đến khi thường xuyên bị đau bụng dữ dội, chị Thúy mới quyết định đi khám. Trong lúc ngồi chờ những xét nghiệm cuối cùng tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, chị Thúy nước mắt ngắn dài khi những kết luận trước đó của bác sĩ đã khẳng định chị bị viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung lên đến vòi trứng làm tắc hai vòi trứng và đe dọa khả năng làm mẹ của chị.
Theo các chuyên gia tư vấn sức khỏe sinh sản thì yếu tố kinh nguyệt bất thường và viêm nhiễm âm đạo đều có thể dẫn đến hậu quả là vô sinh ở nữ giới.
Về trường hợp của chị L.T.T, sự tắc kinh bất thường có thể liên quan đến nhiều biến cố hoặc do suy buồng trứng và các mạch máu nuôi buồng trứng bị ảnh hưởng. Hiện tượng này diễn ra từ từ như một người mãn kinh cho dù người phụ nữ vẫn còn rất trẻ.
Tuy nhiên, hầu hết các nguyên nhân bất thường ở cơ quan sinh dục đều có thể phát hiện được nhờ siêu âm, xét nghiệm máu để đo nồng độ nội tiết và có những giải pháp điều trị khác nhau. Vấn đề quan trọng nhất là phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Còn trường hợp của chị T.X., có thể nguyên nhân lại chính là do thuốc uống nội tiết. Chị X. cho rằng chỉ cần uống thuốc cho kinh nguyệt đều đặn là có thể mang thai nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm.
Thuốc có thể làm cho người phụ nữ có kinh trở lại, nhưng không có nghĩa là trị được nguyên nhân chính liên quan đến chức năng của buồng trứng. Thậm chí, đa số những thuốc làm cho ra kinh còn ức chế hoạt động của buồng trứng.
Theo một khảo sát tại BV Đa khoa trung ương Cần Thơ trên 408 phụ nữ, công bố vào năm 2010 thì tỷ lệ viêm âm đạo do nhiễm khuẩn là 25,7%, viêm âm đạo do nấm Candida là 10% và viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas vaginalis là 2,7%.
Một trong những yếu tố chính liên quan đến viêm âm đạo chính là thói quen thụt rửa âm đạo, âm hộ bằng dung dịch sát khuẩn không theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Ngày nay, có rất nhiều loại thuốc diệt khuẩn, chống viêm âm đạo được bày bán ở các hiệu thuốc mà không rõ chất lượng và độ an toàn khi sử dụng ra sao.
Vì vậy, để tránh hậu quả đáng tiếc, chị em nên vệ sinh hàng ngày bằng nước sạch. Dung dịch rửa chỉ nên dùng vào những ngày có nguy cơ nhiễm trùng, như trong kỳ kinh nguyệt và theo chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng dung dịch thường xuyên sẽ làm khô âm hộ - âm đạo, đồng thời việc thay đổi môi trường âm hộ sẽ tạo điều kiện cho viêm nhiễm.
Theo TTVN